Phải đeo hàm duy trì bao lâu sau niềng răng để tránh tái phát?

Sau niềng răng, để tranh tái phát việc đeo hàm duy trì rất quan trọng. Vậy tình trạng tái phát sau niềng răng là như thế nào? Phải đeo hàm duy trì bao lâu sau niềng răng? Mời bạn tìm hiểu thông tin chi tiết trong bài viết dưới đây.

Phải đeo hàm duy trì bao lâu sau niềng răng?

Với câu hỏi phải đeo hàm duy trì bao lâu sau niềng răng thì theo bác sĩ Quyền (trưởng khoa nắn chỉnh răng nha khoa Thùy Anh Hà Nội) thì bạn nên đeo tới chừng nào bạn muốn hàm răng đều đặn như hiện tại.

Về bản chất, sự tái phát không phải sẽ xảy ra ở tất cả bệnh nhân tuy nhiên rất khó để dự đoán những thay đổi sau điều trị nhất là trong một khoảng thời gian dài 5, 10 năm sau. Cách tốt nhất là bác sỹ sẽ điều trị trên tất cả bệnh nhân theo hướng họ đều có thể bị tái phát, dù là bất cứ lý do đã được biết đến hoặc chưa rõ ràng nào. Vì vậy, hiện nay nhiều bác sĩ chỉnh nha kiến nghị bệnh nhân nên đeo hàm duy trì vĩnh viễn. 

 

Điều quan trọng, trước mỗi điều trị chỉnh nha, bác sỹ cần thông báo điều này, giải thích cho bệnh nhân hiểu để bệnh nhân thực sự hợp tác sau thời gian tháo niềng.

Sự tái phát sau niềng răng có những nguyên nhân đã được biết đến nhưng cũng có nhiều nguyên nhân còn chưa được biết đến, với những nguyên nhân đã lý giải được thì nha sĩ sẽ điều trị để không xảy ra tình trạng tái phát, và việc đeo hàm duy trì vẫn là bắt buộc, rất quan trọng.

Bệnh nhân cũng nên được giải thích rõ ràng về tầm quan trọng của bảo quản hàm duy trì, chi phí sẽ phát sinh, nghĩa là bệnh nhân sẽ phải mua hàm duy trì mới nếu đánh mất. Trường hợp tái phát do bệnh nhân không đeo duy trì và muốn lấy lại kết quả niềng răng cũ, bệnh nhân cũng bắt buộc phải đeo lại mắc cài. Tất nhiên là với thời gian ngắn và cũng đơn giản hơn là như trong quá trình còn đang điều trị toàn diện.

Các loại hàm duy trì sau niềng răng

Hàm duy trì đóng vai trò rất quan trong sau khi tháo niềng răng

Có nhiều loại hàm duy trì sử dụng trong chỉnh nha, phân làm 2 loại chính:

Loại thứ 1: Hàm duy trì dạng tháo lắp

Ưu điểm của loại này là thuận lợi cho vệ sinh răng miệng do hàm có thể tháo ra lắp vào, bạn cũng có thể đeo vào bất cứ khi nào hoặc tháo ra khi cần thiết. Thường bạn chỉ cần đeo ban đêm là đủ. Tuy nhiên nhược điểm là phụ thuộc hoàn toàn vào hợp tác của bệnh nhân, nếu bệnh nhân lơ là hoặc coi nhẹ thì tái phát sẽ đến sớm.

Trên thị trường các bạn có thể thấy dạng phổ biến nhất của loại hàm duy trì tháo lắp này là các hàm Hawley (có nền nhựa acrylic và dây thép vòng ra phía ngoài).

Hoặc các hàm ép bằng nhựa trong. Bệnh nhân thì thường thích loại hàm nhựa trong hơn. Tuy nhiên đến nay vẫn chưa có nghiên cứu so sánh hiệu quả rõ ràng, loại nào hơn loại nào giữa hàm hawley và hàm ép bằng nhựa trong, các bạn có thể sử dụng cả 2 loại. Trên những bệnh nhân có thói quen nghiến răng ban đêm thì nha sĩ có thể chế tác máng chống nghiến cho bạn ngậm như một khí cụ duy trì.

Loại thứ 2: Duy trì cố định bằng dây thép

Ưu điểm là không cần sự hợp tác của bệnh nhân, vì cung duy trì cố định chắc chắn vào mặt trong răng. Tuy nhiên nhược điểm của nó là khó vệ sinh, dễ bị đọng mảng bám, thức ăn. Bạn cần vệ sinh răng thật kỹ, đi nha sĩ định kỳ để được hỗ trợ vệ sinh răng và kiểm tra xem cung duy trì có bị lỏng hay bật ra không. 

Có một vài báo cáo cho thấy, nếu bác sĩ chỉnh nha không có kinh nghiệm sử dụng lực dán thụ động và dây cung quá cứng sẽ làm răng di chuyển theo hình dạng dây cung. Vì lúc này dây cung duy trì lại biến thành dây cung niềng răng mặt trong.

Các nghiên cứu cho thấy với những trường hợp chỉ cần duy trì ban đêm thì hiệu quả của hàm duy trì cố định, tháo lắp là như nhau. Nhưng với trường hợp  cần duy trì toàn thời gian, thì việc duy trì cố định sẽ cho kết quả tốt hơn. Những trường hợp bạn cần đeo duy trì toàn thời gian phổ biến gồm:

– Đóng khe thưa

– Mở khoảng trước khi làm phục hình

– Những trường hợp xoay răng nặng

– Bệnh nhân có vấn đề về khớp cắn

– Kéo răng ngầm nặng

– Bệnh nhân khe hở môi vòm miệng mà hậu phẫu có sẹo lớn

– Trong những trường hợp điều trị bù trừ, tức là cải thiện về mặt thẩm mỹ nhưng không hoàn toàn đưa được về một tương quan cắn khớp lý tưởng.

Trong một bài tổng quan của thư viện Cochrane cũng cho thấy không có bằng chứng rõ ràng về việc hàm duy trì nào hiệu quả hơn hàm duy trì nào. Trên mỗi bệnh nhân tùy vào tình trạng, đặc thù công việc, khả năng hợp tác nha sĩ, mức độ kỳ vọng… mà nha sĩ sẽ ra chỉ định cho bạn phù hợp nhất.

>>> Xem thêm: https://nhakhoathuyanh.com/ham-duy-tri-la-gi-co-nhung-loai-ham-duy-tri-nao-nha-khoa-thuy-anh/

Dây duy trì bằng thép được gắn cố định vào mặt trong

Thông tin về tình trạng tái phát sau niềng răng

Tái phát sau niềng răng là hiện tượng các răng di chuyển không kiểm soát rời khỏi vị trí đạt được sau khi tháo mắc cài. Bất cứ một sự di chuyển nào khỏi vị trí kết thúc niềng răng thì đều coi là tái phát.

Năm 1934, giai đoạn đang non trẻ của bộ môn nắn chỉnh răng tác giả Oppenheim đã phát biểu rằng “Duy trì kết quả là một trong những vấn đề khó khăn nhất của chỉnh nha, quả thực, nó là một vấn đề nan giải”

Hơn 80 năm sau các nhà lâm sàng chỉnh nha tiếp tục phải vật lộn với cùng một vấn đề đó. Trong nhiều thập kỷ nhiều lý thuyết đã được nói đến, nhiều nỗ lực đề xuất các kết thúc niềng răng làm sao cho kết quả bền vững nhất. Ví dụ như tác giả Kingsley cho rằng khớp cắn chính là yếu tố quyết định hàng đầu cho sự ổn định lâu dài. 

Một lý thuyết khác là khi kết thúc niềng răng vị trí các răng của hàm dưới phải nằm ngay đỉnh sống hàm mới đạt được ổn định nhất. Tác giả Dawson trong quyển sách nổi tiếng thế giới về khớp cắn “Functional Occlusion from TMJ to Smile Design” lại cho rằng để chống tái phát cần tạo ra các điểm chặn trung tâm tại vị trí lồi cầu đạt được sự ổn định nhất. Tuy nhiên đó là phỏng đoán mà chưa hề có bằng chứng hay các nghiên cứu RCT để đi đến kết luận đáng tin cậy. Cuối cùng, Rogers đề xuất rằng chức năng và sự cân bằng của hệ thống cơ đóng vai trò chủ chốt quyết định tính ổn định.

Trong thực tế hiện tượng tái phát sau niềng răng khá phức tạp, đa dạng. Trên mỗi ca bệnh, bác sỹ chỉnh nha sẽ có tiên lượng riêng cho bệnh nhân của mình và có những biện pháp chống tái phát hữu hiệu nhất.

Hiện nay nghiên cứu sâu rộng nhất về tái phát sau niềng răng là của Riedel và Little với cỡ mẫu hơn 800 trường hợp theo dõi sau khi niềng răng. Họ phát hiện ra rằng tái phát xẩy ra trên một tỷ lệ rất cao, và khó tiên lượng, đặc biệt là trên mỗi bệnh nhân cụ thể nếu chỉ nhìn vào kết quả cuối cùng. Nhóm tác giả cũng đề xuất rằng việc tăng chiều rộng răng nanh quá 1mm không ổn định về lâu về dài. Và ra tuyên bố “Duy trì vĩnh viễn là cách duy nhất, đáng tin cậy nhất để ngăn ngừa tái phát”.

Như vậy các bạn có thể thấy, việc chống tái phát sau niềng răng thực sự đòi hỏi kiến thức sâu rộng của nha sĩ, và thực tế ra đến hiện nay thì lý thuyết về vấn đề chống tái phát vẫn chưa đi đến điểm đích cuối cùng.

Khi quyết định điều trị chỉnh nha, các bạn sẽ phải đeo mắc cài 2 – 3 năm. Rất nhiều khó khăn và chi phí điều trị cũng không hề thấp. Chính vì vậy, chúng tôi cho rằng hiểu về vấn đề duy trì kết quả sau niềng răng sao cho được bền vững nhất cũng rất quan trọng. Chỉ khi các bạn hiểu vấn đề, vấn đề được mổ xẻ một cách công bằng nhất, thì khi đó chúng ta mới xây dựng đủ ý chí để thực hiện những lời khuyên của nha sĩ nghiêm túc.

Tái phát sau niềng răng

Nguyên nhân gây tái phát sau niềng răng

Tái phát liên quan đến các yếu tố thay đổi sau niềng răng và độ tuổi thay đổi theo thời gian. Những yếu tố liên quan đến quá trình niềng, di chuyển răng bao gồm mô lợi, mô quanh răng. Yếu tố khớp cắn, yếu tố liên quan đến áp lực mô mềm và các giới hạn thay đổi của hàm răng chúng ta.

Thứ 1: Yếu tố lợi, mô nha chu

Chúng ta biết rằng quanh răng luôn có dây chằng nha chu cũng như bộ phận bám dính giữ răng ở vị trí ổn định, khi răng di chuyển đến vị trí mới thì các bộ phận này cũng di chuyển, tái cấu trúc theo, chỉ khi dây chằng nha chu cũng như các bó sợi đàn hồi trên xương ổ tái cấu trúc xong, còn trước đó, nó sẽ luôn có xu hướng kéo răng trở lại đúng vị trí ban đầu. Các bó sợi có thời gian tái cấu trúc lâu nhất là sợi đàn hồi quanh cổ răng với thời gian ổn định lên đến hơn 8 tháng. Bởi vậy, răng cần cố định trong một khoảng thời gian đủ lâu cho các bó sợi trưởng thành ở vị trí mới. Hoặc có thể nha sĩ sẽ sử dụng một phẫu thuât nhỏ, làm đứt các bó sợi và chờ sự lành thương, khi đó quá trình tái cấu trúc sẽ nhanh và đỡ rủi ro hơn.

Chính vì vậy các bạn thấy, với những bạn yêu cầu tháo sớm đám cưới, sắp sửa đi du học nước ngoài, hay vì một lý do đặc biệt nào đó. Thì các bạn sẽ đối diện nguy cơ tái phát rất cao.

Thứ 2: Yếu tố khớp cắn

Có nhiều yếu tố liên quan đến khớp cắn, ở hàm răng khỏe mạnh thì các tiếp xúc cả 2 hàm phải bằng nhau, không có chỗ cao chỗ thấp, khi đó lực đặt lên răng sẽ ổn định. Ngoài ra cơ sinh học vận động hàm, cắn nghiến cũng cần tính đến. Trong những trường hợp sau niềng răng, không tạo ra tiếp xúc khớp cắn đều nhau, các cản trở khi di chuyển hàm thì những lực quá mức này sẽ khiến răng di chuyển và tái phát sau đó.

Chính vì vậy việc điều chỉnh khớp cắn cũng như lập kế hoạch khớp cắn ngay trước khi niềng răng là rất quan trọng. Bác sỹ chỉnh nha nên kết hợp chặt chẽ với bác sỹ khớp cắn, không chỉ để kiểm soát các vấn đề về tái phát mà còn để đảm bảo không bỏ sót chẩn đoán cũng như tạo ra 1 hàm răng lành mạnh, ăn nhai thoải mái sau khi niềng.

Mặt khác điều chỉnh khớp cắn nha sĩ chỉ tính toán được trên những vận động ăn nhai cơ bản, các bất thường như nghiến răng, siết chặt răng thì phải làm máng nhai để duy trì kết quả lâu dài.

Các bạn tưởng tượng, hàm răng bạn đang lệch lạc, hô, móm hay thưa răng …Tuy có những lệch lạc nhưng đã ăn nhai quen ở vị trí đó bao nhiêu năm nay. Khi sắp lại răng cho đều thì đương nhiên ăn khớp 2 hàm sẽ thay đổi, từ đó kéo theo nhiều sự thay đổi khác. Kiểm soát khớp cắn là rất quan trọng.

Thứ 3: Áp lực mô mềm và giới hạn của hàm răng

Bất cứ khi nào có thể, nha sĩ nên kết thúc niềng răng ở vị trí mà các răng ở cân bằng trong khoảng trung hòa, khoảng trung hòa là khoảng giữa được giới hạn bởi lưỡi phía trong và môi má phía ngoài. Đây là những mô mềm di động nằm kẹp hàm răng. các bạn đừng nghĩ lưỡi hay môi má mềm như vậy thì khi cử động sẽ yếu hơn hàm răng cứng chắc. Nếu xâm phạm vào khoảng trống của lưỡi, tức là kéo răng vào trong quá mức, lực đẩy của lưỡi sẽ làm các răng ngả ra phía ngoài, tình huống này đặc biệt hay gặp trong khi kéo lùi răng của hàm dưới.

Với những trường hợp có cắn hở do tật đẩy lưỡi, do nuốt sai từ thế, nha sĩ phải đảm bảo loại bỏ hoàn toàn nguyên nhân thì mới cho kết quả điều trị tồn tại lâu dài. Khi có nong hàm cũng phải duy trì đủ lâu tối thiểu là 4 năm.

Thứ 4: Yếu tố tái phát do sinh lý, độ tuổi

Luôn có những sự thay đổi liên quan đến các giai đoạn phát triển hoặc theo độ tuổi. Trong độ tuổi tăng trưởng thì sự thay đổi là nhanh và mạnh mẽ, sau khi hết tăng trưởng cũng vẫn có sự thay đổi mặc dù ít hơn. Như vậy các bạn thấy hàm răng ở trong một môi trường luôn có sự biến đổi, không có gì ngạc nhiên khi sự đều đặn của răng cũng thay đổi theo trong suốt cuộc đời. Và những thay đổi nhỏ từ từ như vậy có lẽ nên được xem là bình thường sinh lý trên bất cứ bộ răng nào.
Vì vậy theo độ tuổi một số tác giả đề xuất: Với người trưởng thành đeo duy trì càng lâu càng tốt, với trẻ đang ở tuổi thanh thiếu niên tối thiểu là 3 năm.

Cách hạn chế tái phát sau niềng răng

Ngoài những vấn đề về thiết lập khớp cắn đạt tiêu chuẩn vững ổn, đặt hàm răng vào khoảng trung hòa liên quan đến tiêu chuẩn kết thúc 1 ca niềng răng. Thì một số thủ thuật phổ biến chống tái phát gồm:

+ Rạch xung quanh cổ răng

Chuyên môn gọi là cắt các bó sợi dây chằng trên xương ổ, nha sĩ sử dụng gây tê tại chỗ, vô cảm vùng phẫu thuật, sau đó rạch 1 vòng ôm sát cổ răng đến xương ổ răng. Thường thủ thuật này chỉ được thực hiện trên những răng xoay nặng, bệnh nhân có lợi dày, khỏe mạnh.

+ Cắt kẽ răng

Tức là việc sử dụng những dụng cụ chuyên dụng mài một ít mô răng ở vùng rìa của 1 chiếc răng. Chiếc răng sẽ thu hẹp lại về chiều rộng. Cắt kẽ thường chỉ định đẻ lấy khoảng trống sắp đều răng. Hiện nay thì vẫn chưa có giải thích rõ ràng về việc điều trị cắt kẽ răng lại làm cho kết quả niềng răng ổn định hơn có thể là khi cắt kẽ thì các răng tiếp xúc trên 1 diện rộng và từ đó sẽ ổn định hơn, ngoài tính ổn định thì một số trường phái chỉnh nha  khuyến khích cắt kẽ vì khi tạo ra diện tiếp xúc rộng nhìn chiếc răng sẽ thẩm mỹ hơn, nụ cười đầy đặn và rạng rỡ hơn.

Ngoài 2 cách làm phổ biến trên thì một số các bổ sung khác có thể thực hiện như: Loại bỏ hết các thói quen xấu, nhổ răng khôn, đánh giá tăng trưởng, điều trị quá lố bù tái phát… 

Niềng răng là điều trị an toàn, văn minh cho kết quả bền vững. Quá trình niềng răng kéo dài 2-3 năm, bạn sẽ phải vượt qua nhiều khó khăn. Tuy nhiên kết quả thì rất tuyệt vời. Việc đeo hàm duy trì là vô cùng quan trọng. Bạn cần chuẩn bị tâm lý để đeo hàm duy trì vĩnh viễn sau khi niềng. Nhiều bạn không ý thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ thành quả niềng răng, khiến hàm răng tái phát rất lãng phí. Vừa là công sức của nha sĩ vừa là công sức và tiền bạc của chính các bạn.

NHA KHOA THÙY ANH – HỆ THỐNG NHA KHOA UY TÍN HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

‍‍Chuyên sâu về: Niềng răng, trồng răng implant, trồng răng toàn hàm all on 4, nhổ răng khôn, điều trị cười hở lợi, bọc răng sứ, dán sứ veneer, điều trị khớp thái dương hàm…

Hotline: 0869.800.318 – 0965.800.318

Fanpage: fb.com/Thuyanhclinic.HN

Youtube: Youtube.com/nhakhoathuyanh

2 thoughts on “Phải đeo hàm duy trì bao lâu sau niềng răng để tránh tái phát?

    • Nha Khoa Thuỳ Anh says:

      Chào em, thời gian đeo hàm duy trì sẽ phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể, có thể là 6 tháng – 1 năm, thậm chí là đeo hàm duy trì vĩnh viễn để có được kết quả chỉnh nha ổn định em ạ. Em có thể tham khảo thêm về thời gian đeo hàm duy trì ở link web sau: http://rangthuyanh.com/view_article.php?item_id=319&cat_id=45
      Nếu cần tư vấn cụ thể hơn bạn có thể Inbox vào fanpage: fb.com/thuyanhclinic hoặc gọi tới số hotline 0869800318 hoặc 0965800318 nhé ạ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục
phone
phone no background