Phụ nữ đang cho con bú có nhổ răng khôn được không?

Được gọi với cái tên là răng khôn nhưng chúng lại mọc không hề khôn một chút nào và thường gây ra nhiều biến chứng: đau nhức, u nang, hỏng răng 7,… Vì vậy răng khôn thường được khuyến cáo nên nhổ càng sớm càng tốt để tránh khỏi những điều đáng tiếc có thể xảy ra. 

Đặc biệt ở những bà mẹ đang cho con bú sẽ dễ gặp tình trạng viêm răng khôn do sự thay đổi của hormone trong cơ thể, vùng nướu dễ bị viêm, sưng tấy, thậm chí có thể nhiễm trùng nếu như không được xử lý kịp thời. 

Tuy nhiên ở giai đoạn đang cho con bú, cơ thể của người mẹ khá nhạy cảm. Việc nhổ răng khôn ở thời điểm này liệu có hợp lý không? Có an toàn không? Đây đang là thắc mắc của rất nhiều người, hãy cùng Nha Khoa Thuỳ Anh Hà Nội đi tìm lời giải đáp ở bài viết dưới đây nhé!

Những trường hợp răng khôn cần phải nhổ khi mẹ đang cho con bú

Răng khôn có thể mọc thẳng, mọc lệch hay mọc ngầm. Trong trường hợp răng khôn mọc thẳng và chưa gây ảnh hưởng tới chức năng ăn nhai của hàm răng và chưa gây ra bất cứ sự khó chịu nào thì các mẹ có thể tạm hoãn lại việc nhổ răng. Tuy nhiên, nếu như răng khôn của các mẹ gặp phải một trong những tình trạng sau thì cần phải loại bỏ ngay chiếc răng khôn này:

– Răng khôn sâu viêm tới tuỷ 

– Răng khôn viêm, nhiễm trùng gây sốt, đau nhức 

– Răng khôn mọc lệch má, mọc chèn các răng khác 

– Răng khôn gây dắt thức ăn, vệ sinh khó khăn 

Với những tình trạng răng khôn ở phía trên chắc chắn sẽ gây ra cho mẹ những cơn đau nhức, khó chịu, làm ảnh hưởng trực tiếp tới việc ăn uống, cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể mẹ, từ đó chất lượng sữa bị giảm đáng kể. Trong khi đó bé còn quá nhỏ, dưới 6 tháng tuổi thì sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng chính để bé hấp thụ, vì vậy khi sữa mẹ bị ảnh hưởng thì sẽ tác động lớn tới sức khỏe của bé. 

Có nên nhổ răng khôn khi đang cho con bú?

Việc nhổ răng khôn ở phụ nữ đang cho con bú sẽ phụ thuộc vào tình trạng răng khôn của mẹ và độ tuổi của bé mà bác sĩ có thể chỉ định nhổ hoặc không. Nếu như bé còn quá nhỏ (dưới 6 tháng tuổi) và tình trạng răng khôn của mẹ mới bị sâu nhẹ hoặc không quá nghiêm trọng khi đang cho con bú thì mẹ có thể sử dụng thuốc để giảm sưng, giảm đau và có thể chờ đến giai đoạn thích hợp hơn rồi nhổ răng. 

Cùng với đó mẹ nên kết hợp với việc tăng cường vệ sinh răng miệng, có chế độ ăn uống phù hợp sẽ giúp làm giảm đáng kể tình trạng viêm nhiễm răng khôn, kéo dài được thời điểm phải nhổ răng khôn khi cho con bú. Đây là phương án trì hoãn đem lại hiệu quả nhất cho cả mẹ và bé trong thời điểm này. 

Nhưng nếu đang trong thời kỳ cho con bú, răng khôn của mẹ bị đau nhức quá nặng, tình trạng viêm nhiễm kéo dài tái phát nhiều lần, gây biến chứng làm ảnh hưởng tới quá trình ăn nhai, sinh hoạt của mẹ thì việc nhổ răng khôn lúc này là cần thiết và cấp bách. 

Khi nhổ răng khôn, bác sĩ sẽ sử dụng thuốc tê để giảm đau khi nhổ răng, sau khi tiêm thuốc tê sẽ có trong máu và sữa nên nhiều mẹ lo lắng rằng tiêm thuốc tế nhổ răng có cho con bú được không? Các nhiều tổ chức Dược và Y tế cũng như Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đều khuyến cáo có thể sử dụng loại thuốc tê phù hợp cho phụ nữ đang cho con bú nên các mẹ hoàn toàn yên tâm nhé. 

Khi đi thăm khám tại các nha khoa, các mẹ cũng nên trao đổi và thông báo rõ ràng với bác sĩ về tình trạng cũng như bản thân đang nuôi con nhỏ để từ đó bác sĩ đưa ra được phương án điều trị hay kê các loại thuốc phù hợp cho mẹ sử dụng.

Những lưu ý nhổ răng khôn khi đang cho con bú

– Khi nhổ răng, bác sĩ cần sử dụng thuốc tê để đảm bảo trong quá trình nhổ răng bạn không cảm thấy đau. Thuốc tê có thể có trong sữa của mẹ và tan hết trong khoảng 4 – 5h đồng hồ sau khi gây tê. Vì vậy, mẹ có thể cho bé bú trước khi thực hiện gây tê hoặc có thể vắt sữa để dành cho bé ăn vào những bữa tiếp theo. Khoảng 6 – 10h đồng hồ sau nhổ răng, mẹ có thể cho bé bú lại như bình thường. 

– Sau nhổ răng bác sĩ sẽ kê cho mẹ một đơn thuốc gồm thuốc kháng sinh, kháng viêm, giảm đau. Loại thuốc bác sĩ sử dụng sẽ ít hoặc không ảnh hưởng đến sữa mẹ. Tuy nhiên mẹ cũng nên cho em bé bú trước khi uống thuốc để hạn chế tác dụng của thuốc vào sữa nếu có. 

– Mẹ nên có một chế độ nghỉ ngơi hợp lý, đầy đủ để nhanh chóng hồi phục lại sức khỏe sau nhổ răng.

– Chế độ ăn uống sau nhổ răng rất quan trọng bởi mẹ cần phải đảm bảo chất lượng sữa cho em bé. Sau nhổ răng mẹ nên chuyển sang chế độ ăn những đồ mềm, không nhai nhiều: cháo, súp, bún, phở hay các thực phẩm nấu nhuyễn. Tránh những đồ ăn quá nóng hay những đồ ăn quá cứng sẽ không tốt cho quá trình cầm máu và lành thương. 

Các mẹ đang cho con bú cần phải lưu ý rất nhiều sau khi nhổ răng để không làm ảnh hưởng tới sức khoẻ và việc nuôi bé. Bạn cũng không nên lo ngại vấn đề nhổ răng khôn sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng sữa mà chịu đựng những cơn đau, viêm nhiễm do răng khôn gây ra.

Hi vọng bài viết dưới đây có thể giúp các mẹ có thêm kiến thức để chăm sóc sức khoẻ răng miệng thật tốt nhé!

>>> Xem thêm: https://nhakhoathuyanh.com/nho-rang-khon-an-toan-khong-dau-voi-may-piezotome-nha-khoa-thuy-anh/

NHA KHOA THÙY ANH – HỆ THỐNG NHA KHOA UY TÍN HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

‍‍Chuyên sâu về: Niềng răng, trồng răng implant, trồng răng toàn hàm all on 4, nhổ răng khôn, điều trị cười hở lợi, bọc răng sứ, dán sứ veneer, điều trị khớp thái dương hàm…

Hotline: 0869.800.318 – 0965.800.318

Fanpage: fb.com/Thuyanhclinic.HN

Youtube: Youtube.com/nhakhoathuyanh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục