Hết sức thận trọng với tình trạng nhiễm trùng sau nhổ sau khôn
Theo báo cáo của tổ chức chăm sóc răng miệng Hoa Kỳ thì có tới khoảng 85% người trưởng thành bắt buộc phải thực hiện nhổ răng khôn. Tuy đây là một ca tiểu phẫu nhưng bác sĩ vẫn luôn cảnh báo tới bệnh nhân nguy cơ nhiễm trùng sau khi nhổ răng khôn có thể sẽ phải đối mặt. Tìm hiểu nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng tránh tình trạng này trong bài viết dưới đây.
Nguyên nhân nhổ răng khôn bị nhiễm trùng
Nhổ răng khôn là quá trình bác sĩ can thiệp, bóc tách nướu để bộc lộ răng khôn nằm sâu dưới hàm. Ai khi nhổ răng khôn cũng sẽ phải chịu tổn thương ở trên cung hàm, sau khi nhổ niêm mạc sẽ xuất hiện kẽ hở đây là cơ hội để vi khuẩn xâm nhập và phát triển, vùng nhổ răng sẽ dễ bị nhiễm trùng sau khi nhổ răng khôn hơn với các yếu tố đi kèm như:
– Môi trường nhổ răng khôn không được khử trùng, máy móc, thiết bị nhổ răng không vô trùng, khiến vi khuẩn lây lan.
– Răng khôn nằm quá sâu, khi nhổ phải rạch nướu nhiều, tạo nhiều cửa ngõ cho vi khuẩn xâm nhập.
– Vệ sinh răng miệng sau nhổ răng khôn không đúng cách.
– Nhiễm trùng tại vị trí nhổ răng khôn được gọi là viêm ổ răng.
Dấu hiệu nhiễm trùng sau khi nhổ răng khôn
Khi hiện tượng nhiễm trùng sau nhổ răng xảy ra cơ thể sẽ xuất hiện các triệu chứng như sau:
– Sốt
– Đau nhức không thuyên giảm
– Chảy máu răng kéo dài, có thể đến 48 giờ
– Hôi miệng
– Sưng má
Để phân biệt rõ hơn, viêm ổ răng còn được chia thành 2 loại:
+ Viêm ổ răng khô: Thường xuất hiện ở ngày thứ 2-3 sau khi nhổ răng. Cục máu đông bị lệch khỏi vết mổ, không che phủ được vị trí bị tổn thương. Xương hàm bị trơ ra, không có mủ, mùi hôi khó chịu. Viêm kéo dài đến vài tuần, khiến bệnh nhân đau đớn, mệt mỏi.
+ Viêm ổ răng có mủ: Đau nhẹ hơn viêm ổ răng khô. Người bệnh bị sốt, lợi sưng to phủ kín ổ răng. Chỗ sưng thường có mủ hay các hạt rớm máu. Vùng cổ, sau tai… có thể nổi hạch.
Chăm sóc răng miệng đúng cách hạn chế nhiễm trùng sau nhổ răng
Thứ 1: Kiểm soát chảy máu hậu phẫu
Chảy máu sau nhổ răng là khá thường gặp, trong 24h – 48h đầu tiên, máu có thể rỉ ra với lượng ít ở vị trí phẫu thuật. Lúc này, bạn cần phải cắn chặt miếng gạc từ 30 phút đến vài tiếng, để tạo ra một lực ép hỗ trợ việc cầm máu. Bạn cần cắn cho đến khi chắc chắn máu cầm hẳn.
Bạn cũng nên kiểm tra miếng gạc, nếu trên miếng gạc có những cục máu đông, màu đen tím thì máu bạn hoàn toàn đông bình thường. Trong trường hợp mà máu vẫn mãi không cầm, trên cục gạc lại không có máu đông, chỉ thấy thấm đẫm máu tươi thì cần liên hệ ngay với nha sĩ để được xử lý bằng những biện pháp mạnh hơn.
Thứ 2: Kiểm soát sưng, đau sau khi nhổ răng
Sưng, đau sau nhổ răng là 1 đáp ứng bình thường của cơ thể khi có những tổn thương tổ chức. Cách giảm nhưng như sau:
– Sử dụng các loại thuốc kháng sinh, kháng viêm, giảm sưng, giảm đau theo đơn của nha sĩ kê, bạn cần thực hiện nghiêm chỉnh việc dùng thuốc, nên uống đủ liều lượng và thời gian. Không được tự ý ngưng sử dụng thuốc.
– 24h đầu sau nhổ răng, bạn nên chườm đá vào vùng da phía ngoài vị trí phẫu thuật. Động tác chườm nên ấn rồi thả liên tục, tránh áp chặt 1 chỗ nhé. Chườm 30 phút rồi nghỉ 30 phút, liên tục sau 2 – 3 đầu sau khi nhổ răng.
– Bạn cũng nên giữ cho tư thế đầu của mình ở cao, hoặc sử dụng 1 chiếc ghế tựa nghỉ ngơi cũng phần nào giảm được sưng.
– Sau 2 ngày đầu, nếu vùng nhổ răng vẫn sưng bạn có thể chườm nóng để giúp tăng vận mạch và làm cho vùng sưng nhanh tan.
Thứ 3: Vấn đề vệ sinh răng miệng
– Không súc miệng mạnh hay sử dụng các nước sát khuẩn trong 24h đầu tiên, làm như vậy sẽ bị trôi mất cục máu đông, cản trở lành thương. Những ngày sau bạn nên dùng thêm nước súc miệng có chứa chlorhexidine hoặc nước muối loãng cũng rất tốt. Việc súc miệng nên thực hiện khoảng 4-5 lần/ ngày.
– Không chải răng trong ngày đầu tiên, đến ngày thứ 2 bạn có thể chải tránh nguy cơ bật chỉ, rách vết khâu. Với những trường hợp có ghép xương, thì bạn thậm chí không cần chải răng ở ngày thứ 2. Thay bàn chải mới, lông mềm và rửa qua với nước sát khuẩn để tránh làm nhiễm trùng vết thương.
– Chú ý chỉ súc miệng khi máu đã cầm hoàn toàn. Bạn tuyệt đối không sử dụng tăm nước trong ít nhất 2 tuần đầu tiên.
>>> Xem thêm: https://nhakhoathuyanh.com/nho-rang-khon-an-toan-khong-dau-voi-may-piezotome-nha-khoa-thuy-anh
Thứ 4: Chế độ ăn uống sau khi nhổ răng
Thực phẩm nên ăn:
– Đồ mềm, dễ nuốt, ít nhai như cháo, bún, mì… có thể dùng thêm một ít kem, sữa chua…
– Bổ sung thêm các loại nước trai cây có chứa vitamin C giúp vết thương nhanh phục hồi.
– Việc phải kiêng thịt gà, trứng hay rau muống cũng không cần thiết sau khi nhổ răng.
Sau khoảng 2 – 3 ngày, khi sưng đau giảm thì bạn có thể trở lại với chế độ ăn uống bình thường, nhưng cố gắng không để thức ăn rơi vào vùng phẫu thuật, nếu phát hiện thức ăn rơi vào vùng phẫu thuật bạn nên liên hệ với nha sĩ để nha sĩ gắp ra giúp bạn.
Nên hạn chế:
– Tuyệt đối không hút thuốc lá 3 ngày sau phẫu thuật vì trong thuốc lá có 3 thành phần chính là: nicotine, cacbon oxit và axit cyanhydric. Các chất này có tác dụng: co mạch ngoại vi, rối loạn chức năng tế bào đa nhân trung tính, giảm nồng độ oxy trong mô và giảm đáp ứng miễn dịch, từ đó làm chậm quá trình liền thương.
– Bạn nên kiêng rượu bia khoảng từ 5 – 7 ngày, khi vết nhổ đã ổn định. Trong thời gian có sử dụng kháng sinh thì dùng bia rượu cũng không tốt.
Một điều cũng rất quan trọng để phòng tránh tình trạng nhiễm trùng sau khi nhổ răng khôn chính là bạn cần thực hiện nhổ răng tại địa chỉ nha khoa uy tín với bác sĩ giỏi chuyên môn, trang thiết bị máy móc hiện đại và được thực hiện trong phòng khám vô trùng tuyệt đối.
NHA KHOA THÙY ANH – HỆ THỐNG NHA KHOA UY TÍN HÀNG ĐẦU VIỆT NAM
Chuyên sâu về: Niềng răng, trồng răng implant, trồng răng toàn hàm all on 4, nhổ răng khôn, điều trị cười hở lợi, bọc răng sứ, dán sứ veneer, điều trị khớp thái dương hàm…
Hotline: 0869.800.318 – 0965.800.318
Fanpage: fb.com/Thuyanhclinic.HN
Youtube: Youtube.com/nhakhoathuyanh
Chào bác sĩ,
Bs cho em hỏi, em mới nhổ răng số 8 do bị sâu nhức. Khi nhổ xong nha sĩ cho cắn miếng gạc, và không kê thuốc gì thêm.
Giờ về nhà hết thuốc tê, có hơi đau, vậy em ra tiệm thuốc mua thuốc giảm đau uống được không vậy ạ!
Chào em, được em nhé. Nếu tình trạng đau ít em có thể chịu được thì không cần phải uống thuốc, nếu đau nhiều thì em có thể uống thuốc giảm đau Efferalgan 500g em nhé