Niềng răng có phải là nguyên nhân gây tụt lợi chân răng?

Tụt lợi là một bệnh lý răng miệng khá thường gặp, với tỉ lệ bệnh nhân niềng răng ngày càng cao trong cộng đồng thì không khó để bắt gặp tình trạng bệnh nhân niềng răng có kèm theo tụt lợi. Mục đích niềng răng cải thiện thẩm mỹ nụ cười nhưng không ít trường hợp sau khi niềng, răng đã đều, khớp cắn lồng múi tốt nhưng lại gặp phải vấn đề khác ảnh hưởng thẩm mỹ như tụt lợi…Vậy thì niềng răng có thực sự là nguyên nhân gây ra tụt lợi hay không? Và làm thế nào để hạn chế tụt lợi xảy ra? Bác sĩ Tuyết – trực thuộc khoa nắn chỉnh răng tại nha khoa Thùy Anh sẽ thông tin tới bạn đọc vấn đề này. 

Thế nào là tụt lợi?

Hình ảnh dưới đây sẽ giúp bạn hình dung một cách rõ ràng sự khác biệt giữa lợi bình thường và lợi bị tụt.

– Lợi bình thường: Màu hồng hào, săn chắc, đường viền lợi bao phủ toàn bộ quanh cổ răng. Đường viền lợi nằm trên đường nối men-cement 0.5 đến 2mm-

– Tụt lợi: Khi đường viền lợi nằm ngang hoặc dưới đường nối men – cement, làm bộc lộ cổ răng hoặc cả chân răng, làm cho bạn cảm thân thân răng dài ra. Có thể đi kèm với tình trạng viêm lợi, ê buốt.

Niềng răng có thực sự là nguyên nhân gây tụt lợi không?

Theo thống kê ở Mỹ trong 1 năm có khoảng 400.000 bệnh nhân niềng răng có tụt lợi kèm theo, tỉ lệ tụt lợi không mong muốn rơi vào khoảng 10%. Tuy nhiên trên thực tế chưa có nghiên cứu hay bằng chứng nào chứng minh việc dùng các khí cụ chỉnh nha đơn thuần có thể làm tăng tình trạng tụt lợi. 

Tuy nhiên đôi khi việc tụt lợi là không tránh khỏi, nó có thể xuất phát từ chính tình trạng răng miệng của bệnh nhân, cũng có thể từ chính tay nghề của bác sĩ. Các nguyên nhân gây tụt lợi chủ yếu gồm: 

+ Thứ nhất: Vệ sinh răng miệng không tốt

Cao răng mảng bám là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng viêm lợi, sau đó là tiêu xương tụt lợi. Đối với bệnh nhân chỉnh nha, đặc biệt là chỉnh nha cố định, việc phải đeo nhiều khí cụ trong miệng khiến việc vệ sinh răng miệng càng khó khăn hơn. Vụn thức ăn thừa ở các kẽ răng và mắc cài nếu không làm sạch sẽ tích tụ và hình thành mảng bám tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, dẫn tới viêm lợi và nguy cơ tụt lợi rất cao. Vấn đề về không tự giác và hợp tác trong vệ sinh răng chúng tôi nhận thấy gặp rất nhiều ở các bé học cấp 1,2. Bởi vì các bé chưa tự ý thức hay chưa tự giác nên sự giám sát của phụ huynh là vô cùng quan trọng. 

Việc dùng bàn chải quá cứng hay chải răng với một lực mạnh, gây ra tổn thương cho nướu, dẫn tới tụt lợi khi niềng. Nhiều trường hợp bệnh nhân sử dụng tăm để lấy thức ăn thừa bởi việc dùng chỉ tơ khi có mắc cài và dây cung là khó khăn hơn, tuy tiện dụng nhưng tăm có thể chọc xuống lợi, gây đau cũng như làm tăng nặng tình trạng tiêu xương tụt lợi.

+ Thứ hai: Do các bệnh lý nha chu trước khi chỉnh nha

Bệnh nhân có thể mắc các bệnh lý như: viêm lợi, viêm quanh răng,… Nếu những bệnh lý này không được giải quyết triệt để trước khi chỉnh nha kết hợp với tình trạng vệ sinh răng miệng không đảm bảo có thể làm cho vấn đề tiêu xương tụt lợi càng nghiêm trọng.

Ca lâm sàng bệnh nhân có tình trạng viêm lợi, viêm nha chu trước điều trị chỉnh nha. Trong trường hợp này nếu không kiểm soát tốt tình trạng nha chu trước và trong quá trình chỉnh nha thì chắc chắn hiện tượng tiêu xương tụt lợi sẽ xảy ra.

+ Thứ 3: Trình độ bác sĩ điều trị 

Lực sử dụng trong chỉnh nha là lực nhẹ liên tục, tuy nhiên để có thể áp dụng một cách chính xác trong từng ca lâm sàng thì không phải bác sĩ nào cũng làm được. Rất nhiều trường hợp tiêu xương tụt lợi, tiêu chân răng xảy ra cho bác sĩ sử dụng lực kéo không phù hợp.

Một trường hợp bệnh nhân có nền xương và lợi rất mỏng, trong trường hợp này bác sĩ cần nhiều kinh nghiệm để kiểm soát chân răng, không làm chân răng bật ra khỏi xương ổ răng và gây tiêu xương tụt lợi.
Một trường hợp khác, khi kéo răng nanh mọc lệch cao rất nhiều trường hợp bác sĩ không đủ kinh nghiệm kéo thẳng xuống làm cho bệnh nhân bị tụt lợi rất nhiều, tuy nhiên chúng tôi sẽ có rất nhiều kĩ thuật để kiểm soát những tác dụng phụ không mong muốn này.

Cách phòng tình trạng tụt lợi khi niềng răng 

Vấn đề tụt lợi do niềng răng hoàn toàn có thể kiểm soát được nếu như có sự phối hợp tốt giữa bác sĩ và bệnh nhân. Dưới đây là những cách giúp khắc phục tình trạng trên:

– Lựa chọn bác sĩ chỉnh nha tốt, đủ trình độ chuyên môn và kỹ thuật, khi đó mọi di chuyển của răng đều sẽ được kiểm soát 1 cách tối đa, góp phần giảm thiểu tình trạng không mong muốn

– Từ phía bệnh nhân, vệ sinh răng miệng đúng cách và hợp lý, bệnh nhân cần được hướng dẫn vệ sinh răng miệng một cách tỉ mỉ và chi tiết bao gồm: 

+ Sử dụng bàn chải phù hợp: bàn chải lông mềm, có kích thước vừa khoang miệng

+ Chải răng nhẹ nhàng, tránh chải theo chiều ngang

+ Phối hợp sử dụng thêm bàn chải kẽ, tăm nước, chỉ tơ nha khoa, nước súc miệng

– Những trường hợp bệnh nhân có bệnh lý nha chu từ trước cần phải điều trị một cách triệt để và ổn định trước khi bước vào quá trình chỉnh nha.

Cách khắc phục tình trạng tụt lợi khi niềng răng 

Với những bạn đã bị tụt lợi khi niềng răng, bạn có thể tham khảo những giải pháp khắc phục tình trạng này như sau: 

– Trường hợp niềng răng bị tụt lợi ở thể nhẹ, không xuất hiện cảm giác ê buốt hay đau nhức thì bạn nên chú ý thay đổi cách vệ sinh răng miệng, nên lựa chọn loại kem đánh răng có chứa các hoạt chất chống ê buốt và sử dụng bàn chải chuyên dụng khi niềng răng, và chú ý thao tác chải răng nhẹ nhàng, phù hợp.Bên cạnh đó, cần duy trì việc lấy cao răng định kỳ 6 tháng 1 lần.

– Trường hợp tụt lợi mức độ trung bình có hiện tượng mòn cổ răng, vùng không thẩm mỹ, bác sĩ có thể chỉ định hàn răng để phục hồi. 

– Đối với tụt lợi nặng, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật ghép mô. Tức là phẫu thuật cấy thêm mô nướu, bác sĩ thao tác lấy vạt niêm mạc ở vùng kế cận che phủ lên khu vực chân răng bị tụt lợi, hồi phục lại phần lợi đã bị tụt. Các phương pháp che phủ chân răng phổ biến hiện nay như ghép mô sinh học, ghép lợi tự thân. 

Tại Nha Khoa Thùy Anh, chúng tôi có chuyên khoa nha chu chuyên sâu, có thể thực hiện kiểm soát các vấn đề mô lợi cùng bác sĩ chỉnh nha, và các điều trị ghép lợi nếu cần thiết cũng sẽ thực hiện rất nhẹ nhàng, cho kết quả ổn định. 

Qua những thông tin về tình trạng tụt lợi khi niềng răng đã được bác sĩ Tuyết chia sẻ ở trên, chắc hẳn bạn cũng đã nắm rõ dấu hiệu tụt lợi khi niềng răng và những biến chứng của tụt lợi gây ra. Tụt lợi không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng cũng như kết quả chỉnh nha của bạn. Nếu bạn đang gặp phải tình trạng tương tự hãy để lại thông tin hoặc liên hệ với bác sĩ của chúng tôi theo địa chỉ dưới đây để được tư vấn cụ thể. 

>>> Xem thêm: https://nhakhoathuyanh.com/tut-loi-chan-rang-la-gidieu-tri-nhu-the-nao-hieu-qua-nha-khoa-thuy-anh/

NHA KHOA THÙY ANH – HỆ THỐNG NHA KHOA UY TÍN HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

‍‍Chuyên sâu về: Niềng răng, trồng răng implant, trồng răng toàn hàm all on 4, nhổ răng khôn, điều trị cười hở lợi, bọc răng sứ, dán sứ veneer, điều trị khớp thái dương hàm…

Hotline: 0869.800.318 – 0965.800.318

Fanpage: fb.com/Thuyanhclinic.HN

Youtube: Youtube.com/nhakhoathuyanh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục
phone
phone no background