Tất cả những điều bạn cần biết về bài tập Mewing – nha khoa Thùy Anh

Mewing là kỹ thuật sử dụng bài tập lưỡi để giúp thay đổi kết cấu khuôn mặt và khớp cắn của bạn, giúp gương mặt trở nên cân đối và hài hoà hơn. Phương pháp này sẽ giúp bạn đẹp lên mỗi ngày mà không cần phẫu thuật nên khiến nhiều người đặc biệt quan tâm.

Hiện nay bài tập Mewing đang được phổ biến nhiều trên các diễn đàn mạng xã hội như Facebook, Youtube… tuy nhiên chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh về độ hiệu quả của kỹ thuật mewing và đưa vào áp dụng đại trà. Trong bài viết sau, chúng tôi sẽ giúp các bạn tìm hiểu về nguồn gốc và lịch sử phát triển của mewing. Ngoài ra chúng tôi cũng sẽ cung cấp một số những phương pháp khác thay thế cho bài tập mewing giúp bạn có thể cải thiện thẩm mỹ, đường nét trên khuôn mặt hiệu quả. 

Mewing là gì?

Mewing bản chất là tập cơ chức năng liên quan tới việc đặt lưỡi, thực hiện đơn giản bằng cách đặt toàn bộ phần lưỡi lên vòm họng khi môi của bạn đang ở trạng thái nghỉ và hai hàm răng khép lại với nhau – khép lại tức là gần chạm nhau chứ không phải chạm nghiến. Một số người cho rằng phương pháp này có thể cải thiện đường thẩm mỹ jawline – đường viền hàm dưới, giúp jawline đẹp hơn, rõ ràng và sắc nét hơn. Ngoài ra cằm và mũi cũng trở nên cao hơn nếu như chúng ta duy trì bài tập lâu dài. 

Những người tin theo Mewing cho rằng tập Mewing có tác dụng: 

– Nong rộng cung hàm trên

– Điều trị rối loạn khớp thái dương hàm

– Cải thiện phát âm

– Chống ngủ ngáy

– Tập thở và nuốt đúng hơn 

Có thể khi mới tập, bạn sẽ không quen giữ lưỡi ở vị trí quy định trên vòm họng và thấy phương pháp mewing tốn nhiều thời gian. Tuy nhiên dần dần, não của bạn sẽ ghi nhớ vị trí đặt lưỡi và trở thành thói quen của bạn. Bác sĩ John Mew – người sáng tạo ra phương pháp Mewing khuyên rằng lúc đặt và đẩy lưỡi chúng ta không nên quá tập trung, hãy tạo cho bản thân một tâm thế thật thoải mái, xem bài tập này như một thói quen để không cảm thấy căng thẳng mỗi lần thực hiện.

Nguồn gốc và lịch sử phát triển Mewing

Cha đẻ của phương pháp tập Mewing là Dr. John Mew. Con trai ông – Dr. Mike Mew cũng là một người thực hành trường phái Orthotropics đã phát triển về Mewing và up những video đầu tiên lên kênh youtube, phổ biến kỹ thuật này rộng rãi ra cộng đồng. Trường phái Orthotropics biết đến với các bài tập về tư thế của khuôn mặt và miệng giúp làm thay đổi cấu trúc xương, đường jawline đẹp hơn mà không cần phải nhờ tới sự can thiệp của phẫu thuật.

Tới năm 2018, kỹ thuật Mewing trở nên nổi tiếng rồi trở thành trào lưu, đặc biệt trong giới trẻ. Mặc dù không có đủ bằng chứng khoa học chứng minh về sự thay đổi của khuôn mặt nhưng cũng không thể phủ nhận được sự hữu ích của mewing trong chức năng loại bỏ các thói quen xấu nhờ việc tập thở, tập lưỡi và tập nuốt.

Năm 2010, Dr.John Mew bị hội đồng Nha Khoa Anh Quốc tước giấy phép hành nghề do ông có những lời chỉ trích và phản bác cực đoan về phương pháp điều trị chỉnh nha truyền thống. Cổ vũ và áp dụng rộng rãi Mewing của mình mà không có cơ sở khoa học nào.

Mewing có thực sự vi diệu như vậy không?

Những người ủng hộ mewing đa phần là giới trẻ. Để có được sự thay đổi, các bạn sẽ cần phải thực hiện tập luyện khá là lâu đặc biệt là với người trưởng thành. Nhưng cũng có những bài báo viết rằng nếu như kiên trì tập luyện Mewing mỗi ngày thì có thể thấy sự thay đổi chỉ trong vòng 1-2 tháng. Phần khung xương gò má được nâng lên cao hơn, đường jawline rõ nét hơn tạo nên sự quyến rũ cho gương mặt.

Tuy nhiên những người không tin vào Mewing lại cho rằng sự thay đổi đường nét jawline, khuôn mặt là do họ đang ở trong độ tuổi dậy thì, phát triển, mọi sự thay đổi đều hoàn toàn tự nhiên chứ không phải do tập Mewing mà có. Những bức ảnh thể hiện sự thay đổi có thể là do ánh sáng, góc chụp ảnh, trang điểm… Mà những bức ảnh này sẽ không đủ độ tin cậy do không thông qua bất cứ sự kiểm duyệt nào. 

Mewing chưa được chứng minh đủ bởi các bằng chứng khoa học tiêu chuẩn vì vậy mà phương pháp này có thể có hoặc không đem lại kết quả như bạn mong đợi. Và nó không phải là phương pháp có thể thay thế hoàn toàn niềng răng, phẫu thuật xương hàm trong mục tiêu thay đổi kết cấu khuôn mặt. 

Bài tập Mewing hoàn toàn không có tác dụng trong những trường hợp sau, nếu cố tình tập có thể dẫn tới hậu quả khó lường: 

+ Nếu khớp cắn của bạn đang gặp vấn đề như khớp cắn ngược, khớp cắn sâu, răng lệch lạc, hô… thì tập mewing sẽ không thể cải thiện và không có bất cứ tác dụng nào để giúp đưa khớp cắn trở về đúng vị trí. 

+ Với những răng khôn bị biến chứng gây đau nhức, viêm nhiễm, răng số 7 bị hỏng do răng khôn mọc lệch… thì bạn cần tới gặp nha sĩ để loại bỏ chiếc răng khôn này chứ không nên quá kỳ vọng vào việc tập mewing giúp nong rộng cung hàm, khiến bạn không cần phải nhổ răng khôn.

+ Với những sai lệch về khớp cắn khiến khớp thái dương hàm của bạn gặp vấn đề như đau nhức, há miệng có tiếng kêu, hạn chế há miệng… thì việc tin vào những bài tập mewing cải thiện được khớp thái dương hàm sẽ dẫn tới việc chúng ta sẽ bỏ qua thời điểm vàng can thiệp điều trị và có thể khiến những tổn thương về khớp thái dương là vĩnh viễn.

Các phương pháp khác giúp làm thay đổi khuôn mặt

– Phẫu thuật thẩm mỹ: Bạn có thể thay đổi khuôn mặt của mình nhờ phẫu thuật thẩm mỹ. Tuy nhiên phương pháp này khá là tốn kém về mặt chi phí và có thể gây ra nhiều biến chứng, hệ luỵ như để lại sẹo, sức khỏe bị suy giảm, nhiễm trùng, thậm chí là bị hoại tử vùng phẫu thuật…

– Niềng răng: Một phương pháp an toàn và hiệu quả nhằm điều chỉnh lại khớp cắn của bạn, đưa khớp cắn về đúng vị trí thẩm mỹ. Từ đó những đường nét trên gương mặt như mũi, cằm hoặc góc nghiêng của bạn… sẽ có sự thay đổi, trở nên hài hoà và cân đối hơn. 

– Tiêm thẩm mỹ: Khá hiệu quả và dễ thực hiện khi các bạn có mong muốn làm thay đổi môi, má, cằm, đường jawline… giúp gương mặt của bạn trở nên thon gọn hơn. Tuy nhiên phương pháp này sẽ chỉ có tác dụng trong khoảng 4 – 6 tháng và bạn sẽ cần phải tiêm nhắc lại để duy trì kết quả.  

Tóm lại, Mewing là phương pháp đặt lưỡi đúng vị trí và luyện tập để điều chỉnh xương hàm, các đường nét trên gương mặt. Trên thực tế chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh Mewing là phương pháp có thể cải thiện và làm thay đổi hiệu quả gương mặt của bạn. Có thể trong tương lai sẽ có các bằng chứng rõ ràng hơn và khi đó khuyến cáo rộng rãi sẽ hợp lý hơn. Bởi vậy, hãy tới nha khoa Thùy Anh và cho chúng tôi biết vấn đề bạn đang gặp phải, bác sĩ sẽ đưa ra cho bạn phương án điều trị tốt nhất.

>>>Xem thêm: https://nhakhoathuyanh.com/chinh-nha-invisalign-bao-nhieu-tien/

NHA KHOA THÙY ANH – HỆ THỐNG NHA KHOA UY TÍN HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

‍‍Chuyên sâu về: Niềng răng, trồng răng implant, trồng răng toàn hàm all on 4, nhổ răng khôn, điều trị cười hở lợi, bọc răng sứ, dán sứ veneer, điều trị khớp thái dương hàm…

Hotline: 0869.800.318 – 0965.800.318

Fanpage: fb.com/Thuyanhclinic.HN

Youtube: Youtube.com/nhakhoathuyanh

33 thoughts on “Tất cả những điều bạn cần biết về bài tập Mewing – nha khoa Thùy Anh

  1. Trần văn Nghị says:

    em năm nay 21t có khuôn mặt dài và nhỏ và bị lệch,hàm dưới bị dôi ra nên khi ngậm miệng môi dưới cũng bị đẩy ra.Và có thói quen ngủ thở bằng miêng thì nên dùng phương pháp mewing được k ạ.Mong được bác sĩ tư vấn

    • Nha Khoa Thuỳ Anh says:

      Chào em, mewing là bài tập cơ chức năng giúp lưỡi được đặt ở tư thế đúng. Em niềng răng thì mình vẫn có thể tập mewing em nhé. Tại phòng khám Nha Khoa Thuỳ Anh, bác sĩ chỉnh nha bên chị vẫn hướng dẫn cho bệnh nhân niềng răng tập mewing để giúp loại bỏ các thói quen xấu như: đấy lưỡi, thở miệng…

    • Nghiêm Thị Tình says:

      Bạn không nên làm nhé,nếu bạn đang niềng răng thì hãy hỏi bác sĩ về vấn đề đặt lưỡi sao cho đúng cách nha,nếu tập mewing trong thời kì bạn đang niềng răng thì sẽ không có hiệu quả và dẫn đến những hiệu quả khó tránh được.

      • Nha Khoa Thuỳ Anh says:

        Chào em, hô do thói quen đẩy lưỡi khiến răng đưa ra thì có thể tập để cải thiện, tuy nhiên nếu hô do yếu tố di truyền hoặc hô hàm thì tập sẽ không có hiệu quả mà em nên niềng răng em ạ.

    • Nha Khoa Thuỳ Anh says:

      Chào em, độ tuổi nào thì cũng có thể luyện tập mewing. Tuy nhiên nếu như độ tuổi xương hàm còn đang phát triển, dưới 15 16 tuổi thì cần phải cân nhắc về bài tập và thời gian luyện tập em ạ

    • Nha Khoa Thuỳ Anh says:

      Trong thời gian đầu mới tập Mewing, bạn nên thực hành ít nhất từ 20 – 30 phút mỗi ngày. Sau đó vài tuần thì hãy nâng dần thời gian lên, thậm chí có thể tập cả ngày cho tới khi biến việc tập đặt lưỡi đúng cách trở thành thói quen.

    • Nha Khoa Thuỳ Anh says:

      Chào em, tư thế đúng của mewing là đặt toàn bộ phần lưỡi lên vòm họng, bao gồm cả phần mặt sau của lưỡi, phần lợi giữa 2 răng cửa và lưỡi không chạm vào răng, đảm bảo môi khép kín. Khi tập Mewing, hãy luôn nhớ không tạo thêm áp lực nào lên toàn bộ răng hai hàm, bởi nếu không sẽ có nguy cơ gây nên tác dụng phụ không mong muốn. Ngoài ra, em cần chú ý hít thở bằng mũi, tránh thở miệng em nhé

  2. kimoanh says:

    em năm nay 15 tuổi,nhưng càng lớn ăn nhiều người kh phát triển mà mặt cứ bị to ra,có nọng cằm vs khuôn mặt em h bị mặt vuông.Em có nên tập mewing để mặt hết vuông kh ạ?

    • Nha Khoa Thùy Anh says:

      Tập mewing thì có thể còn khiến mặt em vuông hơn, sắc nét hơn chứ không nhỏ lại và dài ra được em ạ. Nếu do phần mô mềm thì em nên kiểm soát chế độ ăn và tập luyện còn nếu do cấu tạo xương hàm thì có thể em phải can thiệp phẫu thuật em ạ. Một số trường hợp niềng răng cũng giúp cải thiện một phần khi cải thiện khớp cắn em ạ.

    • Nha Khoa Thuỳ Anh says:

      Trong thời gian đầu mới tập Mewing, bạn nên thực hành ít nhất từ 20 – 30 phút mỗi ngày. Sau đó vài tuần thì hãy nâng dần thời gian lên khoảng 4-6 tiếng/ngày, thậm chí có thể tập cả ngày cho tới khi biến việc tập đặt lưỡi đúng cách trở thành thói quen bạn ạ.

      • Dung says:

        Răng em bị hô nhẹ ạ nếu tập mewing thì phải đaetj răng ntn ạ. E bắt đầu tập từ lâu nhưng ch hiểu rõ là p đặt răng như nào và e thường xuyên bị căng cứng đau nhức cơ mặt

        • Nha Khoa Thuỳ Anh says:

          Hô do thói quen đẩy lưỡi khiến răng đưa ra thì có thể tập mewing để cải thiện, tuy nhiên nếu hô do yếu tố di truyền hoặc hô hàm thì tập sẽ không có hiệu quả, em nên niềng răng bạn ạ. Nếu em tập và bị căng cứng và đau nhức cơ mặt thì có thể là em đang tập mewing sai cách. Em có thể tạm dừng việc tập luyện mewing và theo dõi thêm tình trạng của mình nhé.
          Còn về cách tập mewing đúng cách: em cần phải thả lỏng lưỡi và đặt toàn bộ phần lưỡi lên vòm họng, bao gồm cả phần mặt sau của lưỡi, phần lợi giữa 2 răng cửa và lưỡi không chạm vào răng. Để thuần thục bài tập đặt lưỡi đúng tư thế, em có thể há miệng sau đó phát âm “N” (cách phát âm trong tiếng Anh) rồi giữ tư thế lưỡi ở đó, đảm bảo lưỡi không chạm vào răng là được, 2 hàm răng cắn hờ lại với nhau và không được nghiến răng em nhé. Khi tập mewing em cần thở bằng mũi, tránh thở bằng miệng sẽ phản tác dụng em ạ. Em có thể tìm hiểu thêm về cách tập mewing đúng ở video sau: https://www.youtube.com/watch?v=6GoXCWVeYFY&t=385s

    • Nha Khoa Thuỳ Anh says:

      Chào em, mewing là bài tập về tư thế lưỡi đúng tác động lên vùng cơ giúp đường viền hàm dưới được sắc nét hơn chứ không có tác động từ sự bên ngoài vào em ạ

  3. Hằng says:

    Mình bị khớp cắn sâu, tập hơn 2 tháng đã thấy có hiệu quả. Trước đây hàm răng trc trùm lên hàm răng dưới nhưng bây giờ hàm trên có cải thiện: nâng lên và lộ được hàm dưới ra 1/3 rồi. Phương pháp này hay thật, đỡ tốn tiền phẫu thuật. Và hơn nữa xoang mũi của mình cũng đỡ, mắt đỡ thâm trông thấy nhờ đặt lưỡi và thở đúng cách.

    • Nha Khoa Thuỳ Anh says:

      Chào em, mình có thể tập mewing được em ạ. Tuy nhiên hô do thói quen đẩy lưỡi khiến răng đưa ra thì có thể tập để cải thiện được em ạ, hô do yếu tố di truyền hoặc hô hàm thì tập sẽ không có hiệu quả, em nên niềng răng em ạ. Nếu cần tư vấn cụ thể hơn em có thể Inbox vào fanpage: fb.com/thuyanhclinic hoặc gọi tới số hotline 0869800318 hoặc 0965800318 nhé.

  4. Nhật minh says:

    em chào chị , em không biết lưỡi lệch là hầu hết mnguoi bị hay là số ít nhưng mà lưỡi lệch thì liệu có phải do mặt lệch và có thể tập được mewing không ạ :< em cảm ơn trước ạ

  5. Nhật minh says:

    em chào chị ạ , lưỡi em hơi lệch thì em không biết do mặt lệch hay là phần lớn ai cũng bị hay như nào đó thì liệu có tập được mewing không ạ @@ em cảm ơn trước ạ

    • Nha Khoa Thuỳ Anh says:

      Bạn vẫn có thể tập mewing được tuy nhiên sẽ không thể cải thiện được tình trạng cắn ngược (móm) của bạn mà mình sẽ cần niềng răng bạn ạ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục
phone
phone no background