Cắt lợi, tạo hình xương ổ răng có làm yếu răng không? Nha khoa Thùy Anh

Sau khi cắt lợi, tạo hình xương thì có làm răng yếu đi không, về già có bị rụng sớm hay không là câu hỏi nhiều bạn thường hay thắc mắc trước khi có quyết định thực hiện điều trị cười hở lợi. Bác sĩ Tùng đến từ chuyên khoa phục hình và phẫu thuật trong miệng tại nha khoa Thùy Anh sẽ giải đáp vấn đề này trong bài viết dưới đây. 

Răng thế nào gọi là khỏe?

Đầu tiên là tỷ lệ chân răng/thân răng phải lơn hơn 1. Nghĩa là phần chân răng nằm trong xương hàm phải lớn hơn phần thân răng lộ ra bên ngoài. Điều này đảm bảo răng có một nền móng vững chắc. 

Chiều dài chân răng cửa giữa trung bình khoảng 13mm, chiều dài thân răng là 10,5mm. Vậy nên dù cắt lợi thì nha sĩ vẫn phải đảm bảo chiều dài tối đa răng cửa 10,5mm. Không nên vượt qua con số này vì có thể khiến chiếc răng quá dài cũng như gây yếu sau này do không đảm bảo tỷ lệ cần thiết. Nếu răng yếu đi là do nha sĩ đã cắt lẹm quá mức vào xương hàm, và đây thì gọi là 1 biến chứng chứng không phải đặc tính của thủ thuật. 

Giải phẫu bình thường của răng

Một số điểm mốc giải phẫu quan trọng cần nhớ gồm: ranh giới men răng, phần xương ổ bao quanh răng, vùng lợi phủ lên cổ răng.

Đây là hình ảnh răng phân bố trong xương hàm với góc nhìn đã bóc tách hết mô mềm, khi phóng to sẽ được hình ảnh sau đây:

Về phương diện mô học có nhiều định danh từng vùng khác nhau. Tuy nhiên các bạn để ý, phần ranh giới men răng (thấp nhất của men răng) luôn nằm cách xương ổ khoảng 1-2mm. Phần men răng là phần cố định, phần xương hàm nha sĩ có thể thay đổi, nghĩa là gọt xương cho răng dài ra. Vậy thì để đảm bảo răng luôn khỏe sau cắt nha sĩ phải gọt sao cho đường nối men răng – cement chân răng đến xương là 1-2 mm. 

Nếu đảm bảo được tỷ lệ đó thì chúng ta sẽ có một chiếc răng mới sinh lý và không có vấn đề gì về tuổi thọ lâu dài. 

Nhiều bạn nghe nói về tình trạng rối loạn mọc răng thụ động, hay là mọc răng thụ động trễ. Bạn có thể search y văn trên internet bằng từ khóa: “altered passive eruption”. Nó khá là phức tạp nhưng với các bạn bệnh nhân có thể hiểu đơn giản: 

– Quá trình mọc răng sẽ có 2 giai đoạn, giai đoạn 1 mọc ra khỏi khoang miệng, chúng ta nhìn thấy răng trồi lên để tiếp khớp. Đây là mọc răng chủ động, sau kết thúc quá trình mọc răng chủ động, lợi và xương hàm sẽ đi xuống dưới, cho đến khi xương nằm dưới đường men răng khoảng 1mm, đường lợi cách đường men khoảng 1,5 – 2mm. Tỷ lệ này là tương quan bình thường của 1 chiếc răng. Tuy nhiên nếu có bất thường, lợi và xương không tụt xuống tức là mọc răng thụ động bị rối loạn. Thì chúng ta sẽ thấy thân răng bệnh nhân ngắn, thân răng ngắn cộng với nhô xương ổ có thể khiến hở lợi nặng thêm. Và nhiệm vụ của nha sĩ khi đó là phẫu thuật để các tỷ lệ về lại bình thường. 

>>> Xem thêm: https://nhakhoathuyanh.com/dieu-tri-cuoi-ho-loi-o-dau-dam-bao-an-toan-khong-tai-phat/

Hình minh họa A, B có mọc răng thụ động nhưng giới hạn ở vùng lợi xương bình thường (xương nằm dưới đường men răng 2mm). Hình C, D cả lợi và xương đều bất thường.
Hình minh họa thân răng ngắn do mọc răng thụ động rối loạn dẫn đến thân răng ngắn. Sử dụng phương pháp cắt lợi để làm dài đưa thân răng về tỷ lệ chuẩn.

Tóm lại, tình trạng hở lợi do mọc răng thụ động thay đổi (altered passive eruption) là bất thường về chiều dài răng, phẫu thuật là để có được 1 thân răng dài như bình thường. Cho nên can thiệp này không gây ra sự yếu đi của răng nếu nha sĩ hiểu cũng như tuân thủ quy tắc về tỷ lệ mà chúng tôi nói ở trên. Đó chỉ đơn giản là 1 phẫu thuật điều chỉnh để có 1 chiếc răng như bình thường mà thôi. 

Một vấn đề khác, là khi nha sĩ tạo hình xương, ngoài hạ thấp xương ổ cho khoảng cách xương tới đường men răng 1-2mm. Thì nha sĩ cũng làm mỏng phần xương ổ răng giảm tối đa hô xương ổ, từ đó giảm căng, giảm co kéo môi trên khi cười. Thì việc làm mỏng xương ổ răng có làm yếu răng hay không? 

Thực ra chỉ cần có đủ xương xung quang là răng đã thực hiện chức năng 1 cách vững vàng (nhiều nghiên cứu xác nhận chỉ cần 0,5mm xương là đủ duy trì sự sống, trong khi với implant nếu vách xương 0,5mm thì chắc chắn bị tiêu đi). Tạo hình xương chỉ giới hạn mặt ngoài, như vậy còn 4 mặt xương không can thiệp đến là 2 vách 2 bên, 1 vách trong, 1 vách phía chóp. Hơn nữa mài xương là mài đi phần gồ xương thừa, vẫn phải chừa lại lượng xương khoảng 1 – 1,5mm. Như vậy việc làm mỏng không ảnh hưởng đến sức khỏe của răng, không làm lung lay răng. 

Để tìm hiểu sâu hơn về các bằng chứng khoa học cũng như hướng dẫn thực hiện trong y văn của kỹ thuật làm dài thân răng điều trị cười hở lợi bạn có thể search từ khoa: “crown lengthening maxillary anterior teeth”. Bạn sẽ thấy rất nhiều kết quả tìm kiếm khác nhau, đây là một bộ môn khoa học được giảng dạy trong các trường nha khoa chứ không phải là thủ thuật điều trị tự phát. Vì là bộ môn khoa học nên nó an toàn khi nha sĩ thực hiện đúng. 

Mọi thắc mắc về phương pháp cũng như mong muốn được bác sĩ chuyên khoa tư vấn cụ thể hơn về tình trạng cười hở lợi bạn đang gặp phải vui lòng liên hệ với nha khoa Thùy Anh trong bài viết dưới đây. 

NHA KHOA THÙY ANH – HỆ THỐNG NHA KHOA UY TÍN HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

‍‍Chuyên sâu về: Niềng răng, trồng răng implant, trồng răng toàn hàm all on 4, nhổ răng khôn, điều trị cười hở lợi, bọc răng sứ, dán sứ veneer, điều trị khớp thái dương hàm…

Hotline: 0869.800.318 – 0965.800.318

Fanpage: fb.com/Thuyanhclinic.HN

Youtube: Youtube.com/nhakhoathuyanh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục
phone
phone no background