Chi phí điều trị tụt lợi là bao nhiêu? Nha khoa Thùy Anh

Nhu cầu tìm hiểu về điều trị tụt lợi khá cao nhưng việc điều trị lại chưa thực sự phổ biến bởi những khó khăn về mặt kĩ thuật, thói quen của nha sĩ cũng như tâm lý của chính bệnh nhân. Trong bài viết dưới đây, bác sĩ Minh Huy trực thuộc khoa phẫu thuật và phục hình trong miệng tại nha khoa Thùy Anh sẽ thông tin tới bạn phương pháp điều trị tụt lợi trong các trường hợp khác nhau và chi phí điều trị tụt lợi là bao nhiêu

Tụt lợi là tình trạng như thế nào?

Thân răng bình thường được bao bọc bởi 1 lớp men răng cứng chắc và tiếp giáp với chân răng tại đường nối men – cement được gọi là CEJ (Cemento enamel junction). Khi đường viền lợi nằm về phía chóp răng hơn so với đường nối này thì được gọi là tụt lợi.

Trường hợp bị tụt lợi ở răng nanh, đường màu vàng là đường nối men – chân răng CEJ, phần chân răng lộ ra có màu tối sẫm hơn so với men răng phía trên và mức độ tụt lợi đo được từ CEJ đến đường viền lợi là 2mm. 

Tụt lợi không phải lúc nào cũng bắt đầu hay diễn tiến như một quá trình đau đớn rõ rệt nên nhiều người thường bỏ qua. Mô lợi thì không có khả năng tự mọc lại sau khi đã bị tụt, do đó bạn nên đi thăm khám sớm nếu tự mình soi gương phát hiện thấy răng đã bị tụt lợi theo dấu hiệu đã mô tả ở trên. Và điều quan trọng là duy trì các cuộc hẹn nha khoa thường xuyên để có thể phát hiện ra vấn đề này trong giai đoạn đầu, khi mà có nhiều sự lựa chọn điều trị nhất dành cho bạn. Tụt lợi nếu không được điều trị sẽ tiến triển nặng lên dẫn tới tiêu xương quanh ra, viêm nha chu làm cho răng yếu dần đi và có nguy cơ rụng răng sớm.

Chị khách hàng đến với nha khoa Thùy Anh với than phiền chính là ê buốt các răng khi ăn đồ nóng lạnh và nhìn thấy các chân răng bị dài ra nên rất lo sợ. Khi thăm khám thì bác sĩ phát hiện chị bị tụt lợi 4 chiếc răng hàm trên từ răng nanh tới răng số 6. Phần chân răng lộ ra chịu sự tác động của lực ăn nhai và ma sát khi chải răng theo thời gian dẫn đến mòn ngót và tạo thành các khuyết hình chêm ăn sâu vào trong cổ răng. Ở hàm dưới thì bệnh nhân có 2 chiếc răng sứ đã được bọc cách đây khá lâu, lợi cũng bị tụt làm hở các chân răng thành đường viền màu đen kém thẩm mỹ.

Phương thức điều trị ở mỗi vị trí tụt lợi sẽ có sự khác nhau. Với hàm trên, kế hoạch sẽ là hàn trám 1 phần các cổ răng bị khuyết, sau đó sử dụng kĩ thuật phẫu thuật tạo vạt lợi che phủ chân răng. Bác sĩ sẽ tính toán để thiết kế các đường rạch trên phần mô lợi còn lại, sau đó giảm căng để kéo vạt về phía thân răng, khâu treo cố định vạt vào các đỉnh nhú lợi bằng chỉ tự tiêu. Và đây là kết quả ngay sau phẫu thuật và sau 1 tuần, các bạn có thể thấy, toàn bộ phần lợi bị tụt đã được kéo lên, chân răng được che phủ như trước khi bị tụt và chị cũng hết hoàn toàn các triệu chứng ê buốt.

Với các răng sứ bị tụt lợi ở hàm dưới, vì phần tụt lợi không nhiều và ở vị trí ít ảnh hưởng thẩm mỹ, răng sứ cũ là loại sứ kim loại có màu đục nên bác sĩ đã quyết định không phẫu thuật như hàm trên mà tháo bỏ các răng sứ cũ và bọc lại bằng răng toàn sứ mới tới sát đường viền lợi hiện giờ. Chi phí cho việc bọc răng sứ mới sẽ từ 3tr/răng. Các bạn có thể thấy, mọi thứ đã trở lên hài hòa hơn nhiều rồi phải không ạ.

Có phải trường hợp nào cũng kéo lợi được không? 

Theo GS. Zucchelli, một chuyên gia hàng đầu thế giới về điều trị tụt lợi, thì mức độ che phủ chân răng tối đa MRC (maximum root coverage) trong phẫu thuật kéo vạt lợi phụ thuộc rất nhiều vào mức độ tụt của đỉnh nhú lợi 2 bên, tức là phần nhú lợi vùng kẽ của răng đó.

Trường hợp này chân răng nanh bị tụt lợi khá sâu, tuy nhiên, phần đỉnh nhú lợi 2 bên của răng nanh lại không bị tụt, nên kết quả sau phẫu thuật, phần lợi đã được kéo lên hoàn toàn.

Tuy nhiên trong trường hợp sau đây, tụt lợi không chỉ ở mặt ngoài mà phần nhú lợi giữa các kẽ răng cũng bị tụt sâu, làm mất đi phần neo giữ để có thể khâu cố định vạt lợi về phía thân răng nên tiên lượng có thể kéo lợi lên là rất thấp.

Trong những tình huống đó, bạn có thể lựa chọn giải pháp hàn trám mặt bên của răng răng như trường hợp bệnh nhân tới với chúng tôi ở đây hoặc lựa chọn phương pháp bọc răng sứ khi mà tụt lợi nhiều răng và khoảng tụt lợi rộng hơn.

Tụt lợi chỉ bọc sứ có ổn không? 

Giả sử bạn gặp tình trạng tụt lợi như hình dưới đây, nếu cứ để vậy để bọc sứ lên thì trông nó sẽ giống vậy (ảnh mô phỏng). Rõ ràng là không đẹp, chiếc răng bị dài ra làm cho tỉ lệ chiều dài các răng bị mất cân đối và đường viền lợi cũng không hài hòa.

Để giải quyết tình huống này, thì một số nha sĩ khi đó sẽ lựa chọn làm răng sứ với phần sứ lợi giả có màu hồng ở phía trên cổ răng để bù đắp cho phần tụt lợi. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là một cách làm mang tính tương đối, hiệu quả thẩm mỹ không cao và cũng dễ bị lộ khi cười. Phương pháp kéo lợi lên vẫn là lựa chọn tối ưu hơn.

Một tình huống tụt lợi cũng rất phổ biến mà nhiều bạn đang gặp phải đó là tụt lợi khi niềng răng. Nha sĩ cần thăm khám kĩ để xác định tình trạng tụt lợi là có trước hay xảy ra sau khi niềng và có thể giảm nguy cơ tụt lợi bằng cách di chuyển răng từ từ và nhẹ nhàng.

Với các răng đã có hiện tượng tụt lợi phía ngoài rồi thì không nên di chuyển chân răng ra ngoài thêm nữa vì có nguy cơ làm cho tình trạng tụt lợi tăng lên. 

Điều trị bằng niềng răng có thể giúp ngăn ngừa tình trạng tụt lợi thêm do một số nguyên nhân nhất định. Ví dụ đây là một trường hợp bị tụt lợi các răng cửa hàm dưới do khớp cắn ngược dẫn đến trục răng cửa dưới bị ngả ra trước kết hợp với tình trạng vệ sinh răng miệng không tốt dẫn tới tụt lợi. Sau khi được điều trị bằng máng niềng invisalign tại Nha khoa Thùy Anh với 1 lực di chuyển răng rất nhẹ và từ từ, các răng không chỉ hết cắn ngược mà phần lợi cũng được cải thiện rõ rệt.

Với các trường hợp tụt lợi xảy ra trong hay sau khi niềng, bác sĩ cũng có thể thực hiện phẫu thuật kéo lợi hoặc ghép thêm lợi vào vị trí bị tụt để che phủ chân răng. Và như tôi đã nói ở trên, nếu phần đỉnh nhú lợi 2 bên còn tốt, thì tiên lượng thành công của phẫu thuật sẽ cao nên bạn không cần quá lo lắng nếu lỡ may có bị tụt lợi khi niềng răng nhé.

Quy trình ghép lợi như thế nào? Có đau không? Chi phí là bao nhiêu? 

Tụt lợi chân răng là một trong 3 bệnh lý phổ biến nhất về sức khỏe răng miệng sau bệnh sâu răng và viêm nha chu. Tình trạng tụt lợi có thể làm chân răng lộ ra và yếu đi, dẫn đến ê buốt khi ăn đồ nóng lạnh, lợi dễ bị viêm, chảy máu do mắc thức ăn hay chân răng dài ra khiến bạn không dám cười. Trước đây phương pháp xử lý thường là hàn răng để che đi phần chân răng bị lộ và nó đã ăn sâu vào tiềm thức của nha sĩ lẫn bệnh nhân mà quên mất phương pháp tối ưu hơn đó là kéo lợi mọc trở lại.

Ghép lợi là một thủ thuật tạo hình lấy lợi ở 1 vị trí được gọi là vùng cho như mặt trong khẩu cái, lồi củ hàm trên, sau đó đưa đến ghép và cố định vào vị trí bị thiếu gọi là vùng nhận.

Có 2 kỹ thuật ghép lợi chính hiện nay:

+Thứ 1 là kỹ thuật ghép mô liên kết: Thường được chỉ định trong điều trị tụt lợi, kết hợp với kỹ thuật kéo vạt về phía thân răng khi mà vùng vạt lợi được kéo lên bị mỏng và thiếu niêm mạc sừng hóa.

1 dải mô lợi được lấy từ phía vòm miệng sau đó lạng bớt phần biểu mô phía trên rồi khâu cố định vào vị trí bị tụt, sau đó vạt lợi sẽ được giảm căng và và kéo lên che phủ phần mô liên kết phía dưới này. Miếng mô liên kết sẽ đóng vai trò như một lớp đệm để ngăn ngừa tình trạng tụt lợi trở lại sau khi lành thương. Tại vị trí lấy mô, vùng khuyết hổng sẽ được che phủ bằng một miếng collagen để ngăn chặn các kích thích trong quá trình ăn uống và sẽ lành hoàn toàn chỉ sau từ 1 – 2 tuần. 

– Thứ 2 là kỹ thuật ghép lợi tự do, thường được áp dụng trong các trường hợp ghép lợi ở vùng mất răng. Phần mô lợi được ghép thêm vào sẽ có tác dụng bao bọc phần chân răng giả tránh các tác động có hại trong các chuyển động của mô mềm như môi, má, lưỡi. Một dải lợi sẽ được lấy từ vòm miệng rồi ghép trực tiếp lên trên bề mặt vị trí nhận tương ứng vị trí mất răng mà không cần lạng bỏ phần biểu mô phía trên. Đây là một thủ thuật nên thực hiện nếu bạn muốn có một chiếc răng giả ổn định và ăn nhai lâu dài.

Mời bạn tham khảo bảng giá chữa tụt lợi tại nha khoa Thùy Anh: 

   Loại dịch vụ Giá niêm yết  Giá khuyến mãi 
  Phẫu thuật che phủ chân răng    điều trị tụt lợi 3.000.000đ 2.000.000đ

Tụt lợi càng nặng thì tiên lượng điều trị sẽ càng khó hơn. Do đó, thì bạn nên dự phòng tụt lợi bằng các biện pháp đơn giản sau nhé:

– Vệ sinh răng miệng sạch sẽ 2 lần/ngày

– Khi chải răng, nên chải nhẹ nhàng, chải xoay tròn hoặc dọc theo trục của răng chứ không chải ngang có thể gây sang chấn mòn răng và tụt lợi.

– Lấy cao răng định kỳ 6 tháng/lần để hạn chế nguy cơ mắc các bệnh lý như viêm lợi, viêm nha chu có thể dẫn tới tụt lợi.

– Niềng răng để sắp đều các răng giúp dự phòng tụt lợi cũng như cần điều trị triệt để các bệnh lý răng miệng trước khi niềng.

Qua thông tin bác sĩ Huy cung cấp ở trên hi vọng đã giúp các bạn có những kiến thức hữu ích về điều trị tụt lợi. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc gì, hãy liên hệ với bác sĩ của chúng tôi theo địa chỉ dưới đây để được tư vấn cụ thể hơn nhé.

NHA KHOA THÙY ANH – HỆ THỐNG NHA KHOA UY TÍN HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

‍‍Chuyên sâu về: Niềng răng, trồng răng implant, trồng răng toàn hàm all on 4, nhổ răng khôn, điều trị cười hở lợi, bọc răng sứ, dán sứ veneer, điều trị khớp thái dương hàm…

Hotline: 0869.800.318 – 0965.800.318

Fanpage: fb.com/Thuyanhclinic.HN

Youtube: Youtube.com/nhakhoathuyanh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục
phone
phone no background