Tất tần tật về hậu quả mất răng và cách trồng lại – nha khoa Thùy Anh

Bạn bị mất răng do tai nạn hay vừa mới nhổ bỏ do sâu, vỡ. Cũng có thể răng bạn mất từ thời thơ ấu nhưng nay lớn rồi mới lo lắng không biết mất như vậy dẫn đến những hậu quả gì. Chúng ta đều biết rằng, mất răng gây mất mỹ, khó phát âm và khó ăn nhai. Nhưng những hậu quả nghiêm trọng hơn có thể bạn chưa nắm rõ, vậy hãy tìm hiểu thông tin về hậu quả của việc mất răng và cách trồng lại trong bài viết dưới đây nhé. 

Hậu quả của việc mất răng

Hậu quả đầu tiên: Mất 1 răng có thể lan sang nhiều răng bên cạnh và các răng khác trên cung hàm

Nếu mất 1 răng, bạn không đi trồng kịp thời thì các răng khác có thể thi nhau rụng dần, nguyên nhân của hiện tượng này bao gồm: 

+ Răng bên cạnh khoảng mất răng bị đổ, răng đối diện bị trồi, từ đó những răng này không còn lành mạnh, dễ lung lay, dễ bị dắt thức ăn dẫn đến sâu hỏng. 

+ Khi mất răng bạn cũng thường có xu hướng nhai sang bên đối diện, lâu dần quá tải và rất thường xuyên bị nứt vỡ răng bên vùng lành mạnh do phải làm việc nhiều thời gian hơn so với bình thường.  

Mất răng làm xô lệch các răng bên cạnh

Hậu quả thứ 2: Bị lệch mặt

Nếu bạn đang bị mất răng, bạn có thể tự quan sát vùng răng mất bao giờ má cũng tóp hơn bên vùng răng bình thường. Răng ngoài chức năng nhai còn có chức năng nâng đỡ mô mềm quan trọng, khi không còn răng nâng đỡ má bị hóp, và khuôn mặt có phần biến dạng. Tuy nhiên nếu mất răng khôn thì không làm sao vì nó ở quá sâu trong hàm, gần cành đứng xương hàm dưới, chức năng nâng đỡ má chỉ có ở răng 5,6,7 chứ không đến răng số 8. 

Mất răng buộc bạn phải nhai thiên lệch sang một bên, bạn tưởng tượng giống như 1 tay tập tạ còn 1 tay không tập thì lâu dần dẫn tới tay to tay bé. Khuôn mặt cũng vậy, nhai 1 bên chắc chắn khiến mặt lệch. 

Mất răng lâu ngày gây hóp ám

Hậu quả thứ 3: Xương hàm bị teo 

Xương hàm một khi không có răng sẽ tự động tiêu nhỏ, bạn có thể quan sát hình ảnh các cụ già mất hết răng, xương hàm bị ngắn lại, teo nhỏ tạo kiểu hình mặt móm. 

Nguyên nhân teo xương hàm là do xung quanh răng có hệ thống dây chằng nha chu, hệ thống dây chằng neo răng vào xương hàm có tác dụng cảm biến truyền lực cân bằng quá trình tạo và hủy cốt bào. Từ đó giữ kích thước xương ổn định và ngược lại. 

Một vài trường hợp nặng, thậm chí xương hàm tiêu đến mức không còn đủ cho việc đặt chân răng nhân tạo implant. Khi đó muốn trồng răng bạn phải ghép xương nhân tạo, tuy nhiên không có loại xương nào tốt bằng xương thật của chính bạn, xương nhân tạo cũng chỉ là một giải pháp tình thế mà thôi. 

Hậu quả thứ 4: Mất răng gây ra các vấn đề cho hệ tiêu hóa, đau dạ dày, trào ngược…

Khi bị mất răng, bạn không thể nhai kỹ, nhai nhuyễn, điều này khiến dạ dày phải làm việc nhiều dẫn tới nguy cơ tổn thương cơ học thành niêm mạc dạ dày. Nói chung phải rất lâu dài mới phát hiện ảnh hưởng của việc mất răng tới quan tiêu hóa, nhưng khi đã có triệu chứng thì lại vô cùng khó chữa. 

Bạn thấy mất một chiếc răng, chuyện cũng đơn giản, nhưng cơ thể người là một cỗ máy hoàn hảo, mỗi bộ phận tạo hóa sinh ra như một bánh răng trong vận hành hệ thống, chỉ cần một mắt xích bị lỗi có thể dẫn đến xộc xệch dần, hỏng lan dần, cực kỳ nguy hiểm. 

Vấn đề chỉ là bạn có thực sự chăm lo đúng mức cho cơ thể mình hay không thôi. Mất răng trồng lại hiện rất đơn giản. Trồng răng hiện nay an toàn – chi phí rẻ – bảo hành lâu dài và phương pháp tốt nhất chính là trồng răng implant. 

Vậy trồng răng impplant là như thế nào?

Implant là 1 trụ chân răng nhân tạo làm bằng vật liệu kim loại titanium, implant có hình dạng xoắn như con vít nở để bắn vào xương hàm. Implant kết nối vào môi trường miệng bởi abutment và trên abutment gắn răng giả. Để dễ hiểu bạn tượng tưởng implant nó cũng như răng thật, phần âm xương là vít titan, phần nhô vào môi trường miệng chính là răng. 

Răng implant có hình dạng giống hệt răng thật, với lỗ mở vít để tiện tháo ra vệ sinh nếu cần thiết, tuy nhiên chỉ nha sĩ mới tháo được, còn bệnh nhân không có chìa khóa thì không vặn ra nổi. Implant cung cấp khả năng nhai tuyệt vời giống y răng thật, chi phí bỏ ra thực hiện khoảng 10 – 30 triệu cho 1 răng. 

Trồng implant bạn phải trải qua tầm 3 – 5 lần hẹn, chia làm 2 đợt chính bao gồm: 

Đợt 1: Cấy chân răng vào xương hàm, sau đó chờ chân răng tích hợp xương hoàn toàn, với hàm trên khoảng 2 – 6 tháng, hàm dưới 3 – 4 tháng. 

Đợt 2: Sau khi implant tích hợp bác sỹ sẽ lấy dấu, và lắp răng vào miệng. 

>>> Xem thêm: https://nhakhoathuyanh.com/ky-thuat-cay-ghep-implant-khong-dau-khong-can-rach-loi-an-toan-tuyet-doi/

Thông thường răng implant bảo hành trong khoảng 10 – 25 năm tùy vào hãng bạn lựa chọn. Hiện nay điều trị implant trở nên thường quy và nhiều cơ sở nha khoa có thể thực hiện tốt. Tuy nhiên dẫu sao nó vẫn là phẫu thuật xương hàm, một sự tìm hiểu kỹ càng là cần thiết để hướng đến điều trị chất lượng cao nhất. Hi vọng thông tin được bác sĩ Tùng tại nha khoa Thùy Anh cung cấp trên đây sẽ hữu ích với bạn đọc. Mọi thắc mắc vui lòng để lại thông tin hoặc liên hệ với bác sĩ của chúng tôi theo địa chỉ dưới đây để được tư vấn cụ thể hơn. 

Quyền

NHA KHOA THÙY ANH – HỆ THỐNG NHA KHOA UY TÍN HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

‍‍Chuyên sâu về: Niềng răng, trồng răng implant, trồng răng toàn hàm all on 4, nhổ răng khôn, điều trị cười hở lợi, bọc răng sứ, dán sứ veneer, điều trị khớp thái dương hàm…

Hotline: 0869.800.318 – 0965.800.318

Fanpage: fb.com/Thuyanhclinic.HN

Youtube: Youtube.com/nhakhoathuyanh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục
phone
phone no background