Hỏi đáp: Viêm khớp Thái Dương Hàm nên ăn gì? Kiêng ăn gì?

Nha Khoa Thùy Anh là một trong những đơn vị hiếm hoi hiện nay có chuyên khoa sâu điều trị đau đầu mặt. Chúng tôi tiếp nhận bệnh nhân hằng ngày, và hiểu rằng mọi người chưa có nguồn cung cấp thông tin chuyên sâu để tham khảo về bệnh lý Thái Dương Hàm. Phần lớn kiến thức trên google mang tính tổng quát không đi sâu vào các hướng dẫn tự kiểm soát bệnh. Trong bài viết sau bác sĩ Tùng – chuyên gia điều trị viêm khớp Thái Dương Hàm hàng đầu hiện nay sẽ đưa ra gợi ý về vấn đề viêm khớp thái dương hàm ăn gì? Kiêng ăn gì?

Viêm khớp thái dương hàm ăn gì?

Bệnh lý Thái Dương Hàm có nhiều mức độ biểu hiện khác nhau, nó có thể gây ra những loạn năng, biến đổi về tư thế tới cấu trúc. Đôi khi triệu chứng chỉ là bạn hơi bị nghẹo cổ, bạn cười bị lệch, mí mắt bị giật không kiểm soát, ù tai khó ngủ, ăn uống thì có tiếng kêu, đau, hoặc hạn chế há miệng… 

Biểu hiện cấu trúc nặng hơn là tiêu lồi cầu, xơ hóa cứng cơ, rách dây chằng sau đĩa… Nếu triệu chứng bệnh hiện tại không ảnh hưởng tới bộ máy nhai, ăn uống bình thường không đau không mỏi thì bạn vẫn có thể thực hiện chế độ sinh hoạt thường nhật. Nếu bộ máy nhai có tổn thương thì chế độ cũng như hình thành thói quen mới là rất quan trọng.

Viêm khớp thái dương hàm ăn gì thì các thực phẩm nên ăn bao gồm:

+ Tinh bột: Các loại khoai, cơm, cháo, mì, bánh mỳ…Bạn không nên ăn bánh mì dai hay kích thước lớn hoặc sandwich nhiều lớp.

+ Hoa quả: Gồm chuối, dưa, nho, chery, quả Kiwi…Những loại quả kích thước lớn như táo bạn nên cắt miếng nhỏ, không nên ăn ổi, ngô, cà rốt sống hoặc các loại quả cứng…

+ Với rau: Hầu như các loại rau đều tính mềm, tuy nhiên một số loại vỏ của củ lại có thể cứng thì bạn nên gọt vỏ đi mới chế biến sẽ tốt hơn cho tình trạng bệnh của mình.

Bạn cũng hoàn toàn yên tâm khi dùng sữa chua, sữa tươi, ngũ cốc, pho mát, tuy nhiên cần thận trọng với lượng đường trong thực phẩm và cần kiểm soát tốt sâu răng.

Thịt khi nấu nhừ cũng ăn thoải mái, hãy luôn chú ý về tính mềm của thực phẩm là được.

Vậy viêm khớp thái dương hàm kiêng gì? Thực phẩm đầu tiên bạn tuyệt đối không nên ăn đó là đồ dai cứng. Loại thực phẩm này sẽ khiến bộ máy nhai hoạt động quá mức, áp lực lên khớp tăng cao gây sang chấn.

Người bệnh viêm khớp thái dương ăn uống như thế nào?

– Cắt nhỏ khi ăn thực phẩm có kích thước lớn: Vì khi ăn bạn sẽ phải há miệng thật lớn gây mỏi hàm, sang chấn toàn bộ các cấu trúc khớp thái dương hàm như dây chằng, bao khớp, đĩa đệm… 

– Bỏ thói quen nhai kẹo cao su: Nhiều người nghĩ rằng nhai kẹo cao su giúp hàm tập thể dục nên có tác dụng tốt trong việc điều trị TMD. Thực ra, để các vết thương nhanh lành thì nó cần môi trường tĩnh lặng, nghỉ ngơi. 

Tuy nhiên điều bất lợi là chúng ta không thể ngăn bệnh nhân không cử động hàm, khớp Thái Dương Hàm cũng là khớp hoạt động nhiều nhất trên cơ thể, việc bổ sung thức ăn, nhu cầu nói, uống nước… là thiết yếu với mỗi người. Vì vậy chỉ nên sử dụng những vận động hàm vào việc có ích và tuyệt đối không dùng nhai kẹo cao su, mở nắp chai bia, cắn chỉ… Nếu hàm nhai bắt buộc phải vận động, không thể bất động thì hãy dùng nó nhẹ nhàng và có ích nhất.

– Về động tác nhai: Bạn cố gắng nhai cả 2 bên, thực ra rất nhiều người quen nhai một bên, khi chuyển sang bên kia thì thấy ngượng nghịu, khó khăn. Nếu bị mất răng 1 bên, hay có những tổn thương như sâu răng, ê buốt thì cần đến nha sĩ để được điều trị dứt điểm thuận lợi cho việc nhai thức ăn.

Việc nhai một bên hàm không những khiến mặt bị lệch, cường cơ cắn mà còn dẫn tới quá tải hệ thống cơ khớp bên làm việc gây đau mỏi hệ thống nhai, nứt vỡ răng. Tại Nha Khoa Thùy Anh chúng tôi gặp nhiều bệnh nhân bị đau vùng góc hàm, thái dương. Sau khi trồng lại răng bị mất bên đối diện thì lập tức hết đau mà không cần điều trị bổ sung.

Một số tình huống cấp cứu, khi không thể nhai đều 2 bên do quá đau 1 bên tạm thời thì bạn có thể thực hiện nhai bên bạn thấy thoải mái nhất, tuy nhiên ngay khi chữa xong đau thì phải tập luyện lại để có thể nhai tốt bên phải – bên trái đồng đều.

Tập nhai đều nghe thì đơn giản nhưng thực ra rất khó do thói quen ăn sâu nhiều năm. Bạn hãy kiên trì, bí quyết là nhai chậm, kỹ với thức ăn mềm trước. Sau đó thói quen nhai đều sẽ trở thành vô thức và khắc phục được vấn đề.

– Uống nhiều nước và tập vận động hàm theo chỉ dẫn nha sĩ: Uống nhiều nước giúp  môi trường hoạt dịch trong khớp Thái Dương Hàm luôn đầy đủ, vận động trơn tru.

Tập vận động hàm khác với động tác nhai kẹo cao su hay ăn đồ cứng, vận động hàm cũng không phải là nghiến chặt răng. Tại Nha Khoa Thùy Anh chúng tôi thường khuyến cáo bệnh nhân cách massage vùng đầu mặt, đối với vùng khớp thì tập các bài isokinetic, bài tập khớp Yoda….

Điều trị bệnh lý Thái Dương Hàm cần kết hợp những nỗ lực của bác sĩ cùng với sự quyết tâm tuân thủ từ phía bệnh nhân. Nếu bệnh nhân không nghe theo các lời khuyên trị liệu thì đáp ứng điều trị sẽ rất lâu.

>>> Xem thêm: Thông tin về bệnh viêm khớp thái dương hàm 

Người bệnh viêm khớp thái dương hàm nên uống nhiều nước

Tránh các thói quen xấu như siết chặt răng ban ngày, cắn bút, mút ngón tay, tật đẩy lưỡi.

Thói quen siết chặt răng ban ngày cực kỳ nguy hiểm. Bạn hãy luôn chắc chắn hàm răng của mình tách nhau ra trừ khi ăn nhai. Nếu khó khăn trong việc tách 2 hàm bạn có thể phát âm M thường xuyên. Khi đó tự động hàm sẽ tách rời.

Thói quen xấu còn có thể xuất hiện vô thức như khi xem tivi lướt web bạn cắn móng tay, khi đi học thì cắn bút. Những hoạt động cận chức năng có thể gây căng thẳng lên khớp Thái Dương Hàm khiến quá trình chữa bệnh tiến triển vô cùng chậm.

Kiểm soát tư thế của mình: Gồm tư thế khi nghỉ ngơi lẫn khi làm việc. Bạn biết rằng các rối loạn tư thế có thể dẫn tới TMD. Hãy luôn giữ tư thế lưng thẳng và đầu thẳng bất cứ khi nào có thể.

Việc tập thể dục cũng rất cần thiết, các môn khuyến cáo như đi bộ, chạy bộ. Và khi tập bạn cố gắng ngẩng cổ chút xíu lên trời hoặc giữ đầu thẳng, tuyệt đối không cúi.

Những bạn bị bệnh lý TMD nặng nên hạn chế sử dụng smartphone, vì mỗi lần dùng điện thoại chúng ta sẽ phải cúi đầu làm rối loạn tư thế đầu và đốt sống cổ, kích thích siết chặt răng vô thức rất có hại cho bộ máy nhai. Tư thế cúi đầu rất hay kèm theo siết chặt răng vô thức mà nhiều người không để ý đến.

Tại Nha Khoa Thùy Anh thỉnh thoảng chúng tôi có sử dụng những khí cụ cố định vùng cổ nhằm điều chỉnh rối loạn tư thế nặng mà bệnh nhân không thể kiểm soát. Những nghề nghiệp đặc trưng như nghề may, nghề nha sĩ chẳng hạn phải cúi đầu thường xuyên nằm trong nhóm nguy cơ rất cao bị TMD. Với nhóm ngành nghề liên quan đến máy tính, các bạn cố gắng kê máy tính cao 1 chút để khi ngước nhìn sẽ có động tác nhìn thẳng chứ không phải cúi cổ xuống làm việc trong thời gian quá lâu.

Và điều cuối cùng bạn cần làm là hãy tìm đến nha sĩ bệnh lý Thái Dương Hàm là một bệnh lý khó, bạn không nên cố gắng chịu đựng và hy vọng nó sẽ khỏi. Có thể những cơn đau cấp tính trước mắt hay những lần trật khớp sẽ có thể tự khỏi, nhưng nếu không điều trị dứt điểm cân bằng lại hệ thống nhai, tìm cho ra nguyên nhân thì có thể những tổn thương cấu trúc sẽ tiến triển và nặng hơn về sau.

Bệnh lý Thái Dương Hàm đa nguyên nhân, biểu hiện nhiều triệu chứng lên vùng đầu mặt cổ. Kết quả điều trị phụ thuộc lớn vào sự hợp tác của các nha sĩ lẫn bệnh nhân. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp ích được cho các bạn trong việc điều trị viêm khớp thái dương hàm.

>>> Xem thêm: https://nhakhoathuyanh.com/viem-khop-thai-duong-ham-kham-o-dau-tai-ha-noi-nha-khoa-thuy-anh/

NHA KHOA THÙY ANH – HỆ THỐNG NHA KHOA UY TÍN HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

‍‍Chuyên sâu về: Niềng răng, trồng răng implant, trồng răng toàn hàm all on 4, nhổ răng khôn, điều trị cười hở lợi, bọc răng sứ, dán sứ veneer, điều trị khớp thái dương hàm…

Hotline: 0869.800.318 – 0965.800.318

Fanpage: fb.com/Thuyanhclinic.HN

Youtube: Youtube.com/nhakhoathuyanh

2 thoughts on “Hỏi đáp: Viêm khớp Thái Dương Hàm nên ăn gì? Kiêng ăn gì?

  1. Trường An says:

    Bác sĩ cho con hỏi mỗi lần con há miệng to khớp hàm bên phải con kêu tiếng “cụp” nhưng mà ko đau nhức mõi j cả ăn uống bình thường vậy có nên điều trị ko ạ .

    • Nha Khoa Thuỳ Anh says:

      Chào cháu, nếu như hiện tượng há mở miệng có tiếng kêu và không kèm theo hiện tượng đau nhức thì bác sĩ có thể áp dụng cho bạn sử dụng liệu pháp hành vi, vật lý trị liệu, hoặc sử dụng máng nhai, tuy nhiên thì vẫn cần được bác sĩ thăm khám và hướng dẫn tập sao đúng nhất, phù hợp nhất cháu nhé.
      Nếu cần tư vấn cụ thể hơn cháu có thể Inbox vào fanpage: fb.com/thuyanhclinic hoặc gọi tới số hotline 0869800318 hoặc 0965800318 nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục