Nâng xoang kín trong trồng răng implant là gì?

Nâng xoang kín và nâng xoang hở là 2 thủ thuật nâng xoang, hỗ trợ cho quá trình trồng răng implant. Kỹ thuật này có yêu cầu rất cao về bác sĩ điều trị. Vậy nâng xoang kín là gì? Trường hợp nào cần nâng xoang kín? Thông tin sẽ có trong bài viết dưới đây.

Cấu trúc của xương hàm trên

Xương hàm trên sẽ luôn có 1 cấu trúc giải phẫu liên quan cần lưu ý đó chính là xoang hàm trên. Xoang hàm này sẽ thường liên quan ở các vị trí răng phía sau và đây sẽ là giới hạn giải phẫu ảnh hưởng tới cấy ghép Implant

Khoảng cách từ đỉnh sống hàm tới thành dưới của xoang hàm trên sẽ thay đổi tùy vào từng tác nhân là khác nhau. Khoảng cách này sẽ ngày càng thu hẹp lại khi vị trí đó bị mất răng. Bởi vì, mất răng đồng nghĩa vùng xương đó sẽ không phải chịu lực tác động từ việc ăn nhai. Do  đó nó sẽ không kích thích các mô xương xung quanh răng hoạt động và không đảm bảo mật độ xương luôn duy trì. Chính vì vậy mất răng, lực tác động này sẽ không còn nữa và xương hàm sẽ dần bị tiêu biến.

Với 1 implant tiêu chuẩn hàm trên sẽ cần có chiều dài từ 10 – 12mm. Do đó, vùng xương không đảm bảo chiều cao thì bác sĩ sẽ cần phải gia tăng chiều cao sống hàm theo chiều dọc. Mà ở trường hợp này chính là thực hiện thủ thuật nâng xoang.

Nâng xoang kín là gì?

Nâng xoang kín là phương pháp mà bác sĩ sẽ tiếp cận màng xoang, nâng màng xoang lên từ vị trí lỗ khoan để đặt Implant. Đây được coi là kỹ thuật mù vì nha sĩ không thể nhìn trực tiếp màng xoang mà sẽ dựa vào phim X-quang và sử dụng bộ dụng cụ hỗ trợ nâng màng xoang lên. Đây là thủ thuật gây ít sang chấn hơn so với nâng xoang hở. Nâng xoang kín sẽ áp dụng với trường hợp chiều cao sống hàm trên 4mm.

Khi nào cần nâng xoang kín?

Những trường hợp sau khi trồng răng implant sẽ cần nâng xoang kín:

    • Xoang hàm trên bị hạ xuống thấp do tiêu xương, không đủ khoảng trống để thực hiện ghép xương thì buộc phải nâng xoang hàm.
    • Bệnh nhân bị mất răng hàm trên lâu năm khiến xương hàm bị tiêu nghiêm trọng, xoang hàm bị hạ xuống thấp không còn xương nâng đỡ.
    • Trường hợp xoang hàm trên hạ xuống không quá thấp hoặc lượng xương bổ sung không quá nhiều bị nâng xoang kín là cần thiết.

Bên cạnh đó, vì không cần phải can thiệp nhiều nên việc nâng xoang kín chỉ được thực hiện khi xoang hàm đảm bảo các yêu cầu như: Đáy xoang hàm không bị gồ ghề hoặc xơ dính, màng xoang không quá dày, không có dị tật và dịch trong xoang.

Nâng xoang kín có cần ghép xương không?

Nâng xoang kín có trường hợp chúng ta sẽ cần ghép xương và có trường hợp không cần ghép xương.

Vậy tại sao phải ghép xương? Để 1 Implant tồn tại lâu dài cũng như có độ vững ổn tốt nhất thì tỉ lệ bề mặt tiếp xúc với xương phải càng cao. Khi nâng màng xoang lên thì sẽ tạo ra 1 khoảng rỗng bên trong chỉ chứa đầy dịch máu, sau khi nâng màng xoang lên và rồi máu này sẽ tiêu biến dần đi.

Mục đích ghép xương để tại ra 1 khung định hình giúp cho việc chuyển hóa xương ghép để tái tạo thành xương thật đồng nhất với phần xương hàm phía dưới sau thời gian đủ (thường thì sẽ rơi vào khoảng 6 tháng). Điều này giúp cho  Implant trước khi tải lực được nằm gần như hoàn toàn trong phần xương cứng chắc và đồng nhất

Liệu tất cả các trường hợp nâng xoang thì đều cần phải ghép xương hay không? Câu trả lời là: không. Với trường hợp chiều cao sống hàm 4 – 7 mm khi nâng xoang kín chúng ta sẽ cần ghép thêm xương để tạo khung hình thành xương quanh Implant.

Với trường hợp chiều cao xương lớn hơn 7mm thì khi nâng xoang chúng ta sẽ không cần phải ghép thêm xương.

Ngoài ra, với trường hợp nâng xoang kín mà cần nâng nhiều hơn 3mm màng xoang nhưng địa hình vùng nâng xoang thuận lợi khi nâng màng xoang lên sẽ tạo được 1 hố rỗng có nhiều hơn 3 thành xương với cọc lều là Implant để chống lại áp lực xẹp xuống của màng xoang thì trường hợp này chúng ta cũng có thể không cần ghép thêm xương.

Ví dụ minh họa vị trí nâng xoang sẽ tạo ra 1 khoang rỗng như là huyệt ổ răng có 4 thành xương và cọc lều Implant ở giữa giúp chống lại áp lực xẹp xuống của màng xoang vô cùng tốt. Điều này, giúp ổn định cục máu đông và sự hình thành xương vô cùng tốt.

Do đó, nâng xoang kín có những trường hợp chúng ta không nhất thiết phải ghép thêm xương mà cơ thể có thể hình thành xương và bù lấp vào khoảng trống nâng xoang đó giúp đảm bảo sự vững chắc của Implant khi tải lực.

Để đánh giá được trường hợp nào có cần ghép xương hay không ghép xương, các bạn cần được thăm khám bởi các bác sĩ chuyên khoa, cũng như được chụp phim , phân tích tình trạng rất chi tiết để đưa ra kế hoạch phù hợp

Những lưu ý khi nâng xoang kín

Tuy nâng xoang kín không đòi hỏi hậu phẫu quá nhiều như nâng xoang hở nhưng người bệnh cũng lưu ý ăn uống đúng cách, tránh vết thương. Đặc biệt do được thực hiện cùng cấy ghép implant nên bạn cũng cần lưu ý chăm sóc trụ implant đúng cách, tránh gây viêm nhiễm, ảnh hưởng tới xoang hàm.

Trong 2 – 3 tháng đầu sau nâng xoang, người bệnh cần hạn chế khạc nhổ, hắt hơi mạnh và không nên dùng ống hút. Bên cạnh đó cũng cần hạn chế các công việc nặng nhọc, cần sử dụng nhiều sức và hạn chế tham gia hoạt động thể thao hoặc tới những khu vực có thay đổi áp suất như đi máy bay, đi lặn ở biển. Vì những hoạt động này đều có thể dẫn tới nguy cơ gây tổn thương tới mang xoang.

>>> Xem thêm: https://nhakhoathuyanh.com/trong-rang-implant-khong-dau-an-toan-bao-hanh-20-nam/

NHA KHOA THÙY ANH – HỆ THỐNG NHA KHOA UY TÍN HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

‍‍Chuyên sâu về: Niềng răng, trồng răng implant, trồng răng toàn hàm all on 4, nhổ răng khôn, điều trị cười hở lợi, bọc răng sứ, dán sứ veneer, điều trị khớp thái dương hàm…

Hotline: 0869.800.318 – 0965.800.318

Fanpage: fb.com/Thuyanhclinic.HN

Youtube: Youtube.com/nhakhoathuyanh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục