Bị viêm khớp Thái Dương Hàm khi đang niềng răng phải làm thế nào?

Đang niềng răng bị viêm khớp thái dương hàm. Trên thực tế,  chưa có nghiên cứu tổng quan hệ thống nào chỉ ra mối liên quan giữa bệnh lý Thái Dương Hàm với niềng răng. Tức là niềng răng hiện tại coi là an toàn, không gây khởi phát TMD. Tuy nhiên trên thực tế chúng ta cũng cần nhìn nhận cho khách quan. 

Thứ 1: Vẫn rất nhiều bệnh nhân khởi phát đau TMD trong quá trình niềng răng. Vì vậy phác đồ xử lý cho bệnh nhân rất cần thiết. 

Thứ 2: Các nghiên cứu phần lớn thực hiện ở trung tâm chỉnh nha lớn, sau đại học vì vậy có thể không phản ánh thực tế thị trường niềng răng, ví dụ như ở Việt Nam thậm chí nhiều người chưa có đào tạo chuyên sâu, tệ hơn là không phải bác sĩ vẫn niềng tính phí. 

Thứ 3: Nghiên cứu cũng thực hiện đa phần là ở lứa tuổi đang tăng trưởng xương, một đáp ứng thích nghi kiểu tái cấu trúc hõm khớp có thể xảy ra bù đắp kết quả niềng răng, những đáp ứng chỉnh nha tăng trưởng khác hoàn toàn chỉnh nha người trưởng thành. 

Đòi hỏi thực tế lâm sàng, bác sĩ chỉnh nha phải nắm chắc nguyên lý kiểm soát khớp cắn, đem đến giải pháp điều trị đẹp về thẩm mỹ, khỏe chức năng và lành mạnh khớp Thái Dương Hàm. Trong bài viết dưới đây, bác sĩ Trần Thùy Anh (trưởng khoa nắn chỉnh răng trực thuộc nha khoa Thùy Anh) sẽ giúp giải đáp vấn đề đang niềng răng mà đau khớp Thái Dương Hàm thì phải làm sao? 

Khớp Thái Dương Hàm là gì? 

Bạn có thể áp ngón tay phía trước tai, sau đó há ra ngậm vào, sẽ cảm nhận sự di chuyển của lồi cầu. Khớp Thái Dương Hàm là khớp động duy nhất vùng sọ mặt, nối hàm dưới với nền sọ. Khớp Thái Dương Hàm coi là phức tạp nhất trong cơ thể, có cả ở cả bên phải và bên trái. 

Cấu tạo khớp bao gồm: Lồi cầu, đĩa khớp, hõm Thái Dương, xung quanh ổ khớp là dây chằng và cơ mặt. Chức năng gồm ăn nhai, nói chuyện…

Bệnh rối loạn khớp thái dương hàm là như thế nào? 

Rối loạn khớp thái dương hàm (TMD) là rối loạn về tư thế hoặc cấu trúc cơ nhai, trực tiếp tại khớp Thái Dương Hàm, hoặc hệ thần kinh liên quan đến những cơn đau mãn tính. Có thể định nghĩa một cách khái quát rằng bất cứ một vấn đề gì cản trở phức hợp cơ – xương – khớp TMJ vận động hài hòa, sinh lý thì đều là kết quả của bệnh lý Thái Dương Hàm. 

3 loại bệnh khớp thái dương hàm phổ biến: 

– Đau cân cơ : Đây là thể hay gặp nhất, gây ra khó chịu, âm ỉ vùng cân cơ tập trung tại hàm, cổ, vai, đầu. 

– Bệnh lý nội khớp: Là những trật lồi cầu khỏi hõm khớp, trật đĩa khớp khỏi lồi cầu hoặc tổn thương ngay chính chỏm lồi cầu. 

– Loại thứ 3 là thoái hóa khớp: Bao gồm các thể viêm xương, thấp khớp lan tỏa…

Triệu chứng nhận biết chỉnh nha bị khớp thái dương hàm

– Hạn chế há miệng: Bạn không thể há lớn, trơn tru được, vận động hàm sang bên cũng khó khăn.

– Đau vùng trước tai, đau trong tai: Đây là biểu hiện của một tổn thương nội khớp, bạn có thể sờ trước tai và ấn kiểm tra hoặc cho ngón tay vào tai đồng thời thực hiện động tác đóng mở hàm. 

– Ù tai: Cấu trúc khớp Thái Dương Hàm gần tai, kết nối vòi tai nên những rối loạn khớp có thể khiến bạn bị ù khó nghe. 

– Đau cơ nhai, cơ thái dương, đau nửa đầu, ăn nhai khó khăn

– Tiếng kêu khớp Thái Dương Hàm: Triệu chứng tiếng kêu khớp chiếm trên 30% dân số, nó là vấn đề thường gặp và lành tính. Tiếng kêu khớp đặc biệt có thể xuất hiện phổ biến ở lứa tuổi chỉnh nha và sau đó mất đi một cách tự nhiên. Hiện nay trên thế giới, tiếp cận khớp Thái Dương Hàm không theo hướng loại bỏ tiếng kêu khớp mà chỉ là kiểm soát ổn định lập lại cân bằng khớp, loại bỏ triệu chứng, không cho bệnh tiến triển nặng lên. 

Phát hiện bệnh lý Thái Dương Hàm khởi phát nên làm gì?

Để hỗ trợ kiểm soát bệnh tốt, bác sĩ Thùy Anh đưa ra một số lời khuyên như sau: 

– Thứ 1: Nên hạn chế vận động hàm tới vùng đau, các cử động thực hiện nhẹ nhàng. Đau khớp Thái Dương Hàm không thể dừng hoạt động ăn uống, vì vậy bạn nên chọn thực phẩm mềm, cắt miếng bé, hạn chế nói nhiều, hạn chế ngáp quá lớn, cũng như tránh chấn thương trực tiếp đầu mặt. Nhiều bạn học sinh tồn tại thói quen tựa tay lên cằm mỗi khi suy nghĩ, đây là động tác không tốt vì gây áp lực cho khớp. 

– Thứ 2: Chườm lạnh vào vùng đau nếu cơn đau bứt rứt khó chịu và rõ ràng. Thường chườm lạnh áp dụng trực tiếp lên khớp trước tai. Chườm nóng cũng hiệu quả với vùng đau Thái Dương hoặc đau góc hàm, chườm nóng áp dụng nhiều hơn chườm lạnh trong kiểm soát TMD. 

– Thứ 3: Có thể dùng một ít thuốc giảm đau, ví dụ như paracetamol, thuốc kháng viêm non – steroid: ibuprofen, aspirin… Dùng thuốc giúp bạn cắt cơn đau nhanh chóng. 

– Thứ 4: Liên hệ với bác sĩ chỉnh nha của bạn càng sớm càng tốt, thông thường trong phòng nha sẽ tích hợp bác sĩ chuyên khoa Cắn Khớp hỗ trợ thêm. Bác sĩ kiểm tra triệu chứng xác định có thể khởi phát TMD từ đâu. Một số nguyên nhân thường gặp như chấn thương, ăn đồ dai cứng, stress căng thẳng công việc – học hành, sang chấn khớp cắn, nâng khớp, tật đẩy lưỡi…

Sau khi xác định nguyên nhân bác sĩ giúp bạn loại bỏ tác nhân này, đồng thời hướng dẫn một số bài tập hàm quan trọng giúp giảm đau, một số bạn cần dùng tới đơn thuốc và máng nhai. Đương nhiên chỉnh nha kéo răng sẽ chỉ bắt đầu khi triệu chứng bệnh kiểm soát hoàn toàn. 

Bệnh khớp Thái Dương Hàm có ảnh hưởng đến kết quả niềng răng không?

Thông thường bệnh nhân chỉnh nha sẽ tái khám cùng bác sỹ  1 – 2 tháng/lần, vì vậy bất cứ triệu chứng nào đều phát hiện rất sớm, phát hiện sớm chính là yếu tố quan trọng đảm bảo kết quả chỉnh nha không bị ảnh hưởng. TMD phát hiện sớm điều trị thường đáp ứng rất nhanh. 

Kết quả chỉnh nha chỉ ảnh hưởng nếu bệnh mãn tính, lâu dài dẫn tới phá hủy cấu trúc khớp, tiêu lồi cầu. Thông thường, áp lực khớp luôn ưu tiên giải phóng đầu tiên trong tư duy giảm đau cho bệnh nhân chỉnh nha mắc TMD, vì vậy cơ hội tiêu là rất thấp. 

Các thể đau khác như đau cân cơ, viêm bao khớp, dây chằng không ảnh hưởng cấu trúc xương nên an toàn. 

Bạn cũng lưu ý tình trạng há miệng hạn chế, đây có thể là biểu hiện trật đĩa bất hồi, bạn cần liên hệ bác sĩ ngay để thực hiện nắn khớp. Nắn khớp càng sớm thì hiệu quả càng cao, nắn khớp muộn sau 3 tuần có thể phải điều trị dai dẳng và đây cũng chính là một trong các nguyên nhân hàng đầu gây tiêu lồi cầu ảnh hưởng kết quả chỉnh nha. 

Với những bạn ù tai, đau đầu, Thái Dương thì chỉnh nha sẽ phải dừng tạm thời cho đến khi triệu chứng khớp kiểm soát hoàn toàn. Bác sĩ có thể làm máng nhai bạn đeo, đeo máng nhai không cần tháo bỏ mắc cài, tới khi triệu chứng hết thì lại chỉnh nha tiếp. 

Sau chỉnh nha còn đau khớp Thái Dương Hàm nữa không?

Thực tế, chỉnh nha là một trong những phương pháp dùng để điều trị bệnh lý Thái Dương Hàm. Tức là trường hợp bệnh nhân TMD nguyên nhân do khớp cắn lộn xộn vượt quá ngưỡng thích nghi, việc xếp đều, cân bằng khớp cắn là quan trọng. Những phương pháp đề xuất sắp xếp lại khớp cắn bao gồm: Mài chỉnh khớp cắn, hàn răng composite, làm sứ dán hoặc răng sứ, chỉnh nha sắp đều răng, phẫu thuật hàm hoặc đeo máng nhai suốt đời. 

Sau chỉnh nha tốt bao giờ bệnh nhân cũng có khớp cắn tốt hơn trước điều trị rất nhiều, kết quả này đến từ nỗ lực di chuyển răng và quá trình điều chỉnh khớp cắn cuối cùng. 

Chuẩn bị tháo mắc cài và lần điều chỉnh khớp cắn cuối cùng

Quá trình dịch chuyển răng, hàm trên chưa thể khớp hoàn toàn với hàm dưới được, có những điểm chạm nặng hơn, thậm chí cản trở khớp cắn bên làm việc bên thăng bằng. Nếu nha sĩ không điều chỉnh trực tiếp thì quá trình thích nghi sau tháo rất vất vả, thậm chí biểu hiện bệnh lý Thái Dương Hàm. 

Tại Nha Khoa Thùy Anh chúng tôi khuyến cáo bệnh nhân chỉnh khớp cắn trước khi tháo mắc cài 2 tuần. Vấn đề cần căn chỉnh bao gồm: Loại bỏ điểm chạm sớm tại vị trí lồng múi tối đa, tạo ra cân bằng khớp cắn 2 bên, loại bỏ cản trở cắn bên làm việc, bên thăng bằng. 

Sau khi tháo mắc cài khoảng 1 tháng bệnh nhân lại được hẹn check và chỉnh khớp cắn lần nữa. Nếu tuân thủ tinh chỉnh như vậy thì khớp cắn sau điều trị chỉnh nha không chỉ đẹp trên phương diện thẩm mỹ – khỏe phương diện nha chu mà còn tối ưu phương diện khớp cắn. Hạn chế yếu tố nguyên nhân gây TMD. 

Hi vọng thông tin bài viết trên được cung cấp bởi bác sĩ Trần Thùy Anh (trưởng khoa nắn chỉnh răng trực thuộc nha khoa Thùy Anh) về việc kiểm soát bệnh lý Thái Dương Hàm xuất hiện trong quá trình chỉnh nha sẽ hữu ích với bạn đọc. Mọi thắc mắc vui lòng để lại thông tin hoặc liên hệ với bác sĩ của chúng tôi theo địa chỉ dưới đây để được tư vấn cụ thể hơn. 

>>> Xem thêm: https://nhakhoathuyanh.com/bac-si-tran-thuy-anh-chuyen-gia-nan-chinh-rang-nha-khoa-thuy-anh/

NHA KHOA THÙY ANH – HỆ THỐNG NHA KHOA UY TÍN HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

‍‍Chuyên sâu về: Niềng răng, trồng răng implant, trồng răng toàn hàm all on 4, nhổ răng khôn, điều trị cười hở lợi, bọc răng sứ, dán sứ veneer, điều trị khớp thái dương hàm…

Hotline: 0869.800.318 – 0965.800.318

Fanpage: fb.com/Thuyanhclinic.HN

Youtube: Youtube.com/nhakhoathuyanh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục