Bệnh viêm khớp Thái Dương Hàm là gì? Có điều trị dứt điểm được không?

Bệnh lý thái dương hàm với những triệu chứng điển hình dễ bị nhầm lẫn với các bệnh liên quan tới tai mũi họng, hiểu biết của người dân về căn bệnh này chưa nhiều nên việc điều trị dứt điểm còn gặp nhiều khó khăn. Trong bài viết dưới đây bác sĩ Tùng trực thuộc chuyên khoa khớp thái dương hàm tại nha khoa Thùy Anh sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh lý này, nguyên nhân và các phương pháp điều trị triệt để. Mời các bạn cùng tham khảo. 

Bệnh viêm khớp thái dương hàm là gì?

Bệnh lý Thái Dương Hàm viết tắt là TMD, được định nghĩa là những rối loạn hàm sọ liên quan đến các cơ nhai, khớp Thái Dương Hàm hoặc cả 2. Nói chung là các thể từ rối loạn đến biểu hiện rõ ràng như đau, thoái hóa tại các cấu trúc cân, cơ, xương, khớp thuộc bộ máy nhai. 

Bệnh lý Thái Dương Hàm (TMD) với triệu chứng tại vùng đầu gây ảnh hưởng nhiều đến khả năng ăn nhai cũng như thăng bằng của đầu. Một số triệu chứng điển hình của bệnh lý này gồm: 

+ Tiếng kêu khớp khi há ra ngậm vào

+ Không há miệng được lớn, há miệng bị đau, bị lệch zíc zắc. 

+ Đau đầu mãn tính, đau căng tức cơ vùng góc hàm, trước tai 

+ Ù tai, đau đầu mãn tính, đau mỏi cổ vai gáy…

+ Hạn chế vận động hàm dưới, cảm giác khó di chuyển hàm. 

+ Nghiến siết chặt hàm khi ngủ hoặc làm việc gắng sức. 

+ Răng nhạy cảm nhưng không có sâu vỡ răng 

Đặt biệt khớp Thái Dương Hàm nằm ngay phía trước tai, nên việc đau khớp rất hay bị mô tả nhầm là đau tai. Triệu chứng ù tai cũng thỉnh thoảng gặp nguyên nhân do khớp Thái Dương Hàm, điều này giải thích cho việc phát hiện bệnh lý Thái Dương Hàm không phải do 1 bác sỹ nha khoa mà bác sỹ chuyên khoa Tai Mũi Họng. 

Vào năm 1934, Costen một bác sỹ Tai Mũi Họng đã tìm thấy mối liên quan giữa loạn năng bộ máy nhai như đau khớp Thái Dương Hàm, chóng mặt, ù tai, nghe kém với những rối loạn khớp cắn bệnh nhân gặp phải như mất răng nâng đỡ phía sau, mất kích thước dọc, mòn răng…

Bệnh lý Thái Dương hàm có một lịch sử tìm ra khá muộn, chính vì vậy những nghiên cứu cũng không có nhiều như bệnh lý phổ biến khác. 

Tuy mới được phát hiện nhưng tỷ lệ dịch tễ của TMD lại rất đáng báo động trong dân số, tùy theo số liệu các nghiên cứu khác nhau, có đến 60 – 70% dân số có ít nhất 1 triệu chứng TMD. May mắn là chỉ có 5 – 12% là cần thiết phải can thiệp điều trị. Bệnh gặp ở phụ nữ nhiều hơn nam giới, độ tuổi phát bệnh phổ biến là 20 – 40 tuổi, tương ứng độ tuổi có nhiều hoạt động sống sôi nổi nhất, với các tương tác xã hội phức tạp, dễ bị stress. 

Bạn nhìn vào số liệu 60 – 70% dân số có ít nhất 1 triệu chứng TMD cũng có thể thấy rằng, không phải cứ ai có TMD thì cũng điều trị, nhiều bác sỹ thì điều trị dự phòng TMD tức là bệnh nhân chưa ghi nhận khó chịu gì vẫn tư vấn bệnh, can thiệp. Chúng tôi cho rằng như vậy là chưa đúng, vì thực sự nguồn lực xã hội còn phải dồn vào rất nhiều bệnh lý cấp thiết khác hơn là điều trị một thứ có đến 60 – 70% dân số mắc phải và có thể thích nghi vĩnh viễn. 

Dù là vậy bạn cũng thấy kết luận khoảng 5 – 12% dân số biểu hiện bệnh lý rõ ràng và phải can thiệp, như vậy hiểu về 5 – 12% là rất cần thiết, tránh để bệnh quá nặng gây ra thoái hóa khớp thậm chí không thể ăn nhai. 

Nguyên nhân gây ra bệnh lý Thái Dương Hàm

Cho đến nay thì nguyên nhân thực sự gây TMD vẫn chưa biết rõ, đôi khi bệnh biểu hiện sau một thời gian nghiến và siết chặt răng, từ đó gây căng tức các cơ nhai cũng như tại khớp, cấu trúc bị ảnh hưởng lại chính là cơ quan vận hành hoạt động nhai, nuốt, nói. Chấn thương va đập đầu mặt cũng có thể gây ra TMD. Tình trạng viêm khớp hay di lệch đĩa khớp cũng là nguyên nhân gây TMD phổ biến, một số bệnh toàn thân như viêm khớp dạng thấp, xơ cứng rải rác… Nghiên cứu gần đây còn phát hiện ra rằng các vấn đề tâm lý, giác quan, hệ thần kinh thậm chí kiểu gen di truyền tăng nguy cơ mắc bệnh TMD trong dân số theo chiều hướng tích lũy. 

Khoảng những năm 1980, khoa học bấy giờ cho rằng nguyên nhân TMD là do khớp cắn, chỉ cần điều chỉnh khớp cắn là sẽ chữa được khỏi bệnh, cả ngành nha cuồng khớp cắn. Vì vậy các phương pháp như chỉnh nha, làm răng sứ, mài khớp cắn được đề xuất. Viêc lạm dụng điều chỉnh khớp cắn có thể dẫn tới điều trị quá mức không cần thiết mà bệnh không thuyên giảm. Chính vì vậy, cần coi TMD là một hội chứng đa nguyên nhân, điều trị nên theo hướng tổng lực nhiều can thiệp cùng lúc thì mới cho kết quả tốt, ổn định lâu dài. 

Hiện tại có những cách điều trị TMD nào? 

Như thông tin bác sĩ Tùng cung cấp ở trên thì bệnh lý Thái Dương Hàm là một hội chứng đa nguyên nhân nên hiện tại tùy vào xác định nguyên nhân chính bác sỹ sẽ quyết định sử dụng phương pháp nào cho hiệu quả. Các lựa chọn điều trị bao gồm: 

– Kê đơn thuốc

– Kiểm soát tâm lý stress, nghỉ ngơi làm mới bản thân 

– Liệu pháp thay đổi hành vi nhận thức và thay đổi lối sống lành mạnh hơn 

– Đeo máng nhai 

– Tập luyện dưới sự hướng dẫn của nha sĩ 

– Thay đổi chế độ ăn, loại bỏ thói quen xấu 

– Dùng laser liều thấp, năng lượng siêu âm áp lạnh

– Điều chỉnh khớp cắn 

– Phẫu thuật khớp 

>>> Xem thêm: https://nhakhoathuyanh.com/viem-khop-thai-duong-ham-kham-o-dau-nha-khoa-thuy-anh/

Vậy bệnh lý Thái Dương Hàm có điều trị khỏi được không? 

Theo bác sĩ Tùng thì bệnh lý này có thể điều trị khỏi hoàn toàn, tuy nhiên bệnh này do nhiều yếu tố gây ra, có những nguyên nhân phát sinh trong quá trình sống của bệnh nhân ví dụ tâm lý stress, kiểm soát nghiến răng, các chân thương vùng hàm mặt. Do đó, một điều trị duy trì có ý thức kiểm soát rất quan trọng sau khi các triệu chứng đã rút hết. 

Thông thường một lộ trình điều trị TMD tại Nha Khoa Thùy Anh sẽ kéo dài 4-6 tháng. Tuổi càng trẻ thì đáp ứng điều trị càng nhanh, phát hiện bệnh sớm điều trị càng đơn giản. Và điều quan trọng nữa là bạn cần tuân thủ tuyệt đối các khuyến cáo của nha sĩ trong suốt quá trình này. 

Trên đây là thông tin về bệnh lý thái dương hàm bạn cần nắm rõ. Nếu xuất hiện những triệu chứng kể trên, bạn cần tới cơ sở nha khoa uy tín, chuyên về điều trị bệnh lý thái dương hàm để thăm khám, sàng lọc và có những can thiệp điều trị kịp thời, chính xác. Mọi thắc mắc vui lòng để lại thông tin hoặc liên hệ với bác sĩ của chúng tôi theo địa chỉ dưới đây để được tư vấn cụ thể hơn. 

NHA KHOA THÙY ANH – HỆ THỐNG NHA KHOA UY TÍN HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

‍‍Chuyên sâu về: Niềng răng, trồng răng implant, trồng răng toàn hàm all on 4, nhổ răng khôn, điều trị cười hở lợi, bọc răng sứ, dán sứ veneer, điều trị khớp thái dương hàm…

Hotline: 0869.800.318 – 0965.800.318

Fanpage: fb.com/Thuyanhclinic.HN

Youtube: Youtube.com/nhakhoathuyanh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục