Tổng hợp các loại khí cụ khi niềng răng

Niềng răng là phương pháp hiệu quả giúp đem lại cho bạn một nụ cười đẹp rạng rỡ, một gương mặt cân đối, một khớp cắn tốt để  ăn nhai. Trong quá trình niềng răng, ngoài việc sử dụng hệ thống dây cung, mắc cài thì bác sĩ còn sử dụng nhiều khí cụ như: chun, hook, band, minivis… để hỗ trợ cho các case niềng răng. Mỗi loại khí cụ lại có những vai trò và tác dụng khác nhau và sử dụng cho những trường hợp răng khác nhau. Vậy cụ thể có những loại khí cụ nào? Vai trò của chúng ra sao?

Khí cụ niềng răng là gì?

Khí cụ chỉnh nha là các dụng cụ nha khoa hỗ trợ cho quá trình nắn chỉnh răng. Chúng là một bộ phận trên hệ thống chỉnh nha, tuy nhiên không phải lúc nào bạn cũng cần sử dụng tới toàn bộ những loại khí cụ này.

Các loại khí cụ chỉnh nha phổ biến nhất trong quá trình niềng răng

Hiện nay trên thị trường, niềng răng phổ biến nhất với 2 hình thức là niềng răng mắc cài và niềng răng không mắc cài. Những khí cụ hỗ trợ cho 2 hình thức niềng này đều không giống nhau, chúng ta hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn nhé!

Đối với niềng răng mắc cài

Niềng răng mắc cài là hình thức niềng răng truyền thống, lâu đời với những chiếc mắc cài được gắn cố định lên bề mặt răng. Đây là hình thức niềng phổ biến, được nhiều người sử dụng bởi nó có chi phí hợp lý, đem lại hiệu quả cao, đây cũng là hình thức niềng cần sử dụng nhiều khí cụ chỉnh nha nhất để có thể tạo nên được một kết quả hoàn hảo.

1. Hệ thống mắc cài

Một loại khí cụ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình niềng răng – đó chính là hệ thống mắc cài. Hệ thống mắc cài vừa có tác dụng di chuyển răng theo đúng hướng và lực mà bác sĩ mong muốn, vừa có tác dụng cố định răng tại vị trí chỉ định. 

Mắc cài thường được làm bằng kim loại hoặc các vật liệu có tính thẩm mỹ cao như sứ, pha lê được gắn trực tiếp lên bề mặt răng bằng chất gắn nha khoa chuyên dụng (cũng có trường hợp mắc cài được gắn vào mặt sau của răng để tăng tính thẩm mỹ).

2. Dây cung 

Dây cung là một sợi dây thép vòng xung quanh khuôn hàm của bạn, sau khi gắn mắc cài lên bề mặt răng, bác sĩ sẽ tiến hành đi dây cung và cố định chúng với mắc cài thông qua chun (hay sợi chỉ thép) hoặc chốt tự động. Đây là một trong những khí cụ chỉnh nha không thể thiếu khi niềng răng mắc cài giúp tạo lực để di chuyển răng đúng hướng theo phác đồ điều trị của bác sĩ. 

Dây cung được làm bằng chất liệu thép không gỉ như: niken, titanium…, thích hợp và an toàn với môi trường trong miệng. Dây cung có hình dạng tròn vuông, nhỏ hay lớn tuỳ thuộc vào từng giai đoạn niềng răng.

3. Hook

Hooks là một thành phần nhỏ ở trên đầu của mắc cài, chúng được thiết kế để gắn dây chung liên hàm ở cả hàm trên và hàm dưới. Hooks thường được gắn ở các răng nhanh hay các răng cối nhỏ và trên khâu (band) hay mắc cài răng cối lớn.

4. Band (Khâu)

Band hay còn gọi là khâu, là loại khí cụ chỉnh nha có cấu tạo theo hình dáng răng của bạn, thông thường khâu được gắn vào răng hàm số 6 hoặc số 7 để làm điểm tựa, điểm neo của hệ thống niềng răng. Những đầu của dây cung sẽ được gắn vào khâu chỉnh nha, có tác dụng duy trì lực tác động của dây cung lên các răng khác.

5. Thun liên hàm

Thun liên hàm có độ đàn hồi cao, được gắn từ hàm trên xuống hàm dưới với mục đích tạo lực kéo vừa phải cho răng. Khí cụ này được đặt vào một đầu của mắc cài hàm trên và đầu còn lại gắn vào mắc cài hàm dưới giúp căn chỉnh khớp cắn ở cả 2 hàm, bên cạnh đó còn giúp kéo răng khểnh, răng mọc lệch hoặc răng không nằm trong cùng một đường cung răng về vị trí mong muốn.

6. Minivist

Minivist là điểm neo chặn tuyệt đối giúp điều chỉnh khớp cắn và giúp niềng răng tác động lực mạnh, răng di chuyển nhanh hơn. Minivist được thiết kế với cấu tạo hình dạng ốc vít có kích thường khá nhỏ, với đường kính trung bình từ 1.4-2mm, chiều dài trung bình 6-12mm được cắm vào trong xương hàm. 

Tuỳ vào mỗi trường hợp cụ thể mà số lượng, vị trí cắm vis sẽ là khác nhau. Minivis thường được chỉ định trong những trường hợp sau:

– Đóng khoảng sau nhổ răng

– Đánh lún hoặc làm trồi răng

– Dựng trục răng 

– Di xa toàn hàm

– Thay đổi mặt phẳng cắn

7. Lò xo 

Lò xo được thiết kế để gắn vào các răng hàm kết nối với dây cung phía sau răng nanh. Trong niềng răng, sẽ có 3 loại lò xo chính, tuỳ vào mỗi trường hợp mà bác sĩ sẽ sử dụng loại lò xo khác nhau:

+ Lò xo đẩy: có tác dụng tạo thêm khoảng trống giữa các răng. 

+ Lò xo kéo: ngược lại với lò xo đẩy, dựa vào cơ chế tính đàn hồi, lò xo kéo có tác dụng đóng khoảng trống các răng lại với nhau.

+ Lò xo duy trì: được kéo giãn ra như lò xo kéo, tuy nhiên công dụng của nó là để duy trì khoảng trống hiện có, giúp khoảng trống không mở rộng ra, cũng không thu hẹp lại.

8. Chun chuỗi

Chun chuỗi được thiết kế gồm một dải cao su nhiều vòng hình chữ O kết nối với nhau tạo thành dải chảy từ răng này sang răng khác. Trong niềng răng, chun chuỗi được sử dụng để liên kết các răng trong cùng 1 hàm, giúp răng dịch chuyển nhanh hơn hoặc đôi khi để kéo cụm, đóng khoảng thưa giữa các nhóm răng cùng một lúc. Do vậy mà vị trí mắc chun sẽ là khác nhau tuỳ vào mục đích, kế hoạch điều trị của bác sĩ.

9. Khí cụ nong hàm

Nong hàm là sử dụng loại khí cụ chuyên biệt, mục đích là để nới rộng cung hàm, tăng diện tích vòm miệng. Đồng thời nong hàm trên hoặc dưới sẽ giúp tạo khoảng trống để các răng hàm đó dịch chuyển dễ dàng hơn. Thông thường kỹ thuật này được áp dụng chủ yếu cho hàm trên, chỉ có một số ít trường hợp được sử dụng cho hàm dưới. 

Thời gian nong hàm sẽ dao động từ 1-3 tháng tuỳ vào từng trường hợp cụ thể của bệnh nhân, thông thường khi áp dụng nong hàm thì nhổ răng là không cần thiết nữa, do vậy mà đây có thể coi là phương pháp thay thế nhổ răng để tạo khoảng trống, tăng diện tích cung hàm hiệu quả.

10. Chun tách kẽ

Đây là bước đầu tiên trước khi bác sĩ tiến hành gắn mắc cài niềng răng. Thun tách kẽ thường dày khoảng 2mm được đặt vào vị trí kẽ hở giữa 2 răng hàm nhằm tạo ra khoảng trống giữa hai răng để tiến hành đặt band (khâu), thời gian đặt chun tách kẽ sẽ diễn ra trong khoảng 5-7 ngày.

11. Hàm duy trì

Hàm duy trì được sử dụng để thay thế cho hệ thống mắc, dây cung ngay sau khi quá trình niềng răng của bạn thành công. Hàm duy trì được thiết kế theo khuôn hàm răng của bạn, có mục đích giữ cho răng chắc, ổn định và duy trì kết quả sau khi niềng. Thời gian đeo hàm duy trì khoảng từ 6-12 tháng tuỳ vào từng trường hợp cụ thể của khách hàng. 

Đối với niềng răng không mắc cài (niềng răng khay trong suốt)

Niềng răng không mắc cài hay còn được gọi là niềng răng bằng khay chỉnh nha trong suốt, phương pháp này hiện đang nhận được nhiều sự quan tâm của khách hàng, khác với niềng răng mắc cài với các khí cụ cồng kềnh, phức tạp thì niềng răng không mắc cài có thiết kế vô cùng đơn giản nhưng hiệu quả mà nó đem lại không hề thua kém mắc cài. Niềng răng không mắc cài được cấu tạo từ 2 bộ phận:

1. Khay trong suốt

Khay niềng là khí cụ chủ yếu của hình thức niềng răng không mắc cài, được thiết kế bằng vật liệu nhựa trong suốt đem lại tính thẩm mỹ cao cho khách hàng, vật liệu nhựa đã được kiểm nghiệm lành tính, an toàn và không gây kích ứng trong môi trường khoang miệng, có tính năng đàn hồi tác động lực lên răng, đưa răng di chuyển từ từ đến vị trí đều đặn trên cung hàm. Khay niềng mô phỏng lại hình dáng, cấu trúc hàm răng của bạn, không còn sử dụng hệ thống mắc cài, dây cung, khí cụ nữa nên vấn đề bung tuột mắc cài, dây cung chọc má gây tổn thương môi má, mô mềm sẽ không còn là vấn đề lo ngại nữa.

2. Attachment

Attachment thực chất là các mấu nhỏ được làm từ chất liệu composite có màu giống với màu răng tự nhiên, được gắn trực tiếp lên bề mặt của răng. Attachment có hình vuông, chữ nhật hoặc vát chéo, được gắn cho bệnh nhân trong quá trình đeo khay hàm đầu tiên, chúng có 2 nhiệm vụ và vai trò khác nhau:

+ Cố định khay niềng: Nhờ vào những điểm attachment này mà khay niềng có thể nằm cố định mà không lo bị trơn tuột khỏi hàm.

+ Là những điểm tạo lực của khay niềng: Ngoài việc giữ nhiệm vụ cố định khay niềng, attachment còn đóng vai trò là những điểm tạo lực giúp các răng được di chuyển về đúng vị trí theo đúng phác đồ điều trị mà bác sĩ đã đưa ra. 

Ngoài ra nó cũng có thể đóng vai trò làm điểm neo để bác sĩ đặt một số khí cụ khác lên trong một vài trường hợp đặc biệt.

Trên đây là một số khí cụ mà bạn có thể cần phải sử dụng trong quá trình niềng răng. Hi vọng với bài viết này, các bạn sẽ có thêm những thông tin hữu ích, giúp các bạn hiểu hơn về niềng răng và các loại khí cụ. Tuy nhiên điều quan trọng nhất vẫn là bác sĩ, để có được kết quả niềng răng như mong đợi, hãy lựa chọn một nha khoa uy tín cùng với bác sĩ có chuyên môn nhé!

HOT: ƯU ĐÃI TỚI 15 TR. Đ PHÍ NIỀNG RĂNG 

+ GIẢM trực tiếp tới 5 triệu đồng phí niềng răng  

+ HOÀN 100% phí thăm khám trị giá 500k 

+ TẶNG hàm duy trì sau niềng trị giá 1 tr.đ 

+ TẶNG gói căn chỉnh khớp cắn bằng công nghệ Tscan trị giá 5 tr. đ

+ TẶNG gói lấy dấu hàm và biết trước kết quả niềng răng bằng công nghệ scan itero 5D trị giá 3 tr.đ

+ MIỄN PHÍ chụp phim X  – quang, nhổ răng chỉnh nha 

NHA KHOA THÙY ANH – HỆ THỐNG NHA KHOA UY TÍN HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

‍‍Chuyên sâu về: Niềng răng, trồng răng implant, trồng răng toàn hàm all on 4, nhổ răng khôn, điều trị cười hở lợi, bọc răng sứ, dán sứ veneer, điều trị khớp thái dương hàm…

Hotline: 0869.800.318 – 0965.800.318

Fanpage: fb.com/Thuyanhclinic.HN

Youtube: Youtube.com/nhakhoathuyanh

2 thoughts on “Tổng hợp các loại khí cụ khi niềng răng

  1. Trầm Bữu Gia Huy says:

    Em đã niềng răng và tháo cách đây 2 năm rồi ạ. Trong suốt quá trình đó e có đeo hàm duy trì trong 6 tháng đầu 24/24 và sau 6 tháng thì em đeo buổi tối ạ. Nma răng vẫn có phần hô ra lại một ít so với lúc mới tháo. Cho e hỏi là có cách nào mà làm cho răng k hô lại mà không cần phải đeo hàm duy trì trong suốt k ạ, tại vì em hay làm mất hàm duy trì đó.

    • nhakhoathuyanh says:

      Chào em, sau niềng thì em nên kiên trì đeo hàm duy trì để duy trì kết quả niềng tốt hơn. Nếu như mất hàm duy trì thì mình có thể làm lại hàm nhé ạ.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bài viết cùng chuyên mục