Trong quá trình niềng răng thì đau nhất giai đoạn nào?
Trước khi niềng răng bạn cần nắm rõ những gì mình sẽ trải qua trong khoảng thời gian dài, bao gồm cảm giác đau hay khó chịu. Khi được hỏi về trải nghiệm, người thì bảo niềng răng hơi không thoải mái, thậm chí còn rất nhẹ nhàng, có người lại bảo nó đem lại sự vướng bận trong cuộc sống. Vậy niềng răng có đau hay không, đau phụ thuộc vào yếu tố nào? Câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây.
Thông tin về niềng răng
Lịch sử chỉnh nha hàng trăm năm nay đã chứng minh hiệu quả tuyệt vời trong việc kết hợp hài hoà 3 yếu tố khớp cắn ăn nhai tốt – thẩm mỹ nụ cười đẹp – sự ổn định kết quả theo thời gian. Thực chất, chỉnh nha được coi là một điều trị bảo tồn răng thật, không tạo ra sự xâm lấn quá lớn nào lên răng, lợi và xương, do vậy cảm giác “đau” khi niềng răng không thể so bằng với các điều trị xâm lấn khác, hay miêu tả một cách chính xác hơn chỉ là sự căng tức và ê răng.
Quy trình và trải nghiệm khi niềng răng của mỗi bạn sẽ khác nhau, về cơ bản quá trình này sẽ trải qua các bước:
– Thăm khám và thu thập dữ liệu chỉnh nha
– Buổi hẹn thứ hai sẽ được setup để trao đổi về kế hoạch, nếu đồng ý, các bạn có thể gắn mắc cài ngay sau đó.
– Các buổi tái khám định kì hàng tháng sẽ lên lịch, cho đến khi quá trình niềng răng kết thúc. Xen kẽ vào các buổi điều trị này, một số bạn sẽ phải nhổ răng hoặc cấy vis hỗ trợ chỉnh nha.
Vậy trong suốt quá trình giai đoạn nào đau nhất?
Thông thường thì mọi người sẽ lo lắng ở giai đoạn nhổ răng và cấy vis, vì đây là hai thủ thuật xâm lấn nhiều hơn cả trong chỉnh nha. Tuy nhiên sự thật là cảm giác khó chịu này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố.
Gắn mắc cài và dây cung
Đây là công đoạn đầu tiên trong hành trình chỉnh nha. Toàn bộ quá trình sẽ được thực hiện trên bề mặt phía ngoài của răng, nên chắc chắn sẽ không gây đau. Cơn đau nếu có thì là do chiếc răng bị xoắn vặn di chuyển theo kế hoạch nha sĩ đề ra, môi má lưỡi sẽ chưa thích ứng kịp với khí cụ này nên có thể sẽ vướng víu khó chịu. Sau 1 – 2 tuần khi đã quen với hệ thống mắc cài, dây cung thì bạn sẽ thấy việc ăn nhai, nói chuyện thoải mái hơn rất nhiều.
Mặc dù vậy, với những bạn nhạy cảm hay răng lệch lạc tương đối nhiều, cảm giác căng tức thậm chí đau có thể xuất hiện rầm rộ. Nếu cơn đau không chịu được bạn cần thông báo với nha sĩ để nha sĩ dùng lực nhẹ hơn hoặc có biện pháp giúp bạn thích nghi dần dần.
Nhổ răng
Đây được xem là công đoạn mà nhiều bạn lo lắng nhất khi niềng răng, thậm chí một số bạn còn vì ngại nhổ răng mà từ bỏ chỉnh nha. Nhổ răng nếu gọi là không đau thì không đúng, nhưng việc này sẽ được thực hiện một cách nhẹ nhàng để bạn trải qua với tâm lí thoải mái nhất.
Nhổ răng trong chỉnh nha thông thường là các răng số 4, 5 và số 8. Nhổ răng khôn phục vụ mục đích chỉnh nha thì không khác so với nhổ răng khôn thông thường, thường được thực hiện trước hoặc ngay từ đầu của quá trình niềng để không ảnh hưởng điều trị sau đó. Các răng số 4 – 5 thường được gắn mắc cài trước, khi đó răng đã di chuyển ít nhiều nên việc nhổ sẽ đơn giản hơn.
Đau sau nhổ răng chỉnh nha liên quan chủ yếu là viêm nhiễm sau nhổ, điều này phần đa đến từ việc vệ sinh khó khăn do tồn tại mắc cài dây cung chằng chịt trong miệng, đôi khi mảnh vụn thức ăn rơi xuống huyệt ổ răng cũng gây viêm và khiến cơn đau kéo dài hàng tuần.
>>> Xem thêm: https://nhakhoathuyanh.com/thong-tin-can-nam-nho-ve-viec-nieng-rang-nho-rang-so-4/
Quy trình nhổ răng ngày nay đã nhẹ nhàng và an toàn hơn trước rất nhiều. Niềng răng là quá trình kéo dài 2-3 năm, nếu chỉ vì chần chừ lo sợ không nhổ răng mà kết quả thẩm mỹ và chức năng sau cùng không mĩ mãn thì thật không nên đúng không nào.
Cấy vis
Minvis là khí cụ chỉnh nha mang tới hiệu quả rất cao cho quá trình điều trị. Minivis như một chiếc cọc, giúp kéo các răng theo các hướng mong muốn với thời gian nhanh hơn mà không ảnh hưởng đến các răng khác.
Trước đây, để di xa toàn hàm nha sĩ phải bẻ khí cụ phức tạp cồng kềnh trong miệng, thì nay thu bé lại bằng một chiếc vis. Hay khi nhổ răng, để tránh việc các răng di chuyển vào khoảng nhổ, trước kia phải dùng chỉ thép buộc cố định các nhóm răng lại, thì hiện nay chỉ cần một chiếc vis vừa giúp neo chặn răng, vừa giúp kéo lui giảm hô.
Vis có các size khác nhau để tuỳ mục đích và vị trí cấy khác nhau. Các vis bé dùng để cấy vào giữa các chân răng làm neo chặn, kéo một nhóm răng, còn các vis lớn hơn để cấy vào vị trí sâu hơn nhằm kéo toàn bộ răng.
Cấy vis là cấy vào xương ổ răng, xuyên qua niêm mạc nên chủ yếu đau ở niêm mạc và lực nén lên chân răng liền kề. Độ khó của cấy vis phụ thuộc vào mật độ và cấu trúc xương, nếu xương mỏng, mềm và sát chân răng thì sẽ khó cắm vis hơn. Thuốc tê được sử dụng trước khi cấy để tránh cảm giác trên, tuy nhiên lượng tê thì không cần nhiều. Vấn đề vis được kiểm soát chặt chẽ bằng X – quang trước và trong suốt quá trình tiến hành. Như vậy, cấy vis là một thủ thuật xâm lấn tối thiểu, an toàn và bạn sẽ chỉ hơi nhức 1-2 ngày sau cấy vis mà thôi.
Một số bạn có lợi sừng hóa ít, cấy vít vào vị trí ngoài chân răng hoặc sâu trong hàm để thuận lợi di xa thì sẽ đau hơn đặc biệt trong các cử động môi má khi nhai và nói. Những vít bị viêm do đọng thức ăn cũng sẽ có quá trình đau, sau đó nha sĩ sẽ phải chờ lành để cấy lại cho bạn.
Tái khám
Bác sĩ chỉnh nha và bạn sẽ có các buổi hẹn tái khám hằng tháng một lần để theo dõi sự dịch chuyển răng. Thông thường, ở các buổi này nha sĩ sẽ tăng lực di chuyển răng thông qua dây cung, chun nên bạn có thể sẽ có cảm giác ê nhức trong vài ngày, nhưng tất cả đều ở mức không quá khó chịu. Thậm chí khi đã quen với mắc cài, việc thăm khám định kì này chỉ như một cuộc hẹn, để bạn biết được răng mình đã di chuyển như thế nào mà thôi.
Một số quy trình khác như đặt thun tách kẽ: Loại thun này dày khoảng 1.5mm, đặt vào kẽ giữa các răng hàm trong cùng, tạo ra khoảng trống để đặt vòng khâu vào răng thay cho mắc cài. Ưu tiên trong các trường hợp bệnh nhân có thói quen nghiến răng làm nguy cơ bong mắc cài cao. Sau khi đặt thun, bạn sẽ nhức nhẹ như bị vướng thức ăn ở vị trí đặt và vài ngày sau sẽ giảm hẳn và hết dần.
Nếu bạn là người sợ đau, không chịu được đau nhức, vướng víu của hệ thống mắc cài dây cung thì bạn có thể tìm hiểu về hình thức niềng răng bằng máng trong suốt invisalign. Phương pháp này vừa đảm bảo hiệu quả chỉnh nha, thẩm mỹ và sự dễ chịu thoải mái tối đa cho khách hàng. Vật liệu SmartTrack rất phù hợp với mô lợi, tránh tình trạng viêm lợi xảy ra, đồng thời sẽ hạn chế việc cọ sát môi má vào mắc cài như phương pháp truyền thống. Ngoài ra đặc điểm lớn nhất của vật liệu này là giải phóng lực từ từ, nên ít bị căng tức khi mới đeo mà vẫn còn lực tác dụng cho đến 14 ngày. Invisalign là một phương pháp điều trị vô cùng hiệu quả mà còn giảm khó chịu cho bệnh nhân.
Nếu xếp loại theo than phiền của bệnh nhân mà nha khoa Thùy Anh ghi nhận được thì nhổ răng được chấm điểm đau cao nhất, sau đó là đặt chun tách kẽ và cấy mini vít. Thực tế, nói về đau thì không thể tránh khỏi trong quá trình điều trị. Tuy nhiên, chỉnh nha ngày nay luôn tuân theo nguyên tắc lực chỉnh nhẹ và liên tục nên chắc chắn sẽ không gây đau quá mức chịu đựng của bạn. Hi vọng thông tin bài viết sẽ giúp bạn có sự chuẩn bị về tâm lý một cách thoải mái nhất trước khi bước vào hành trình niềng răng.
NHA KHOA THÙY ANH – HỆ THỐNG NHA KHOA UY TÍN HÀNG ĐẦU VIỆT NAM
Chuyên sâu về: Niềng răng, trồng răng implant, trồng răng toàn hàm all on 4, nhổ răng khôn, điều trị cười hở lợi, bọc răng sứ, dán sứ veneer, điều trị khớp thái dương hàm…
Hotline: 0869.800.318 – 0965.800.318
Fanpage: fb.com/Thuyanhclinic.HN
Youtube: Youtube.com/nhakhoathuyanh