Có nên trồng răng implant không? 7 sự thật về răng implant

Phục hình răng mất bằng phương pháp trồng răng implant đã không còn quá xa lạ với tất cả chúng ta. Bên cạnh một số ít người vẫn còn lo lắng việc đưa chân răng nhân tạo có dạng như một chiếc ốc vít bằng kim loại vào trong xương hàm thì với phần lớn những người mất răng khác, đặc biệt là mất răng cả hàm thì implant được xem như một cuộc cách mạng, một vị cứu tinh đối với hàm răng đã hết hạn sử dụng của họ. Vậy có nên trồng răng implant không? 

Có nên trồng răng implant không?

Trồng răng implant là phương pháp bác sĩ thực hiện cấy trực tiếp trụ implant được làm từ titanium tinh khiết vào trong xương hàm nhằm thay thế cho phần chân răng đã mất. Trụ implant sau 2 – 6 tháng tích hợp với xương hàm, sau đó bác sĩ sẽ lắp mão sứ thông qua khớp nối abutment để hoàn thiện quá trình trồng răng. 

Với câu hỏi có nên trồng răng implant không thì theo các bác sĩ khoa phẫu thuật và phục hình trong miệng tại nha khoa Thùy Anh thì việc trồng răng implant là rất cần thiết để khôi phục răng mất vừa đảm bảo khả năng ăn nhai chắc chắn, tính thẩm mỹ cao vừa đảm bảo tuổi thọ kéo dài, tránh việc phải sửa chữa nhiều lần như phương pháp truyền thống. 

5 ưu điểm của phương pháp trồng răng implant

Trồng răng implant được các chuyên gia nha khoa đánh giá rất cao về ưu điểm phục hồi khả năng ăn nhai cũng như đảm bảo tính thẩm mỹ cho xương hàm. Một số ưu điểm cụ thể của phương pháp này gồm: 

+ Khôi phục khả năng ăn nhai chắc chắn như như răng thật 

Răng implant có khả năng khôi phục từ chân răng tới mặt nhai của chiếc răng mất. Trụ implant sau khi cấy sẽ tích hợp chắc chắn với xương hàm, tồn tại như 1 chiếc chân răng thật và nâng đỡ phần mão sứ bên trên. 

Chân răng implant chịu lực rất tốt nên bạn có thể ăn nhai thoải mái mà không cần lo lắng tới vấn đề răng bị lung lay, gãy vỡ. Điều này phương pháp cầu răng sứ hay răng giả tháo lắp không thể làm được. 

+ Bảo tồn xương hàm

Tình trạng mất răng kéo dài sẽ làm vùng xương hàm tại vị trí chân răng mất bị tiêu dần đi, khiến khối lượng xương trong xương hàm bị giảm đi đáng kể. Nếu không sớm trồng lại răng mới thì xương hàm sẽ bị tiêu biến chỉ sau khoảng 2 năm. Điều này gây tụt nướu và xô lệch hàm, làm ảnh hưởng đến những chiếc răng còn lại, thấm chí có thể gây biến dạng khuôn mặt.

Mất răng kéo dài khiến xương hàm tại chân răng bị tiêu dần, từ đó lương xương trong xương hàm bị giảm đi nhiều. Việc không khôi phục lại sớm sẽ khiến xương tiêu biến sau khoảng 2 năm, gây nên tình trạng tụt lợi và xô lệch hàm, ảnh hưởng tới chức năng ăn nhai và thẩm mỹ gương mặt. 

+ Bảo tồn răng thật

Sau trồng răng implant thì các khoảng trống ở trên cung hàm sẽ được lấp đầy, tránh răng bên cạnh xô lệch. Đồng thời trồng răng implant cũng chỉ can thiệp vào vùng răng mất mà không tác động tới răng bên cạnh, giúp bảo tồn răng thật tối đa.

+ Khôi phục thẩm mỹ

Với ưu điểm bảo tồn răng thật, được gắn cố định như một chiếc răng thật, cũng như chất liệu an toàn, màu sắc tự nhiên thì trồng răng implant giúp khôi phục tính thẩm mỹ cho nụ cười rất tốt, mang tới vẻ đẹp tự nhiên.

Bên cạnh đó, việc bảo tồn xương hàm cũng giúp phòng tránh tình trạng tiêu xương, hóp má. Răng implant giúp cho gương mặt cân đối và đầy đặn hơn.

+ Thời gian sử dụng trên 20 năm 

Với cầu răng sứ hay răng giả tháo lắp thì thời gian sử dụng ngắn, và sau khi răng xuống cấp thì bạn phải trồng lại. Các phương pháp này cũng không bảo tồn được xương hàm hay răng bên cạnh. Tuổi thọ của răng implant rất cao, có thể sử dụng trên 20 năm. 

Mỗi năm có khoảng 100.000 chiếc răng nhân tạo implant được trồng tại Việt Nam. Một con số cho thấy số lượng người mất răng và có nhu cầu tìm hiểu về implant trong cộng đồng là rất lớn. Ngoài những ưu điểm kể trên thì những vấn đề như implant thì dùng được bao lâu, loại nào tốt, các loại khác nhau như nào chắc hẳn cũng là vấn đề mà nhiều bạn quan tâm. Dưới đây sẽ là 7 sự thật về răng implant bạn cần nắm rõ.

7 sự thật về răng implant

Thứ 1: Răng implant có thể không tích hợp vào xương hàm của bạn

Điều này có thể xảy ra và cũng là vấn đề mà mọi người lo lắng nhất. Đi trồng răng mà bác sĩ lại bảo không trồng được thì nghe thật buồn phải không? Răng implant mặc dù là chân răng sinh học nhưng vẫn coi là một vật lạ với cơ thể nào. Đã là vật lạ thì luôn có tỉ lệ thải ghép, và việc của chúng ta là làm giảm tỉ lệ này xuống mức thấp nhất. 

Quá trình làm răng implant sẽ trải qua 2 giai đoạn: Giai đoạn 1 là phẫu thuật đặt chân răng implant và giai đoạn 2 sau khoảng 3 – 6 tháng là gắn abutment và răng sứ lên trên để hoàn thiện. Việc trụ implant có tích hợp vào xương hay không sẽ phụ thuộc nhiều vào một số yếu tố sau: 

– Tình trạng xương ban đầu của bệnh nhân: Khi xương hàm bị mỏng, loãng hay thiếu xương thì nếu không có phương án ghép xương mà vẫn cố tình đặt implant thì nguy cơ đào thải rất cao. Chưa kể là các thói quen xấu như hút thuốc lá, bệnh lý toàn thân như tiểu đường, giảm miễn dịch… cũng làm tăng nguy cơ đào thải implant. 

– Kĩ thuật của bác sĩ: Nếu bác sĩ không khảo sát kĩ phim X – quang, đặt implant sai vị trí hay lệch hướng thì implant cũng rất dễ mất tích hợp.

– Điều kiện vô trùng khi cấy ghép: Đây là yêu cầu bắt buộc trong bất cứ phẫu thuật ngoại khoa nào chứ không chỉ riêng gì implant. Môi trường miệng cũng cần được vệ sinh sạch sẽ cao răng, mảng bám, thức ăn trước khi thực hiện cấy ghép implant.

– Sự tĩnh lặng của implant: Răng implant cần sự ổn định để có thể tích hợp vào xương hàm. Do vậy, nếu trong khoảng thời gian chờ tích hợp mà implant chịu sự tác động của ngoại lực hay vệ sinh răng miệng không tốt gây đọng thức ăn xung quanh sẽ dẫn tới viêm nhiễm thì nó cũng rất dễ bị đào thải. 

Nha sĩ nên nói rõ và trao đổi kĩ với bệnh nhân về những yếu tố ở trên để hạn chế những yếu tố nguy cơ và tạo thuận lợi cho implant có điều kiện tích hợp tốt nhất.

Thứ 2: Tỉ lệ tích hợp của các dòng implant gần như ngang nhau

Những nghiên cứu mới nhất cho thấy tỉ lệ tích hợp của chân răng implant lên tới 95% và điều này cũng đúng với tất cả các loại implant khác nhau. Chân răng implant được sản xuất từ vật liệu titanium, sau đó xử lý và phủ lên trên bề mặt một lớp phủ sinh học có tác dụng hấp dẫn các tế bào xương đến và tạo ra sự tích hợp. Thời gian trung bình cần cho sự tích hợp xương là từ 3 – 6 tháng, với những hãng implant nổi tiếng và ra đời lâu thì lớp chất phủ bề mặt được nghiên cứu kĩ lưỡng giúp đẩy nhanh thời gian tích hợp, thậm chí chỉ cần 6 tuần tức là 1,5 tháng là đã có thể lắp răng hoàn thiện.

Tuy nhiên, nếu không có điều kiện kinh tế thì bạn vẫn có thể lựa chọn những hãng implant có chi phí phải chăng, như các hãng implant của Hàn Quốc chẳng hạn, khi đó bạn có thể phải chờ lâu hơi 1 chút những điều đó cũng không ảnh hưởng nhiều tới kết quả sau cùng. Đương nhiên ngoài vấn đề tích hợp thì chất lượng tích hợp, tiêu xương vùng cổ, độ chính xác của các yếu tố cơ khí trên chiếc implant cũng là tiêu chí lựa chọn quan trọng đảm bảo thành công về lâu dài, và những dòng implant đắt tiền thì đương nhiên vượt trội hơn hẳn. 

Thứ 3: Cảm giác nhai trên các dòng implant khác nhau là giống nhau

Chân răng implant một khi đã tích hợp thì nó sẽ bám chắc vào xương hàm và bất động ở tại vị trí đó. Nếu bạn cảm thấy nó bị lung lay thì tức là nó đang có vấn đề. Đây là một lý thuyết cơ bản mà bác sĩ implant nào cũng hiểu. Do vậy, giả sử nếu bạn có trồng 2 chiếc implant của 2 hãng khác nhau ở 2 bên hàm thì chắc chắn bạn cũng sẽ khó mà phân biệt được sự khác nhau giữa chúng nếu chỉ dựa vào cảm giác lực khi nhai.

Và một điều đặc biệt nữa là chính vì tính bất động mà cảm giác ăn nhai của răng implant không thể nào tốt bằng răng thật, do xung quanh răng thật có hệ thống dây chằng nha chu bao quanh nên nó có thể di chuyển nhẹ, lún lên lún xuống, cảm nhận được độ cứng của thức ăn tốt hơn và truyền tải lực nhai xuống xương hàm đều hơn. Đương nhiên càng ngày giới nha khoa càng có những cải tiến để cải thiện độ nhún như sử dụng vật liệu nhựa, sử dụng các giảm sóc cao su…

Thứ 4: Răng implant có thể không tồn tại cả đời

Răng implant thì chắc chắn là không thể bị sâu như răng thật, nhưng nó cũng được bao bọc bởi lợi và xương hàm nên các bệnh lý có thể gặp trên răng thật như viêm quanh răng, tụt lợi, tiêu xương thì cũng sẽ gặp trên răng implant nếu chúng ta không chăm sóc, vệ sinh và kiểm tra răng implant định kỳ. 

Vùng lợi xung quanh răng implant bị viêm và tụt xuống, làm lộ phần chân răng có màu đen phía dưới gây ảnh hưởng nhiều tới thẩm mỹ. Nếu tình trạng này kéo dài, vùng lợi sẽ bị tụt sâu hơn nữa và có thể phải tháo implant ra.

Tuy nhiên, cũng giống như răng thật, răng implant vẫn có thể tồn tại suốt đời nếu bạn vệ sinh răng miệng sạch sẽ, không ăn đồ quá cứng và đi nha khoa bảo dưỡng định kỳ.

Thứ 5: Răng sứ trên implant bạn có thể tùy chọn nhiều loại khác nhau

Răng sứ trên implant gồm 2 loại là răng sứ kim loại và răng toàn sứ. Trong đó, răng sứ kim loại thường bao gồm trong gói nên bạn sẽ không mất thêm tiền nếu lựa chọn. Loại này được chế tác thủ công, chứa lớp kim loại đen phía trong nên màu sắc và độ chính xác sẽ khó mà bằng răng toàn sứ được cắt bằng máy tính theo công nghệ CAD/CAM. 

Với răng toàn sứ thì cũng có nhiều hãng khác nhau, bản chất chúng đều được làm dựa trên 1 lớp sườn zirconia và lớp sứ phủ đắp cá nhân hóa bên ngoài. Bạn hoàn toàn có thể lựa chọn cũng như thay thế chiếc răng sứ trên implant này. 

Thứ 6: Cắm nhiều implant chưa hẳn đã tốt

Xung quanh mỗi chiếc implant cần một khoảng xương hàm đủ chiều dày tối thiểu là 1.5mm để nâng đỡ cho chiếc răng implant đó, nếu cắm nhiều implant sát nhau quá thì nguy cơ vùng xương này sẽ bị mỏng đi và gây tiêu xương, tụt lợi sau này.

Do vậy, nếu bạn bị mất 1 chiếc răng, bạn sẽ cần cắm 1 implant, nhưng nếu mất 3, 4 chiếc, thì thường bạn chỉ cần cắm 2 implant là đủ. Điều này sẽ giảm được chi phí, phẫu thuật ít xâm lấn hơn và cũng là tốt cho xương hàm của bạn. Thậm chí, nếu bạn bị mất răng cả hàm 14 chiếc, bạn cũng chỉ cần cắm 4 – 6 chân răng là đủ, nó gọi giải pháp all on 4/6.

>>> Xem thêm: https://nhakhoathuyanh.com/trong-rang-implant-nguyen-ham-giai-phap-phuc-hinh-rang-hoan-hao/

Implant all on 4 - 4 trụ implant nâng đỡ cho cả hàm

Thứ 7: Không phải trường hợp nào cũng nên làm implant

Khi mất răng, ngoài phục hình bằng phương pháp trồng răng implant bạn có thể làm cầu răng sứ hay răng giả tháo lắp. Mỗi phương pháp đều có ưu, nhược điểm riêng. Lựa chọn implant tức là bạn sẽ trải qua ít nhất 1 lần phẫu thuật cộng thêm một vài lần hẹn nữa để hoàn thiện. 

Trong một số trường hợp như xương hàm bị tiêu quá nhiều, bệnh nhân có bệnh lý toàn thân như tiểu đường, tim mạch không kiểm soát thì quá trình phục hồi bằng implant sẽ trở lên phức tạp và mất nhiều thời gian hơn. Khi đó, nếu các răng còn lại của bạn còn tốt, bác sĩ sẽ cân nhắc tới phương án làm cầu răng sứ hay răng giả tháo lắp, thực hiện đơn giản và cũng ít xâm lấn hơn.

Qua thông tin dtrên, hi vọng bài viết đã mang tới cho bạn những thông tin hữu ích trong quyết định có nên trồng răng implant không của mình. Dù răng implant có được nghiên cứu, cải tiến và tốt thế nào đi chăng nữa thì chắc chắn một điều rằng, nó sẽ không bao giờ có thể tốt bằng răng thật mà chỉ tái hiện được một phần răng thật mà thôi. Vệ sinh răng miệng thật sạch, chải răng 2 lần mỗi ngày và đi khám nha khoa định kỳ 6 tháng 1 lần là những việc hết sức đơn giản để có được một hàm răng thật chắc khoẻ.

NHA KHOA THÙY ANH – HỆ THỐNG NHA KHOA UY TÍN HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

‍‍Chuyên sâu về: Niềng răng, trồng răng implant, trồng răng toàn hàm all on 4, nhổ răng khôn, điều trị cười hở lợi, bọc răng sứ, dán sứ veneer, điều trị khớp thái dương hàm…

Hotline: 0869.800.318 – 0965.800.318

Fanpage: fb.com/Thuyanhclinic.HN

Youtube: Youtube.com/nhakhoathuyanh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục