Há miệng có tiếng kêu: Tất cả thông tin bạn cần nắm rõ

Theo các nghiên cứu dịch tễ 25 – 35% dân số có tiếng kêu khi há – ngậm miệng. Đây là một triệu chứng nhiều người mắc phải, nhiều người quan tâm. Tình trạng này khiến nhiều bệnh nhân hoang mang, ảnh hưởng tới việc ăn uống, làm suy giảm sức khỏe và chất lượng sống của con người. Để giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này, trong bài viết dưới đây bác sĩ Tùng trực thuộc nha khoa Thùy Anh sẽ giải mã, bóc tách rõ hơn về hiện tượng há miệng có tiếng kêu khớp?

Tại sao há miệng có tiếng kêu khớp?

Tình trạng há miệng có tiếng kêu

Bình thường lồi cầu, đĩa khớp nằm thẳng hàng với nhau, đĩa khớp có dạng lõm ở giữa, và lồi cầu chịu lực lên phần lõm nhất của đĩa. Khi há miệng lồi cầu sẽ đi ra trước, và khi ngậm miệng lồi cầu lại trở về vị trí ban đầu. Mỗi khi lồi cầu di chuyển, đĩa khớp sẽ luôn đi theo, giống như bạn đội chiếc mũ vậy. Và nếu ở tương quan bình thường như vậy thì sẽ không có tiếng kêu khớp. 

Hình ảnh minh họa đĩa khớp màu xanh trắng luôn nằm trên lồi cầu như đội mũ.

Tuy nhiên khi bạn bị trượt đĩa khớp có tái hồi. Nghĩa là bình thường động tác ngậm miệng đĩa khớp không nằm trên lồi cầu, đến khi bạn há miệng lồi cầu đi ra trước sẽ bắt lại đĩa khớp và xuất hiện tiếng kêu tặc (tiếng clicking). Ngược lại bạn ngậm miệng lồi cầu lại trở về vị trí ban đầu, đĩa khớp cũng vậy nên bị trật ra dẫn đến xuất hiện tiếng clicking tiếp theo.

Hình ảnh đĩa khớp màu trắng trượt ra trước ở tư thế bình thường.

Như vậy thì tiếng kêu là một bất thường. Về mặt lý thuyết, lồi cầu chịu lực vào đĩa khớp là tốt nhất, tình huống đĩa trật ra trước lồi cầu sẽ nén vào phần mô mềm phía sau. Mô mềm này giàu mạch máu – thần kinh, cho nên có thể gây đau. Một vài trường hợp tiến triển còn làm thủng luôn phần mô mềm dẫn đến tiếng kêu lạo xạo do 2 đầu xương tiếp xúc với nhau. Lâu dần tiêu đầu lồi cầu. 

Tuy nhiên thực tế thì cơ thể thích nghi rất tốt. Theo các nghiên cứu chỉ khoảng 7% trường hợp tiếng kêu khớp tiến triển nặng thêm, còn bình thường sẽ hình thành sự xơ hóa mô mềm sau đĩa, và bạn vẫn có thể thực hiện chức năng vĩnh viễn, an toàn. Nếu chịu khó đi nha sĩ thăm khám theo dõi thường xuyên. 

Há miệng có tiếng kêu thì nguy hiểm hay không?

Há miệng có tiếng kêu là 1 bất thường bệnh lý. Nhưng cũng rất khó để nói rằng nó thực sự nguy hiểm. Nếu bạn mắc phải tình trạng há miệng có tiếng kêu thì nên đến nha sĩ khớp cắn để kiểm tra, xem thử yếu tố tiến triển nào mà có thể can thiệp giúp bệnh thuyên giảm hay không. mục đích điều trị khớp cắn không phải là làm mất tiếng kêu, mà là để ổn định khớp cắn, tiếng kêu không nặng thêm, duy trì hoặc giảm bớt.

Theo bác sĩ Tùng, tiếng kêu khớp sẽ không bao giờ hết, nhưng nó cũng không làm hại đến bạn. 

Nhưng cũng có những tiến triển tiên lượng xấu như một ngày bạn không nghe thấy tiếng kêu nữa và hàm thì không thể há ra, thì lúc đó đĩa khớp của bạn đã bị trật ra trước không tái hồi, khi đó cần đến nha sĩ càng sớm càng tốt. Vì việc nắn chỉnh cho hàm há ngậm bình thường dưới 3 tuần mới còn hy vọng. 

Bạn cần ghi nhớ thông tin này, khi đang há miệng có tiếng kêu tự nhiên bị mất tiếng kèm theo há miệng hạn chế thì đó là tiến triển nguy hiểm của bệnh. Phải đến nha sĩ khẩn trương. Chính vì vậy theo quan điểm hiện nay, tiêu chí để đánh giá 1 khớp Thái Dương Hàm ổn định dù có tiếng kêu đó là bạn không bị những lần khóa hàm, hạn chế há miệng tự phát trong quá khứ.

Các câu hỏi liên quan tới tiếng kêu khớp

1.Tiếng kêu khớp có cần điều trị không? Điều trị thế nào?

Bác sĩ Tùng cho biết, khi tiếng kêu khớp kèm theo các triệu chứng đau thì mới xem xét lên kế hoạch điều trị. Đau lúc này có thể là đau cơ nhưng thường là đau nội khớp (intracapsular). Nói cách khác, khi bạn bị đau cơ hệ thống nhai nhưng tại khớp không đau và tải lực bình thường thì không nên điều trị theo hướng trật đĩa khớp. Nếu điều trị theo tình huống này sẽ dẫn tới thất bại vì không tập trung và chẩn đoán đúng nguồn đau (nguồn đau chính phải tập trung vào cơ). 

Vào năm 1970 tác giả Farrar lần đầu tiên đưa ra khái niệm máng định vị ra trước, nguyên tắc hoạt động là đưa hàm dưới ra phía trước, vị trí chọn định vị là điểm mà tại đó có tương quan lồi cầu – đĩa khớp bình thường, nghĩa là hàm dưới bắt lại được đĩa. Vì lồi cầu đưa ra trước bắt đĩa và máng cố định khớp cắn tại đó cho nên tiếng kêu khớp biến mất. Bệnh nhân thấy rất hài lòng vì tự nhiên đang há ngậm có tiếng kêu thì nay đã hoàn toàn hết tiếng click khó chịu. 

Ban đầu máng định vị ra trước khuyến cáo đeo 24/24h, trong khoảng 3-6 tháng cho đến khi các triệu chứng nội khớp hoàn toàn ổn định. Đến lúc này các nhà lâm sàng cho rằng cần tìm 1 vị trí cho hàm dưới để gỡ bỏ máng, trả lại cuộc sống sinh hoạt bình thường.  2 quan điểm lúc bấy giờ đưa ra để giải quyết tiếp vấn đề. 

– Quan điểm thứ nhất cố định hàm dưới tại vị trí mới bằng cách làm phục hình răng hoặc chỉnh nha. 

– Quan điểm thứ 2 cho rằng sau khi đeo máng định vị ra trước, dây chằng phía xa đã sửa chữa xong thì hãy cho hàm dưới quay trở lại vị trí trước điều trị. Không cần làm thêm bất cứ thủ thuật phục hình hay chỉnh nha nào cả. 

Một vài cách làm kinh điển khác nhắm tới điều trị tiếng kêu khớp là mài chỉnh khớp cắn như cách làm của Dawson, quan điểm mài chỉnh khớp cắn nguồn gốc từ giả thuyết trật đĩa do sự co quá mức của cơ chân bướm ngoài trên, tuy nhiên hoàn toàn không có bằng chứng về đáp ứng điều trị. 

Về hiệu quả của các điều trị chữa tiếng kêu khớp và máng hướng dẫn ra trước:

Xem xét nghiên cứu theo dõi lâu hơn. Một nghiên cứu 2,5 năm với cỡ mẫu là 40 người trật đĩa có tái hồi, sau thời gian 2,5 năm theo dõi 66% vẫn còn tiếng kêu khớp, mặc dù triệu chứng đau đã gần như giải quyết xong. Nhiều nghiên cứu khác cũng cho kết quả tương tự.  

Tiếng kêu khớp há ngậm rất phổ biến trong dân số, hầu hết các ca thì chúng không có kèm theo đau hoặc giản sự ổn định khớp, chỉ có tiếng kêu mà không đau, không khó chịu thì không cần điều trị, còn nếu tiếng kêu đi kèm triệu chứng và ngày càng trầm trọng thì điều trị sớm là cần thiết. 

Lưu ý: Trong một thời gian tiếng kêu khớp có tồn tại nhưng không biến đổi thì điều đó lại cho thấy cơ thể đã tạo nên những đáp ứng thích nghi để có thể thực hiện chức năng bình thường. 

Tác giả Magnusson và cộng sự trong nghiên cứu của mình thấy rằng tiếng kêu khớp thường thấy ở tuổi 15, tuy nhiên 46% trong số này biến mất tự nhiên ở tuổi 20. Các tác giả kết luận, tiếng kêu khớp có thể tự đến và tự đi, kết luận này phù hợp với các nghiên cứu dài hơn khi khảo sát lên tới mười, hai mươi năm trong dân số. Rõ ràng, sự liên hệ giữa tiếng kêu khớp và triệu chứng đau cũng như rối loạn chức năng là rất ít.

Tác giả Kononen và cộng sự nghiên cứu 128 thanh thiếu niên, thời gian theo dõi là 9 năm, độ tuổi khảo sát là 14, 15, 18, 23 thấy rằng mặc dù ghi nhận được tiếng kêu khớp tăng theo tuổi từ 11 – 34%, nhưng lý do tăng tiếng kêu là không theo quy luật hay chẩn đoán nào cả, và các tác giả cũng không thấy một sự liên quan mật thiết nào giữa tiếng kêu khớp với khóa hàm. 

Nghiên cứu rất dài trong 30 năm của Leeuw với điều trị bảo tồn trường hợp bệnh lý nội khớp, sau 30 năm tiếng kêu khớp vẫn tồn tại ở 54% bệnh nhân, mặc dù tiếng kêu khớp tồn tại nhiều người nhưng điều đáng lưu ý là không ai trong số họ khó chịu hay cảm thấy bất cứ rối loạn chức năng nào. Từ các nghiên cứu kể trên có thể thấy rõ tiếng kêu khớp không liên quan tới đau hoặc bất cứ một ảnh hưởng chức năng nào tới hàm răng. 

Tác giả Adler thực hiện 10 máng hướng dẫn ra trước, và thời điểm mới điều trị thấy rằng tiếng kêu khớp đã biến mất. Sau thời gian đeo máng, 5 bệnh nhân phục hình răng luôn tại vị trí phía trước theo định hướng của máng và 5 bệnh nhân đưa hàm dưới về vị trí cũ ban đầu. Cả 2 nhóm thấy rằng có đến 40% có tiếng kêu khớp trở lại. Nghiên cứu khác của moloney và Howard 43% bệnh nhân thực hiện phục hình cố định tại vị trí mới có tiếng kêu khớp quay lại. 

Kết luận: Không nên hướng mục đích điều trị bệnh lý Thái Dương Hàm vào việc loại bỏ tiếng kêu khớp, và không nên đưa tiếng kêu khớp vào để cho rằng điều trị TMD bị thất bại.

Tại Nha Khoa Thùy Anh chúng tôi luôn cố gắng tìm nguyên nhân gốc rễ và giải quyết theo hướng bảo tồn nhất – tối ưu hóa nhất cho bệnh nhân. Mục đích điều trị là hết đau, ăn nhai bình thường, hết đau mỏi cơ khớp, đầu cổ, vai gáy…Và không tập trung mục tiêu điều trị vào tiếng kêu. 

2. Có bao nhiêu loại tiếng kêu khớp?

Tiếng kêu khớp có rất nhiều loại như tiếng click đanh, rõ hay tiếng lạo xạo cảm giác như 2 đầu cứng mấp mô cọ xát vào với nhau. Tiếng kêu cũng có thể nhỏ hoặc lớn, thể hiện trật đĩa bán phần hay toàn bộ, tiếng kêu xuất hiện 2 thì hay 1 thì, đầu thì hay cuối thì…

Khi có tiếng kêu khớp mà đột nhiên tiếng kêu đó biến mất kết hợp với há miệng hạn chế thì bệnh đã tiến triển, lúc này cần khẩn trương đến nha sĩ để nha sĩ tiến hành nắn đĩa khôi phục lại biên độ mở miệng bình thường. Nếu để há miệng hạn chế trong thời gian dài sẽ dẫn đến tổn thương vĩnh viễn không hồi phục được. 

3. Tiếng kêu khớp có điều trị khỏi được không?

Theo bác sĩ Tùng, bạn có thể phải chung sống cả đời với tiếng kêu khớp Thái Dương Hàm, tiếng kêu khớp cũng có thể tự khỏi hoặc quá trình điều trị bệnh lý Thái Dương Hàm thì tiếng kêu khớp biến mất, tuy nhiên điều này hoàn toàn không tiên lượng được. 

Bạn chỉ cần điều trị khi tiếng kêu khớp kèm các triệu chứng đau, rối loạn chức năng hoặc đau mỏi cơ đầu mặt cổ. Trường hợp không đau, tiếng kêu khớp không gây hại gì nếu theo dõi chặt chẽ cùng nha sĩ. Nhưng lại cực kỳ stress và khó chịu khi mỗi lần ăn nhai, há miệng khớp lại kêu cộc cộc, vậy có nên điều trị vì quá khó chịu về mặt tâm lý không? 

Trả lời: Bạn vẫn có thể được nha sĩ điều trị tiếng kêu, tuy nhiên vì không thể tiên lượng đáp ứng của khớp có như kỳ vọng hay không, nên nha sĩ sẽ chỉ dùng những phương pháp điều trị bảo tồn, không xâm lấn như liệu pháp hành vi, tập cơ chức năng, dùng máng nhai. 

4. Cách điều trị bệnh khớp thái dương hàm kèm tiếng kêu khớp

Có 2 phương pháp điều trị bệnh TDH gồm: 

– Điều trị bảo tồn: Sử dụng máng nhai, vật lý trị liệu, chạy laser liều thấp, chiếu hồng ngoại, chạy tens điện châm, áp nhiệt, áp năng lượng siêu âm, tập cơ chức năng, liệu pháp hành vi, tác động vào khớp cắn, dùng thuốc nội khoa…

– Các phương pháp xâm lấn: Bơm rửa khớp, siêu âm khớp, phẫu thuật khớp…

Tại Nha Khoa Thùy Anh chúng tôi tiến hành điều trị bảo tồn, và lựa chọn các cách làm hiệu quả tốt như chiếu hồng ngoại, chạy tens, thuốc nội khoa, tập cơ chức năng, dùng máng nhai, điều chỉnh khớp cắn có chọn lọc. Mọi thắc mắc cũng như mong muốn được tư vấn về tình trạng há miệng có tiếng kêu bạn vui lòng liên hệ với nha khoa Thùy Anh theo địa chỉ dưới đây.

NHA KHOA THÙY ANH – HỆ THỐNG NHA KHOA UY TÍN HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

‍‍Chuyên sâu về: Niềng răng, trồng răng implant, trồng răng toàn hàm all on 4, nhổ răng khôn, điều trị cười hở lợi, bọc răng sứ, dán sứ veneer, điều trị khớp thái dương hàm…

Hotline: 0869.800.318 – 0965.800.318

Fanpage: fb.com/Thuyanhclinic.HN

Youtube: Youtube.com/nhakhoathuyanh

49 thoughts on “Há miệng có tiếng kêu: Tất cả thông tin bạn cần nắm rõ

  1. BH says:

    Cho con hỏi mới đầu thì cái hàm bên trái con thì nó bị cứng con muna cứ động thì phải làm cho nó kêu một tiếng ròi mới hoạt động bình thường nhưng giờ thì nó bị cứng lại hoàn toàn con không thể naog há miệng to ra được hơn nữa khi nhai cũng hơi đau vì cảm giác nó căng. Cho con hỏi con bị gì và phải trị như nào ạ ?

    • Nha Khoa Thùy Anh says:

      Chào em, với những mô tả của em thì có thể em đang gặp vấn đề bệnh lý khớp thái dương hàm. Tiếng kêu khớp cùng với há miệng hạn chế có thể do khớp hàm của em bị chệch ra khỏi ổ đĩa. Em có thể gặp bác sĩ khớp thái dương hàm để bác sĩ nắn lại cho em và cho em sử dụng máng nhai điều chỉnh.
      + Tìm hiểu thêm về dịch vụ điều trị bệnh lý khớp thái dương hàm tại: https://bit.ly/dieu-tri-khop-thai-duong-ham
      Nếu cần tư vấn cụ thể hơn em có thể Inbox vào fanpage: fb.com/thuyanhclinic hoặc gọi tới số hotline 0869800318 em nhé

    • Trần vũ tiến đạt says:

      Sáng cháu có ngủ dậy thì há mồm cứ thấy cộp cộp ở hàm phải cho cháu hỏi đó là bệnh j ạ cháu rất lo lắng .cháu cảm ơn ạ

      • Nha Khoa Thuỳ Anh says:

        Chào cháu, há miệng có tiếng kêu là 1 trong những biểu hiện của bệnh lý khớp thái dương hàm cháu ạ. Tuy nhiên bác sĩ cũng cần phải chụp phim XQ để đánh giá cụ thể hơn. Nếu như há miệng có tiếng kêu không kèm theo biểu hiện đau nhức thì có thể theo dõi thêm, còn nếu có kèm theo biểu hiện đau nhức thì mình sẽ cần phải điều trị cháu ạ
        Nếu cần tư vấn cụ thể hơn cháu có thể Inbox vào fanpage: fb.com/thuyanhclinic hoặc gọi tới số hotline 0869800318 cháu nhé

          • nhakhoathuyanh says:

            Chào em, há miệng có tiếng kêu là 1 trong những biểu hiện của bệnh lý viêm khớp thái dương hàm. Em nên đi thăm khám để bác sĩ có thể chụp phim xq, đánh giá chính xác tình trạng răng miệng của mình và lên một kế hoạch điều trị cụ thể em ạ.
            Để được tư vấn cụ thể hơn em có thể nhắn qua fanpage:m.me/Thuyanhclinic.HN/ hoặc gọi tới số hotline 0869800318 hoặc 0965800318 nhé!

  2. Nguyễn Thanh says:

    Chào bác sĩ, cho em hỏi hàm bên trái của em há ra chưa phát ra tiếng kêu chỉ hơi đau một chút, và phả qoẹo hàm trái sang phải thì nó mới có tiếng kêu, em bị như thế một tuần trước. Hiện tại em nên làm gì ạ? Em cám ơn

    • Nha Khoa Thuỳ Anh says:

      Chào em, những biểu hiện mà em mô tả thì có thể là em đang gặp phải tình trạng viêm khớp thái dương hàm. Em nên đi thăm khám, có thể tới những phòng khám nha có bác sĩ chuyên điều trị khớp thái dương hàm, hoặc bệnh viện răng hàm mặt trung ương để thăm khám và để bác sĩ lên phác đồ điều trị cụ thể cho em nhé. Điều trị viêm khớp thái dương hàm thì sẽ có thời điểm vàng để điều trị, nếu bỏ lỡ thì có thể có những tổn thương sẽ là vĩnh viễn em ạ.
      Nếu cần hỗ trợ em có thể nhắn tin qua fanpage: https://www.facebook.com/thuyanhclinic hoặc liên hệ qua số hotline: 0869800318 để được hỗ trợ em nhé

  3. Jj says:

    Cháu chào bác sĩ ạ, xương hàm bên trái của con ngáp hay ăn uống lâu lâu thì nó có tiếng kêu rắc rắc. Khoảng tới chiều là nó bị kiểu đau, nch hơi khó khăn. Vậy nó có bị ảnh hưởng tới cơ mặt, hay bị méo mặt gì không ạ
    Con cảm ơn!

    • Nha Khoa Thuỳ Anh says:

      Chào cháu, theo những biểu hiện mà cháu mô tả thì có thể là cháu đang gặp tình trạng viêm khớp thái dương hàm. Bệnh lý này có thể có một số biểu hiện khác nữa như lệch mặt, đau đầu, đau vai gáy,… Mình nên đi tới gặp nha sĩ sớm để được thăm khám và điều trị. Khớp thái dương hàm có thời gian vàng để điều trị, nếu như để tình trạng bệnh nặng hơn, điều trị muộn thì có thể có những tổn thương là vĩnh viễn.
      Để được tư vấn cụ thể hơn, cháu có thể nhắn tin qua fanpage: https://www.facebook.com/thuyanhclinic hoặc liên hệ qua số hotline: 0869800318 để được hỗ trợ nhé

  4. hồng says:

    bác sĩ cho em hỏi: em bị gãy xương hàm dưới bên phải, há miệng bị hạn chế thì em có thể bị tổn thương những cấu trúc nào vậy ạ
    cảm ơn bác sĩ!

    • Nha Khoa Thuỳ Anh says:

      Chào em, qua mô tả phía trên của em thì khó có thể xác định được sự tổn thương của các cấu trúc em ạ. Bác sĩ sẽ cần phải chụp các phim X-Quang chuyên biệt mới có thể đánh giá và kết luận được các tổn thương và mức độ tổn thương em ạ. Em nên đi thăm khám để được các bác sĩ kiểm tra trực tiếp em nhé!

        • Nha Khoa Thuỳ Anh says:

          Chào em, qua mô tả như vậy thì cũng khó có thể đánh giá được em đang gặp vấn đề gì. Đau hàm thì có nhiều nguyên nhân, có thể là do răng khôn của em, cũng có thể em mắc bệnh lý viêm khớp thái dương hàm…. Mình sẽ cần đi thăm khám trực tiếp để bsĩ có thể tìm ra được nguyên nhân chính xác và có kế hoạch điều trị cho mình cụ thể em ạ

  5. Minh says:

    Em há miệng ra là có tiếng kêu bên khớp trái á, k biết có liên quan đến răng của em k nma em bị mất răng ở dưới bên trái chưa đi trồng được, bác sĩ bảo hẹn. Em ngước đầu lên há miệng ra thì cũng bị kêu cho em hỏi với ạ

    • Nha Khoa Thuỳ Anh says:

      Chào bạn, qua mô tả những biểu hiện thì có thể bạn đang mắc bệnh lý khớp thái dương hàm. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới bệnh lý này như: nghiến răng khi ngủ, ăn nhai 1 bên, mất răng lâu ngày, sang chấn khớp cắn… Bsĩ sẽ cần phải thăm khám và đánh giá trực tiếp qua hình ảnh phim XQ để xác định rõ nguyên nhân bạn ạ. Nếu như hiện tượng há mở miệng có tiếng kêu và không kèm theo hiện tượng đau nhức thì bác sĩ có thể áp dụng cho bạn sử dụng liệu pháp hành vi, vật lý trị liệu, các bài tập cơ chức năng, bạn có thể tham khảo ở video này: https://www.youtube.com/watch?v=9Iy_LuazLe8&t=1s.
      Nếu cần tư vấn cụ thể hơn bạn có thể Inbox vào fanpage: fb.com/thuyanhclinic hoặc gọi tới số hotline 0869800318 nhé

      • Trần Thị Hồng says:

        E chào bác sĩ ạ.dao này e lắc đầu hay xoay đầu qua lại đều nge tiếng kêu cợp cợp.nhung k phải ở dưới coổ . mà e nhé ở sau gáy hay sau tai gì à.tieng kêu làm e rất khó chịu.va ko lắng không biết là nó kêu từ khi nào nhưng e mới phát hiện ra,e có dau khớp vai phải một tuần nay nhưng giờ hết rồi.e có chụp phim đốt sống cổ kết quả bình thường à.k biết em bị gì .e rất sợ ạ.em xin nhờ bs tư vấn giúp em e xin cảm ơn.e 32t

        • Nha Khoa Thuỳ Anh says:

          Qua những biểu hiện mô tả của chị ở phía trên thì cũng khó để có thể chẩn đoán là mình đang gặp tình trạng bệnh như thế nào chị ạ. Chị nên đi thăm khám trực tiếp để bác sĩ có thể làm những xét nghiệm, chụp chiếu để có thể chẩn đoán chính xác và có phác đồ điều trị cho mình cụ thể hơn chị nhé.

  6. Đầm says:

    Chào bác sĩ . Miệng của con khi đung đưa qua lại có tiếng sột soạt bên phải thì là biểu hiện gì ạ . Con đang ăn thì nghe một tiếng cụp bên phải . Và khi con đung đưa cơ hàm qua lại thì nghe có tiếng sột soạt ạ

    • Nha Khoa Thuỳ Anh says:

      Chào em, qua mô tả như này thì cũng khó có thể đánh giá được khớp hàm của em đang gặp vấn đề gì em ạ. Nếu như tiếng kêu của khớp hàm khiến em khó chịu, há miệng khó khăn hoặc bị hạn chế, đau nhức… thì mình nên đi thăm khám trực tiếp tại những cơ sở nha khoa uy tín để được kiểm tra cụ thể, sau đó bsĩ sẽ đưa ra cho mình 1 phác đồ điều trị nhé ạ.

  7. Cao says:

    Cháu chào bác sĩ! Xương hàm của cháu nhìn rõ bên cao bên thấp, má bên phải to hơn hẳn má trái và khi há miệng hàm bên phải của cháu có tiếng kêu. Bác sĩ cho cháu lời khuyên với ạ !

  8. Nguyễn thị như ý says:

    Cho e hỏi mỗi lần e há miệng ra là cơ hàm sẽ phát ra tiếng và đôi khi hàm nó hơi mỏi và nhứt khi nuốt nước bọt cũng phát ra tiếng cho e hỏi có bị s ko ạ? và nên làm gì ?

    • huy says:

      Chào em, qua mô tả thì có thể em đang gặp tình trạng bệnh lý khớp thái dương hàm. Nếu như há mở miệng có tiếng kêu khớp và không kèm theo hiện tượng đau nhức thì chưa cần thiết phải điều trị ngay. Tuy nhiên nếu như há miệng có tiếng kêu và kèm theo hiện tượng đau nhức, mỏi cơ hàm…. thì mình sẽ cần điều trị em ạ. Em nên đi thăm khám để bsĩ tiến hành chụp phim xq chấn đoán, đưa ra phác đồ điều trị cụ thể cho em nhé!
      Nếu cần tư vấn cụ thể hơn em có thể Inbox vào fanpage: fb.com/thuyanhclinic hoặc gọi tới số hotline 0869800318 hoặc 0965800318 nhé.

    • Nha Khoa Thuỳ Anh says:

      Chào em, nếu như hiện tượng há mở miệng có tiếng kêu và không kèm theo đau nhức thì mình có thể theo dõi thêm và chưa cần thiết phải điều trị ngay. Tuy nhiên nếu có kèm theo biểu hiện đau nhức thì sẽ cần phải điều trị em ạ. Bác sĩ sẽ điều trị cho em theo hướng bảo tồn, sử dụng máng nhai, máy thư giãn cơ, hướng dẫn các bài tập vẫn lý trị liệu….
      Nếu cần tư vấn cụ thể hơn em có thể Inbox vào fanpage: fb.com/thuyanhclinic hoặc gọi tới số hotline 0869800318 hoặc 0965800318 nhé.

    • Nha Khoa Thuỳ Anh says:

      Chào em nếu như hiện tượng há mở miệng có tiếng kêu và không kèm theo hiện tượng đau nhức thì bác sĩ có thể áp dụng cho em sử dụng liệu pháp hành vi, vật lý trị liệu, các bài tập bác sĩ đã hướng dẫn trong video, hoặc sử dụng máng nhai, tuy nhiên thì vẫn cần được bác sĩ thăm khám và hướng dẫn tập sao đúng nhất, phù hợp nhất.
      Nếu cần tư vấn cụ thể hơn em có thể Inbox vào fanpage: fb.com/thuyanhclinic hoặc gọi tới số hotline 0869800318 hoặc 0965800318 nhé.

  9. Trang says:

    Bác sĩ cho em hỏi là hàn trái của em trc có tiếng kêu và đau nhức há mở miệng khó khăn tự nhiên hết đau và há mở bth nhưng có mấy tiếng lạo xạo là sao ạ

    • Nha Khoa Thuỳ Anh says:

      Chào em, tiếng kêu khớp là một trong những biểu hiện của bệnh lý khớp thái dương hàm. Tuy nó không phải triệu chứng cấp tính yêu cầu cần phải xử lý gấp nhưng em cũng cần thăm khám và chụp phim để đánh giá tình trạng khớp thái dương hàm của em nhé
      Nếu ko có vấn đề gì mà chỉ có tiếng kêu bác sĩ có thể hướng dẫn em các bài tập chức năng để giảm lực nén lên khớp còn nếu có tổn thương bệnh lý ở khớp thì lúc đó mình mới cần phải điều trị nhé
      Để được tư vấn cụ thể hơn em có thể Inbox vào fanpage: fb.com/thuyanhclinic hoặc gọi tới số hotline 0869800318 nhé

    • Thi says:

      Cho em hỏi là khi em há miệng thì e nghe tiếng tách trong tai, có khi thì k há miệng ra đc. Mỗi lần em gì liên quân tới miệng thì nghe tiếng tách nuốt nước bọt cũng vậy, đánh răng cũng v há miệng k được. Em bị như vậy giờ điều trị có được không ạ

      • Nha Khoa Thuỳ Anh says:

        Chào em, qua những biểu hiện mà em mô tả thì có thể mình đang gặp bệnh lý khớp thái dương hàm. Tại Nha Khoa Thuỳ Anh thì bác sĩ có thể điều trị được bệnh lý này. Em nên đi thăm khám để bác sĩ kiểm tra và có phác đồ điều trị cho mình càng sớm càng tốt em ạ
        Để được tư vấn cụ thể hơn em có thể Inbox vào fanpage: fb.com/thuyanhclinic hoặc gọi tới số hotline 0869800318 nhé

  10. hagg says:

    chào bác sĩ ạ ! Cháu cứ há miệng ra lại kêu rắc! đưa hàm dưới ra vào thì là kêu bên phải ạ! Thế là làm sao ạ ! Mong đc bavs sĩ phản hồi ạ ! Cảm ơn bác sĩ nhiều lám ạ !!!!!!!

    • Nha Khoa Thuỳ Anh says:

      Chào em, há miệng có tiếng kêu là 1 trong những biểu hiện của bệnh lý khớp thái dương hàm. Em nên đi thăm khám để bác sĩ chụp phim XQ và chẩn đoán, đưa ra được phác đồ điều trị cho mình cụ thể em nhé.
      Để được tư vấn cụ thể hơn em có thể Inbox vào fanpage: fb.com/thuyanhclinic hoặc gọi tới số hotline 0869800318 nhé

  11. Thành says:

    Xin chào BS. Con thứ 7 tuần trc con ngủ z thì hả miệng to. Nghe cái cụp. Rồi con ko để ý lúc đi làm con hả hả miệng thì thấy nhói nhói đau. Dưới sụng tai . Kèm theo tiếng kiêu nhỏ. Sau vài ngày tiếng kiêu nhiều đi nhưng vẫn nhớ kiểu như rột rẹt thôi. Kèm theo nhói nhói.
    Với ngày xưa tới giờ lâu lâu con hả miệng thì kiêu tiếng rắc kiểu như bẻ ngón tay z. Nó làm hàm con nhẹ nhàng đi. Thì có bị sao ko BS

    • Nha Khoa Thuỳ Anh says:

      Chào em, há miệng có tiếng kêu là 1 trong những biểu hiện của bệnh lý khớp thái dương hàm. Nếu như há miệng có kèm theo đau nhức thì mình nên đi thăm khám sớm để được bác sĩ đánh giá chính xác tình trạng và hướng xử lý cụ thể cho mình em ạ
      Nếu cần được tư vấn cụ thể hơn em có thể Inbox vào fanpage: fb.com/thuyanhclinic hoặc gọi tới số hotline 0869800318 nhé!

  12. le van phuoc says:

    trong lúc đang ăn tôi tình cờ nghe tiếng kêu lục cục tại khớp hàm bên P. về sau khi há to hoặc nhai tiếng kêu lục cục lại xuất hiện tần suất nhiều ít tùy mức độ nhai hỏi tại sao, cách điều trị

    • Nha Khoa Thuỳ Anh says:

      Chào bạn, qua những biểu hiện mà bạn mô tả thì có thể bạn đang mắc bệnh lý khớp thái dương hàm. Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh lý này như: thói quen ăn nhai 1 bên, thói quen nghiến răng khi ngủ, do sự sai lệch về khớp cắn… Tại Nha Khoa Thuỳ Anh, bác sĩ sẽ điều trị bệnh lý này theo hướng bảo tồn bằng cách sử dụng máng nhai, nắn chỉnh khớp, kết hợp với 1 số bài tập vật lý trị liệu… bạn ạ.
      Nếu cần tư vấn cụ thể hơn bạn có thể Inbox vào fanpage: fb.com/thuyanhclinic hoặc gọi tới số hotline 0869800318 bạn nhé

    • Nha Khoa Thuỳ Anh says:

      Chào em, há mở miệng có tiếng kêu kèm theo hiện tượng đau nhức hàm là một trong những biểu hiện của bệnh lý khớp thái dương hàm. Mình sẽ cần đi thăm khám và điều trị sớm, để tránh tình trạng bệnh có thể diễn tiến nặng hơn em ạ.
      + Em có thể tìm hiểu thêm về bệnh lý khớp thái dương hàm tại link web sau: https://nhakhoathuyanh.com/viem-khop-thai-duong-ham-kham-o-dau-nha-khoa-thuy-anh/
      Nếu cần tư vấn cụ thể hơn em có thể Inbox vào fanpage: fb.com/thuyanhclinic hoặc gọi tới số hotline 0869800318 em nhé

    • Nha Khoa Thuỳ Anh says:

      Chào em, há miệng có tiếng kêu và lệch mặt là 1 trong những biểu hiện của bệnh lý khớp thái dương hàm em ạ. Tuy nhiên bác sĩ cũng cần phải thăm khám và chụp phim xq để có thể chẩn đoán được chính xác hơn em ạ.
      Để được tư vấn cụ thể hơn em có thể Inbox vào fanpage: fb.com/thuyanhclinic hoặc gọi tới số hotline 0869800318 nhé!

  13. Tú Nguyệt says:

    Em chào bác sĩ, khi em há miệng to có tiếng kêu cục ở gần tai và mỗi khi thế thì em hơi đau 1 xíu. Cho em hỏi là bị làm sao và cần làm gì ạ? Em cảm ơn

    • Nha Khoa Thuỳ Anh says:

      Chào em, há miệng có tiếng kêu và bị đau là 1 trong những biểu hiện của bệnh lý viêm khớp thái dương hàm. Mình sẽ cần đi thăm khám và điều trị em ạ. Tại phòng khám Nha Khoa Thuỳ Anh sẽ điều trị khớp thái dương hàm theo hướng bảo tồn, điều trị bằng máng nhai và có thể kết hợp với một số bài tập cơ chức năng… Để được tư vấn cụ thể hơn em Inbox vào fanpage: fb.com/thuyanhclinic hoặc gọi tới số hotline 0869800318 hoặc 0965800318 nhé

  14. Nguyễn Thị Hằng says:

    chào bác sĩ, tôi có bị tiếng lục cục ở bên hàm trái tôi có đi khám và phải ở lại điều trị đc chuẩn đoán là viêm khớp thái dương hàm sau khi ở lại điều trị hơn 1thang không khỏi tôi về vì còn bận công việc đến nay cũng phải hơn 1 năm rồi tôi không có bị đau nhưng mà gần đây bắt đầu cảm thấy nhức nhức ăn uống vẫn bình thường chỉ là bị tiếng lục cục và có nhức nhức thì xin hỏi bác sĩ là bị hơn 1 năm như vậy rồi thì có còn phác đồ phương pháp nào để điều trị dứt điểm vấn đề này không bác sĩ ạ

    • Nha Khoa Thuỳ Anh says:

      Chào chị, để đánh giá được mức độ viêm khớp thái dương hàm cũng đánh giá được ca của mình có thể điều trị khỏi dứt điểm hay không thì nha sĩ cần phải thăm khám trực tiếp và đánh giá trên phim xq mới có thể kết luận được ạ. Khớp thái dương hàm thì có nhiều nguyên nhân, điều trị khớp thái dương cũng có những thời điểm vàng và cũng còn tuỳ vào việc đáp điều trị của mình với phác đồ điều trị của bác sĩ nữa ạ.
      Để được tư vấn cụ thể hơn, chị có thể Inbox vào fanpage: fb.com/thuyanhclinic hoặc gọi tới số hotline 0869800318 hoặc 0965800318 nhé

    • Nha Khoa Thuỳ Anh says:

      Chào em, há miệng có tiếng kêu lộp cộp là một trong những biểu hiện của bệnh lý khớp thái dương hàm. Nếu như hiện tượng há mở miệng có tiếng kêu và không kèm theo hiện tượng đau nhức thì bác sĩ có thể áp dụng cho bạn sử dụng liệu pháp hành vi, vật lý trị liệu, các bài tập bác sĩ đã hướng dẫn trong video, hoặc sử dụng máng nhai, tuy nhiên thì vẫn cần được bác sĩ thăm khám và hướng dẫn tập sao đúng nhất, phù hợp nhất em ạ.

      Để được tư vấn cụ thể hơn em có thể nhắn qua fanpage:m.me/Thuyanhclinic.HN/ hoặc gọi tới số hotline 0869800318 hoặc 0965800318 nhé!

  15. Jolie Nguyễn says:

    Chào bác sĩ, em há miệng có tiếng lụp cụp 2 bên, và mấy tháng gần đây em bị nghiến răng ban ngày lẫn ban đêm, răng em bị mòn. Thêm đó là em bị đau đầu 2 bên thái dương căng nhứt, và bị mỗi cổ vai gáy bên trái. Đi khám thì đưa qua khoa nội thần kinh, chụp khám các kiểu thì kết luận viêm xoang và rối loạn vận mạch, uống thuốc chóng động kinh thì cũng hết đau đầu nhưng hết thuốc cũng bị lại. Khoảng tháng gần đây thì em bị đau 1 bên mang tai trái. Và vẫn bị nghiến răng ban ngày. Hàm răng cứ đụng nhẹ nhẹ vào nhau, rất khó chịu ạ. Không biết e có bị rối loạn khớp thái dương hàm không ạ. Cám ơn bác sĩ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục