Hỏi đáp: Răng đã lấy tủy thì tồn tại được bao lâu?

Tủy răng về bản chất là tổ chức liên kết chứa các dây thần kinh và mạch máu nằm ở giữa răng. Tủy có vai trò là mạch sống nuôi dưỡng răng và nhận diện cảm xúc, bởi vậy khi tủy răng bị tổn thương sẽ gây nên tình trạng nhiễm trùng, viêm tủy nặng nhất là chết tủy nên sẽ cần điều trị tủy để khắc phục. Vậy răng đã lấy tồn tại được bao lâu? Chúng ta cùng tìm hiểu thông tin trong bài viết dưới đây. 

Răng đã lấy tủy tồn tại được bao lâu?

Với 1 chiếc răng bình thường trên cung hàm là răng còn tủy sống thì thời gian tồn tại có thể là suốt đời nếu được chăm sóc tốt. Còn răng đã lấy tủy tồn tại được bao lâu thì do những chiếc răng này đã lấy tủy nên cấu trúc răng sẽ không còn bền vững, men răng, ngà răng cũng sẽ yếu hơn nên tuổi thọ của răng bị suy giảm đáng kể. Thời gian sử dụng răng đã lấy tủy sẽ chỉ dao động từ 10 – 15 năm trong điều kiện chăm sóc tốt.

Các yếu tố quyết định vấn đề răng sau lấy tủy tồn tại được bao lâu gồm: 

– Chế độ ăn uống, vệ sinh răng miệng 

– Bạn cần theo dõi sát sao các biểu hiện sau lấy tủy, nếu có biểu hiện đau nhức cần báo bác sĩ ngay. 

– Phương pháp bạn lựa chọn để bảo vệ răng sau lấy tủy 

Sau lấy tủy bạn có thể thực hiện hàn răng để hỗ trợ ăn nhai tốt hơn nhưng để phục hồi chức năng tự nhiên của răng như trước thì bạn nên thực hiện bọc răng sứ vừa để bảo tồn răng thật vừa đảm bảo khả năng ăn nhai chắc chắn và tăng tuổi thọ cho răng sau chữa tủy. 

Bác sĩ nha khoa khuyên bạn sau khi điều trị tủy thì nên bọc răng sứ. Khi bạn tới nha khoa Thùy Anh thăm khám thì tùy vào mức độ nặng nhẹ, nhu cầu của bạn mà bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn giải pháp tốt nhất. 

Tại sao cần bọc sứ sau lấy tủy?

Tủy được ví là trái tim của răng, nó là nguồn cung cấp dinh dưỡng giúp duy trì sự sống và bảo vệ răng khỏe mạnh. Vì một số nguyên nhân như răng bị sâu, vỡ nặng, viêm nhiễm nên cần điều trị tủy để tránh gây đau nhức. Răng sau lấy tủy sẽ gặp các vấn đề như: 

– Giảm độ bền chắc: Răng sau khi lấy tủy sẽ bị cắt nguồn cung cấp dinh dưỡng nên độ bền sẽ giảm dần theo thời gian. 

– Răng giòn và dễ vỡ: Khi răng bị mất tủy thì men răng và ngà răng cũng không còn độ đàn hồi, dẻo dai. Nên khi ăn nhai thức ăn sẽ khiến răng khó thích nghi với tác động nhiệt và ngoại lực nên dễ vỡ dọc hoặc gãy ngang thân răng.

– Sức nhai bị giảm: Vì không còn tủy nên răng sẽ bị mất đi độ bền chắc, không có khả năng nhận biết được tính chất của đồ ăn để điều chỉnh lực nhai phù hợp nên răng lấy tủy dễ gãy vỡ hơn răng bình thường. 

– Răng bị mòn: Tủy có vai trò tạo ngà răng liên tục để bồi đắp lại những tổn thương của răng khi ăn nhai. Với những răng đã lấy tủy thì ngà răng không còn được tái tạo liên tục nữa dẫn tới  trình trạng răng mòn dần theo thời gian.

– Răng đã lấy tủy có nguy cơ sâu trở lại: Khi ăn nhai, mảng bám của thức ăn bị kẹt tại lỗ hổng trên bề mặt răng, kẽ răng rất khó làm sạch. Những mảng bám này sẽ hình thành nên ổ vi khuẩn làm sâu răng tái phát, đồng thời gây ra hôi miệng, cao răng và các bệnh lý răng miệng khác.

Bởi vậy việc bọc sứ cho răng sau khi điều trị tủy sẽ giúp bạn phòng tránh các nguy cơ kể trên, đảm bảo khả năng ăn nhai chắc chắn, tránh nguy cơ mắc cài bệnh răng miệng và bảo vệ phần răng thật còn lại khỏi các nguy cơ bị mòn, hay sức nhai giảm sút. 

>>> Xem thêm: Lấy tủy răng có đau không? 

Cách chăm sóc răng sau khi chữa tủy 

Như đã phân tích ở trên thì răng đã lấy tủy thì sẽ mất đi độ bền, không còn dẻo dai như trước nên răng sau lấy tủy tồn tại được bao lâu phụ thuộc rất nhiều vào chế độ ăn uống cũng như vệ sinh răng miệng của bạn: 

– Chế độ dinh dưỡng: Hạn chế ăn thực phẩm quá dai, quá cứng, tránh cắn, nhai trực tiếp tại vị trí chiếc răng đã lấy tủy. Không ăn đồ quá cay, quá nóng hoặc quá chua vì các tổ chức răng không thích ứng kịp dẫn đến gãy vỡ răng.

– Vệ sinh răng miệng: Đây là yếu tố quan trọng trong việc quyết định răng sau lấy tủy tồn tại được bao lâu. Theo khuyến nghị từ bác sĩ, bạn cần chải răng đều đặn 2 lần/ngày và chú ý làm sạch kẽ răng, chân răng, lợi để ngăn ngừa vi khuẩn phát triển.

Mỗi người nên thay bàn chải khoảng 3 tháng 1 lần để tránh vi khuẩn tích tụ trên bài chải gây hại cho răng miệng cũng như để đầu chải không gây tổn thương cho răng lợi. 

– Thăm khám định kỳ: Bạn nên tới nha khoa thăm khám, kiểm tra răng miệng định kỳ 6 tháng/ lần để bác sĩ lấy cao răng, kiểm tra và điều trị kịp thời các bệnh lý răng miệng giúp răng đã đã lấy tủy luôn sạch sẽ và không tái phát sâu răng.

Răng đã lấy tủy tồn tại được bao lâu phụ thuộc rất nhiều vào sự thành công của ca điều trị cũng như chế độ chăm sóc sau lấy tủy. Vì vậy bạn hãy lựa chọn địa chỉ chữa tủy uy tín để đảm bảo quá trình diễn ra an toàn, hiệu quả.  

Tại nha khoa Thùy Anh, chúng tôi đang ứng dụng hệ thống trâm máy nội nha cùng với hệ thống các dung dịch bơm rửa như Javen, Chlorhexidine, EDTA… thì có thể đảm bảo việc lấy hết tủy, loại trừ hết các vi khuẩn, viêm nhiễm một cách an toàn và hiệu quả nhất cho bạn. 

>>> Xem thêm: https://nhakhoathuyanh.com/chua-tuy-rang-trai-qua-nhung-buoc-nhu-the-nao/

NHA KHOA THÙY ANH – HỆ THỐNG NHA KHOA UY TÍN HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

‍‍Chuyên sâu về: Niềng răng, trồng răng implant, trồng răng toàn hàm all on 4, nhổ răng khôn, điều trị cười hở lợi, bọc răng sứ, dán sứ veneer, điều trị khớp thái dương hàm…

Hotline: 0869.800.318 – 0965.800.318

Fanpage: fb.com/Thuyanhclinic.HN

Youtube: Youtube.com/nhakhoathuyanh

One thought on “Hỏi đáp: Răng đã lấy tủy thì tồn tại được bao lâu?

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bài viết cùng chuyên mục