Hỏi đáp: Trám răng có phải lấy tủy không? Nha khoa Thùy Anh

Trám răng là phương pháp rất phổ biến để điều trị răng sâu. Vậy trám răng sâu có cần lấy tủy không? Lấy tủy để trám răng có ưu nhược điểm gì?

Trám răng sâu có phải lấy tủy không?

Tình trạng sâu răng thường được chia thành 3 mức độ khác nhau và tùy vào mức độ bác sĩ sẽ đưa ra hướng điều trị cụ thể xem trám răng sâu có phải lấy tủy không? 

    • Mức độ 1: Sâu men răng hoặc sâu ngà răng

Sâu men răng hoặc sâu ngà răng là hiện tượng vi khuẩn tấn công vào men răng và ngà răng, ổ sâu chưa tấn công vào tủy răng nên trường hợp này trám răng có lấy tủy thì câu trả lời là không. Mà bác sĩ sẽ tiến hành nạo bỏ phần men răng, ngà răng bị nhiễm khuẩn để ngăn chặn vi khuẩn tiếp tục tấn công và phá hủy cấu trúc răng. Làm sạch lỗ sâu bằng dung dịch sát khuẩn. 

Sau đó, tái tạo lại hình dáng thẩm mỹ ban đầu bằng vật liệu trám răng. Cuối cùng, sử dụng đèn quang trùng hợp để đông cứng chất trám.

    • Mức độ 2: Sâu tủy răng

Trường hợp này vi khuẩn đã phá hủy hoàn toàn men răng và ngà răng, tấn công vào tủy răng gây viêm nhiễm. Trường hợp này trám răng có cần lấy tủy không thì câu trả lời là có, bác sĩ sẽ tiến hành điều trị nội nha lấy tủy. 

    • Mức độ 3: Răng bị viêm tủy 

Đây là mức độ nặng nhất. Sự viêm nhiễm của tủy răng này có thể là do việc răng bị sâu nặng nhưng không điều trị kịp thời, thân răng bị nứt bên trong hoặc ngoài. Tác hại này đôi khi không nhìn được bằng mắt thường nhưng sẽ cần phải chữa vì có thể sẽ gây tình trạng đau nhức âm ỉ, nghiêm trọng hơn sẽ dẫn đến chết tủy, áp xe chân răng, tiêu xương hàm….

Lấy tủy để trám răng có ưu nhược điểm như thế nào?

Trước khi điều trị tủy để trám răng, bạn cần nắm được mặt lợi, hại của phương pháp này để có sự yên tâm khi điều trị. 

1. Ưu điểm khi trám răng lấy tủy

– Chấm dứt đau nhức, khó chịu: Khi tủy bị viêm nhiễm thì việc điều trị tủy để thực hiện trám răng là phương pháp giúp bảo tồn răng. Bởi vậy, với những trường hợp tủy răng bị viêm nhiễm như viêm tủy răng, sâu răng nặng, chấn thương răng gây viêm tủy… thì điều trị tủy là phương pháp tối ưu giúp chấm dứt cơn đau nhức, khó chịu.

– Khôi phục ăn nhai hiệu quả: Răng sau khi được điều trị tủy và trám răng sẽ không còn đau nhức nữa, việc ăn nhai dễ dàng hơn. Kể cả với những trường hợp mô răng bị hư vỡ, khiến việc ăn uống không ngon miệng thì trám răng lấy tủy sẽ giúp tái tạo lại hình thể của răng, cải thiện việc ăn nhai bền chắc lâu dài hơn.

– Bảo vệ và bảo tồn răng: Trám răng lấy tủy giúp bảo tồn răng tối đa, đặc biệt là các trường hợp răng bị viêm nhiễm nặng. Nếu không thực hiện, tủy răng bị viêm nhiễm sẽ dẫn tới tình trạng áp xe, tiêu xương hàm, nguy cơ mất răng là rất lớn, gây nhiều hậu quả xấu về lâu dài.

2. Nhược điểm khi điều trị tủy để trám răng 

Trám răng lấy tủy nghĩa là răng không còn tủy răng để nuôi dưỡng khỏe mạnh như các răng khác. Sau khi lấy tủy răng, mặc dù đã được trám răng phục hình, nhưng mô răng trở nên giòn, dễ vỡ. 

Để bảo vệ răng sau khi lấy tủy thì bạn nên thực hiện bọc răng sứ để giúp răng luôn chắc khỏe, ăn nhai tốt. Cụ thể, sau khi bọc răng sứ, bác sĩ sẽ thực hiện chụp mão sứ ra bên ngoài răng thật vừa giúp bảo vệ răng thật tránh được các kích từ bên ngoài, vừa giúp đảm bảo việc ăn nhai tốt và thẩm mỹ cao.

>>> Xem thêm: Răng đã lấy tủy tồn tại được bao lâu? 

Quy trình trám răng chữa tủy

Các bước trám răng chữa tủy tại nha khoa Thùy Anh theo quy định của Bộ Y tế: 

    • Bước 1: Thăm khám tổng quát 

Bác sĩ tiến hành thăm khám để xác định mức độ tổn thương của răng và chỉ định chụp phim X – quang để xem tủy có bị tổn thương không. Dựa trên kết quả bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp cũng như vật liệu trám phù hợp. 

    • Bước 2: Gây tê và điều trị tủy 

Bác sĩ tiến hành gây tê rồi khoan đường nhỏ trên thân răng xuống ống tủy để xác định vị trí và đo chiều dài của ống tủy. Tiếp đến bác sĩ tiến hành nạo sạch mô tủy bị hư hại rồi vệ sinh sạch ống tủy. Bạn sẽ được chụp phim X – quang thêm 1 lần nữa để xem tủy còn viêm hay không? 

Bước này rất quan trọng trong quy trình trám răng lấy tủy vì nếu không làm sạch tủy của răng bị sâu vì vi khuẩn sẽ tiếp tục hình thành và gây đau nhức.

    • Bước 3: So màu răng: Bác sĩ sẽ lựa chọn loại màu của vật liệu trám cho phù hợp với màu sắc của răng 
    • Bước 4: Đặt khuôn trám hoặc sử dụng chỉ co nướu với các trường hợp xoang sâu lớn hoặc bờ xoang sâu dưới nướu. 
    • Bước 5: Trám răng với các bước: Etching (xói mòn acid), tạo lớp dán (bonding) và trám composite resin quang trùng hợp.
    • Sau khi trám bác sĩ cũng sẽ kiểm tra lại để điều chỉnh những điểm còn cộm hoặc vướng để bệnh nhân được thoải mái và ăn nhai dễ dàng hơn. 

Để biết được chính xác trường hợp của bạn trám răng có phải lấy tủy không thì bạn hãy tới các cơ sở nha khoa uy tín để được bác sĩ thăm khám và đưa ra phương án điều trị phù hợp nhất dành cho bạn. 

>>> Xem thêm: https://nhakhoathuyanh.com/lay-tuy-rang-gia-bao-nhieu-bang-gia-lay-tuy-rang-tot-nhat-nam/

NHA KHOA THÙY ANH – HỆ THỐNG NHA KHOA UY TÍN HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

‍‍Chuyên sâu về: Niềng răng, trồng răng implant, trồng răng toàn hàm all on 4, nhổ răng khôn, điều trị cười hở lợi, bọc răng sứ, dán sứ veneer, điều trị khớp thái dương hàm…

Hotline: 0869.800.318 – 0965.800.318

Fanpage: fb.com/Thuyanhclinic.HN

Youtube: Youtube.com/nhakhoathuyanh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục