Viêm lợi chảy máu chân răng: Dấu hiệu và hậu quả bạn cần biết

Viêm lợi chảy máu chân răng là tình trạng thường gặp ở cả trẻ em và người lớn. Nếu không được điều trị kịp thời, viêm lợi có thể gây ra nhiều hệ quả nghiêm trọng cho sức khỏe. Cùng tìm hiểu những dấu hiệu viêm lợi chảy máu chân răng trong bài viết dưới đây.

Dấu hiệu của viêm lợi chảy máu chân răng

Viêm lợi là tình trạng lợi bị sưng đỏ, dễ chảy máu và kèm hôi miệng. Nguyên nhân thường do lợi bị tấn công bởi vi khuẩn tồn tại trong mảng bám cao răng tích tụ lâu ngày mà không được loại bỏ.

Ngoài biểu hiện chảy máu chân răng và hôi miệng, bệnh nhân viêm lợi chảy máu chân răng có thể xuất hiện các triệu chứng sau:

    • Lợi vùng viêm bị sưng, đau, chuyển sang màu nhạt hoặc đỏ thẫm. Màu đỏ càng đậm thì tình trạng viêm càng nghiêm trọng.
    • Có thể thấy mủ ở phần lợi bị viêm.
    • Lợi bị tụt xuống khỏi chân răng, làm tổ chức chân răng lỏng lẻo.
    • Răng vùng lợi viêm dễ bị tê, buốt, nhạy cảm với đồ ăn thức uống lạnh hoặc nóng, khi nhai có cảm giác đau.

Bị viêm lợi chảy máu chân răng gây hậu quả gì?

Viêm lợi không phải là bệnh lý nguy hiểm và dễ điều trị khi được phát hiện kịp thời. Tuy nhiên, nếu người bệnh chủ quan và chậm trễ điều trị, viêm lợi có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng đến sức khỏe:

    • Tình trạng viêm lợi kéo dài, không được điều trị kịp thời và đúng cách, có thể dễ dàng tiến triển thành bệnh nha chu. Hậu quả là người bệnh có thể bị viêm chân răng, răng lung lay, yếu đi hoặc thậm chí mất răng vĩnh viễn.
    • Viêm lợi kéo dài có thể gây ra áp xe răng, một biến chứng khá nguy hiểm. Biến chứng này gây ra các triệu chứng như sưng mặt, đau nhức dữ dội và sốt cao.
    • Nếu bệnh viêm lợi chuyển biến thành nha chu ở phụ nữ mang thai, nguy cơ sinh non và việc trẻ sau sinh thấp còi, nhẹ cân hơn bình thường sẽ tăng cao.
    • Khi bệnh chuyển biến thành viêm lợi mãn tính, nó có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người bệnh. Đặc biệt là những người có tiền sử tiểu đường, các bệnh về hô hấp, viêm khớp dạng thấp, bệnh động mạch vành và đột quỵ. Vi khuẩn viêm nha chu có khả năng xâm nhập vào máu thông qua mô lợi, gây ảnh hưởng đến các bộ phận như tim và phổi.

Cách điều trị viêm lợi hiệu quả

Ngay khi phát hiện các dấu hiệu nghi ngờ mắc viêm lợi, bệnh nhân nên tìm đến cơ sở nha khoa uy tín để được bác sĩ chuyên khoa kiểm tra, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị phù hợp.

1. Điều trị theo phác đồ của bác sĩ

Tùy vào tình trạng và mức độ viêm lợi của bệnh nhân, bác sĩ nha khoa sẽ tư vấn phác đồ điều trị phù hợp:

    • Lấy cao răng và làm sạch răng gốc: Hầu hết các trường hợp viêm lợi đều sẽ được bác sĩ nha khoa tiến hành lấy cao răng, loại bỏ mảng bám và vi khuẩn tích tụ trên bề mặt răng và dưới nướu. Điều này sẽ ngăn chặn vi khuẩn tấn công vùng nướu đang bị viêm và giảm nguy cơ viêm chân răng hay các bệnh nha chu khác.
    • Kê thuốc trị viêm lợi: Do đã bị vi khuẩn tấn công và gây viêm nhiễm, bệnh nhân viêm lợi thường được bác sĩ kê thuốc kháng sinh, kháng viêm, giảm đau (nếu cần) và các loại thuốc cần thiết khác.
    • Chỉnh sửa răng: Phương pháp này được áp dụng với các bệnh nhân có tình trạng răng mọc lệch, mão răng, cầu răng không vừa khít. Những tình trạng này đều tăng nguy cơ mắc viêm lợi, viêm chân răng và các bệnh nha chu khác. Giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh răng miệng khác nói chung.

Bên cạnh việc điều trị tại nha khoa, bệnh nhân mắc viêm lợi cũng sẽ được bác sĩ tư vấn cách chăm sóc răng miệng đúng cách tại nhà để nhanh hồi phục hơn.

2. Chăm sóc răng miệng đúng cách

Vệ sinh răng miệng cẩn thận và đúng cách là điều quan trọng giúp bệnh viêm lợi sớm phục hồi:

    • Đánh răng ít nhất 2 lần/ngày: Vào mỗi buổi sáng khi vừa thức dậy và tối trước khi ngủ. Điều này giúp loại bỏ tối đa vi khuẩn tích tụ trong khoang miệng.
    • Chọn bàn chải đánh răng phù hợp: Ưu tiên bàn chải có lông mềm, đầu bàn chải nhỏ để dễ dàng vệ sinh những vùng răng nướu bên trong.
    • Sử dụng kem đánh răng chứa Fluoride: Fluoride giúp răng chắc khỏe hơn và hỗ trợ trong việc phòng ngừa sâu răng.
    • Dùng chỉ nha khoa thay vì tăm xỉa răng: Chỉ nha khoa giúp làm sạch răng dễ dàng và hạn chế tổn thương răng nướu.
    • Sử dụng nước súc miệng chuyên dụng: Nước súc miệng giúp tăng cường làm sạch và loại bỏ vi khuẩn trong khoang miệng.
    • Dùng dụng cụ vệ sinh lưỡi: Lưỡi cũng là nơi tích tụ nhiều vi khuẩn gây bệnh về răng miệng.

Viêm lợi chảy máu chân răng là tình trạng phổ biến nhưng không nên coi nhẹ. Để khắc phục triệt để tình trạng này, cần kết hợp điều trị nha khoa và chăm sóc răng miệng tại nhà đúng cách. Hãy đến các cơ sở nha khoa uy tín để được tư vấn và điều trị kịp thời, đồng thời duy trì thói quen vệ sinh răng miệng tốt để bảo vệ sức khỏe răng miệng lâu dài.

>>> Xem thêm: https://nhakhoathuyanh.com/viem-loi-co-gay-hoi-mieng-khong/

NHA KHOA THÙY ANH – HỆ THỐNG NHA KHOA UY TÍN HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

‍‍Chuyên sâu về: Niềng răng, trồng răng implant, trồng răng toàn hàm all on 4, nhổ răng khôn, điều trị cười hở lợi, bọc răng sứ, dán sứ veneer, điều trị khớp thái dương hàm…

Hotline: 0869.800.318 – 0965.800.318

Fanpage: fb.com/Thuyanhclinic.HN

Youtube: Youtube.com/nhakhoathuyanh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục
phone
phone no background