Bài Tập Mewing – Tác hại của việc thở bằng miệng và cách điều trị hiệu quả

Điều trị chỉnh nha luôn cần tiến hành cùng các bài tập thay đổi thói quen xấu. Các nghiên cứu chỉ ra nguyên nhân gây sai hình khớp cắn và thói quen xấu gồm có việc cắn bút, mún ngón tay, đẩy lưỡi… Và thở miệng cũng là một trong những điều cần thay đổi. 

Cách phát hiện thói quen thở bằng miệng

Nhiều bạn thở miệng trầm trọng, thậm chí khi thức vẫn có động tác này. Miệng các bạn sẽ há ra và nếu kỹ hơn đặt ngón tay hay tấm kính lên mũi sẽ không thấy có luồng khí trao đổi qua đây trong khi ở miệng thì lại rất nhiều. 

Một số cách phát hiện thói quen thở bằng miệng gồm:

– Khi bạn ngủ giấc ngắn trên xe ô tô hay khi ngủ giấc dài, hãy nhờ người bên cạnh quan sát và thông báo lại. 

– Nha sĩ có thể nghi ngờ thở miệng bằng cách quan sát tư thế khép hay hở môi khi bạn ngồi phòng chờ. Khám răng của bạn: Thấy hơi thở có mùi, nhiều điểm sâu răng, miệng khô…

– Các dấu hiệu khác như tắc nghẽn mũi, các khối cản trở đường hô hấp trên, ngủ ngáy hay xuất hiện các rối loạn tư thế…

– Gần đây khi mà cammera an ninh lắp đặt phổ biến bạn có thể đồ ký giấc ngủ bằng cách quay cam vào gường và khi thức dậy xem cam có bị há miệng để thở hay không.

Hiện tượng thở bằng miệng

Điều chỉnh thói quen thở miệng đòi hỏi sự can thiệp của chuyên khoa tai mũi họng và các liệu pháp hành vi. Thở miệng có vẻ liên quan đến Tai Mũi Họng nhiều hơn là Răng Hàm Mặt, tuy nhiên thói quen này tác động đặc biệt rõ ràng lên bộ răng cũng như gây ra các rối loạn tư thế. 

Tại phòng khám Nha Khoa Thùy Anh, điều trị chỉnh nha sẽ luôn đồng hành cùng tập loại bỏ thói quen xấu. Khi đó không những kết quả thu được cuối cùng là hàm răng đẹp mà các bạn còn có gương mặt đẹp cùng kết quả niềng răng bền vững tránh tối đa sự tái phát sau niềng.

Hình ảnh chụp tư thế mặt thẳng và mặt nhìn nghiêng. 2 hình trên là mô tả các nét mặt của người bình thường không có thói quen xấu, 2 hình dưới là nét mặt điển hình của bệnh nhân thở miệng.

❎ Hướng mặt nghiêng của người thở miệng có vai và cổ hơi hướng ra phía trước để mở rộng đường thở, ánh mắt mệt mỏi có thể thâm quầng. Phần mũi gãy, không thẳng (không có S-line), đặc biệt tình trạng cằm lùi, các răng hàm trên hơi hô ra trước, đường jawline hẹp không rõ. 

❎ Khi nhìn thẳng thì người thở miệng có khuôn mặt hẹp, dài, xương gò má không rõ khiến các nét trên khuôn mặt không khỏe khắn và rõ ràng. Đặc biệt khoảng cách từ chân mũi đến cằm dài hơn bình thường. 

Bác sĩ Thùy Anh đưa ra giải thích cụ thể như sau: 

❎ Khi thở miệng thì lưỡi sẽ hạ xuống dưới chứ không đặt lên vòm họng, việc hạ lưỡi là để mở rộng đường thở khoang miệng. Và khi đặt sai tư thế lưỡi khiến hàm trên bị hẹp dần, đặc điểm của bệnh nhân thở miệng là hàm trên hơi khấp khểnh, các răng đưa ra trước do bị thu nhỏ kích thước hàm. Đồng thời lưỡi cũng tràn sang 2 bên, chèn vào giữa các răng hàm khiến lưỡi bị to, gây trồi răng cửa hàm dưới. 

❎ Sự trồi răng cửa dưới khiến đường cong cắn khớp gập khúc, không đều đặn. Từ đây cũng xuất hiện nhiều điểm cản trở khớp cắn, khớp cắn sâu khiến hàm bị khóa và gây lực nén lên vùng mô sau đĩa của khớp Thái Dương Hàm, bạn có thể nghe thấy các tiếng kêu ở khớp khi há ngậm, đồng thời đau khớp Thái Dương mỗi lần ăn nhai. 

Bệnh lý khớp Thái Dương Hàm gây ảnh hưởng tới toàn bộ vùng đầu mặt, các cơ nhai, cơ nâng đỡ đầu bị căng đau. Và dẫn đến đau cơ khu vực quai hàm, đau vai gáy, đau nửa đầu, đau vùng trán. Phản xạ cơ thần kinh lúc này kích động một phản ứng nghiến răng nhằm loại bỏ các điểm cản trở cắn, bạn có thể bắt gặp phản ứng nghiến răng trên bệnh nhân cắn sâu khá phổ biến. Các răng lúc này bị mòn phẳng và nứt gãy dần. 

❎ Tại khớp Thái Dương Hàm khi tình trạng trở nên mãn tính có thể có hiện tượng thủng mô sau đĩa, tiếng kêu khớp lạo xạo, lồi cầu tiêu dạng hình mỏ chim, động tác này để thích nghi giảm nén mô sau đĩa…

❎ Về tư thế đầu, để mở rộng đường thở bệnh nhân có xu hướng nghiêng đầu về phía trước. Chính sai tư thế khiến các cơn đau vai gáy trở nên trầm trọng hơn, các chuỗi hậu quả còn kéo dài đến các sai lệch về tư thế toàn thân thậm chí thoát vị đĩa đệm…

Đó là trên phương diện Nha Khoa, với sức khỏe việc thở miệng sẽ dẫn tới một số tác hại sau: 

❎ Thở bằng miệng có thể dẫn đến nồng độ oxy trong máu thấp. Điều này liên quan đến huyết áp cao và suy tim. Khi thở miệng não cho rằng cơ thể chúng ta đang mất carbon dioxyde quá nhanh nên đáp ứng ức chế trung tâm hô hấp, giảm chức năng phổi. 

❎ Việc thở bằng miệng thì chất lượng không khí không tốt khiến giấc ngủ bị ảnh hưởng da xanh, mệt mỏi, lo âu và mắt có quầng thâm…

Vậy làm thế nào để loại bỏ dần thói quen thở miệng?

🔸 Đầu tiên bạn cần chắc chắn đường hô hấp trên của mình hoàn toàn bình thường. Thăm khám bác sỹ Tai Mũi Họng để phát hiện và phẫu thuật loại bỏ amidan sưng, khối VA đặc biệt là với trẻ em. 

🔸 Nếu bạn bị tắc nghẽn mũi do dị ứng hay bị nhiễm lạnh thì nên sử dụng các loại thuốc xịt mũi giúp thông thoáng đường thở. 

🔸 Đeo khẩu trang khi đi đến những nơi bụi bặm, môi trường không tốt. Giữ cho ngôi nhà của mình sạch sẽ.

Tập luyện thở mũi vào ban ngày

✔ Hình thành thói quen thở đều, nhẹ nhàng bằng mũi và luôn ngậm kín môi. Khi bạn thở miệng kinh niên thì việc tập luyện ban đầu tương đối khó khăn, nhưng việc tập với cường độ ngày càng tăng sẽ giúp đường thở qua mũi thông thoáng, rộng ra trở lại và sẽ dần loại bỏ được thói quen xấu. 

✔ Tập luyện điều hướng hơi thở theo các triết lý của văn hóa ngồi thiền hoặc yoga.

✔ Bài tập Mewing: Bạn hơi há, cố kéo dãn các cơ môi trên dưới và vùng cổ nhằm giúp cơ vùng môi phát triển, hỗ trợ khép kín môi ở tư thế nghỉ tốt hơn. Mỗi lần bạn giữ tư thế 5s và tập cho đến khi loại bỏ được thói quen để miệng hở.

Tập luyện khi ngủ

✔ Bạn chọn tư thế ngủ gối cao tầm 30 – 60 độ hoặc nếu ngủ úp, hướng lưng lên trời dễ thở hơn thì bạn hãy áp dụng. Khi loại bỏ được thở mũi thì hạ dần độ cao gối xuống cho bình thường trở lại. 

✔ Ăn trước khi ngủ khoảng 2h, hạn chế đồ uống gây mất ngủ như trà, cafe, rượu bia… 

✔ Sử dụng thêm các công cụ hỗ trợ ví dụ miếng dán Nasal Strips làm thông thoáng mũi. 

KHUYẾN CÁO: Trên internet hiện nay có bán một số loại dây đeo cằm giúp khép môi cưỡng bức khi ngủ.  Tuy nhiên, bác sĩ Thùy Anh khuyến cáo không nên áp dụng cách làm này cho trẻ em hoặc bệnh nhân đang chỉnh nha vì có thể gây ảnh hưởng kết quả điều trị, khi nha sĩ cố gắng điều chỉnh cằm theo hướng ra trước

✔ Hoặc sử dụng băng keo dán miệng, các tấm mounth strips chuyên dụng dán miệng lại sao cho kín, trước khi sử dụng thì đặt băng keo lên lòng bàn tay vài lần loại bỏ bớt lớp keo, động tác này nhằm thuận lợi hơn trong động tác gỡ ra. Bạn bắt đầu bằng việc dán kín miệng, sau đó bạn giảm dần mức độ cố định môi bằng cách cắt nhỏ băng keo dán 3 điểm, 2 điểm, 1 điểm. Khi ngủ cứ để băng keo như vậy. 

Sau hàng năm trời đã quen thở mũi thì loại bỏ hoàn toàn việc băng miệng. 

Tập luyện thói quen thở mũi không chỉ tốt cho sức khỏe toàn thân mà còn rất tốt trong việc nắn chỉnh răng, tại Nha Khoa Thùy Anh chúng tôi luôn khuyến cáo bệnh nhân tập lưỡi, tập nuốt và tập thở cho đúng. Khi đó cơ chức năng cân bằng sẽ giúp niềng răng thuận lợi, kết quả cuối cùng đẹp hơn cũng như duy trì kết quả cực kỳ tốt sau tháo niềng. Mũi để thở và miệng là để ăn, bạn hãy luôn ghi nhớ điều này.

Mọi thắc mắc về tình trạng này cũng như nếu bạn có nhu cầu tư vấn, điều trị hiện tượng thở bằng miệng vui lòng liên hệ với nha khoa Thùy Anh theo địa chỉ dưới đây. Nha khoa Thùy Anh với đội ngũ bác sĩ, chuyên gia hàng đầu trong ngành răng hàm mặt sẽ mang tới cho bạn kết quả điều trị tốt nhất.  

NHA KHOA THÙY ANH – HỆ THỐNG NHA KHOA UY TÍN HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

‍‍Chuyên sâu về: Niềng răng, trồng răng implant, trồng răng toàn hàm all on 4, nhổ răng khôn, điều trị cười hở lợi, bọc răng sứ, dán sứ veneer, điều trị khớp thái dương hàm…

Hotline: 0869.800.318 – 0965.800.318

Fanpage: fb.com/Thuyanhclinic.HN

Youtube: Youtube.com/nhakhoathuyanh

19 thoughts on “Bài Tập Mewing – Tác hại của việc thở bằng miệng và cách điều trị hiệu quả

    • Nha Khoa Thùy Anh says:

      Chào Thành, khi em thở bằng mũi thì mũi chúng ta có hệ thống lông mai giúp làm ấm và lọc sạch không khí trước khi đưa vào cơ thể, còn với thở miệng thì không vì vậy em dễ bị viêm họng hơn.

    • Nha Khoa Thuỳ Anh says:

      Chào bạn, mewing là một bài tập cơ chức năng liên quan tới vị trí đặt lưỡi. Việc tập mewing được cho rằng nó có thể thay đổi được cấu trúc của khuôn mặt, giúp các đường nét trên gương mặt hài hoà hơn, đường jawline (xương hàm dưới) rõ nét hơn mà không cần phải phẫu thuật thẩm mỹ. Tuy nhiên hiện nay, mewing vẫn chưa có những bằng chứng khoa học chứng minh về tính hiệu quả của nó nên sẽ không thể khẳng định được việc luyện tập mewing có giúp răng của bạn bớt nhô và mắt hết lừ đừ được hay không, bạn nên đi thăm khám nha sĩ để có thể được thăm khám trực tiếp và được hướng dẫn, đưa ra lời khuyên.

    • Nha Khoa Thuỳ Anh says:

      Chào bạn, ngủ há miệng là thói quen của không ít người. Theo các chuyên gia y khoa, quá trình hô hấp bình thường qua mũi sẽ giúp lọc các loại bụi và hơi ẩm vào phổi. Tuy nhiên, khi luồng hơi đi trực tiếp vào phổi qua khoang miệng, chúng sẽ gây ra nhiều vấn đề sức khỏe: sự sai lệch về khớp cắn khiến hàm răng của bạn có thể bị hô, cắn hở..,sâu răng, viêm lợi, ngáy…. Mình có thể tập mewing để loại bỏ thói quen xấu này bạn nhé

  1. Hiếu says:

    Chào bác sĩ, môi trên của em không đều, em hay ngủ hở miệng, không biết ngủ hở miệng có liên quan đến việc môi trên của em không đều và bị lệch ạ

    • Nha Khoa Thùy Anh says:

      Môi không đều thì có nhiều nguyên nhân em ạ, có thể do cơ môi của mình bị như vậy từ trước rồi hoặc cũng có thể do thói quen ngủ của mình. Để biết chính xác thì bác sĩ cần thăm khám trực tiếp bạn ạ.

    • Nha Khoa Thuỳ Anh says:

      Chào em, thở miệng là 1 trong những thói quen xấu cần phải loại bỏ em ạ. Ban đầu sẽ hơi khó khăn 1 chút nhưng dần rồi em sẽ hình thành được thói quen. Khi tập mewing, em cần lưu ý là thở bằng mũi, nếu như em thở bằng miệng thì việc tập mewing sẽ không có hiệu quả mà ngược lại còn gây ra nhiều hậu quả khác như đau nhức hàm…..
      Em có thể tham khảo video hướng dẫn tập mewing đúng cách cho người mới bắt đầu tại video sau nhé: https://www.youtube.com/watch?v=6GoXCWVeYFY&t=384s

  2. Nguyễn thị ngọc linh says:

    Thưa bác sĩ năm nay em 17t hàm răng dưới của em mỗi khi ăn là bị hô ra vì nếu hai răng cửa của hai hàm chạm nhau thì răng cầm k chạm mà còn tạo khoảng trống . Bây h pk lsao ạk?

    • Nha Khoa Thuỳ Anh says:

      Chào em, theo như mô tả thì có thể em đang gặp vấn đề về khớp cắn. Nếu như khớp cắn của mình đang có sự sai lệch thì mình có thể thực hiện niềng răng để khắc phục, đưa khớp cắn về đúng vị trí ở trên cung hàm em ạ.
      Để được tư vấn cụ thể hơn, em có thể Inbox vào fanpage: fb.com/thuyanhclinic hoặc gọi tới số hotline 0869800318 hoặc 0965800318 nhé.

    • Nha Khoa Thuỳ Anh says:

      Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng hôi miệng: hút thuốc, hệ tiêu hoá bất ổn hoặc vấn đề về răng, nướu như bị viêm lợi, viêm nha chu…. Tuỳ vào nguyên nhân mà sẽ có phương pháp xử lý khác nhau, nếu như nguyên nhân xuất phát từ vấn đề răng miệng thì mình sẽ cần đi thăm khám để thực hiện các dịch vụ điều trị về nha khoa để cải thiện bạn ạ. Còn nếu hôi miệng không phải do các nguyên nhân trong miệng hoặc sau khi can thiệp nha khoa mà vẫn thấy hôi miệng, bạn cần thăm khám các chuyên khoa khác như tai – mũi – họng, tiêu hóa, tiết niệu… để có can thiệp xử trí phù hợp bạn ạ.

  3. Phương Anh says:

    Bs ơi em ngủ thở bằng miệng nhưng 2 hàm chỉ mở hé, chủ yếu là môi em mở ra. Đây có phải lý do khiến môi em có phần bị vểnh ra ngoài không ạ? Lúc bình thường em cũng vô thức trề môi ra như thế, khá là khó để 2 môi đóng lại trong 1 thời gian dài, em phải làm gì đây ạ?

  4. Kiệt says:

    Dạ thưa bác sĩ năm nay em 17t và mũi em thấp thì có phải là do quá trình dậy thì cơ thể em bị thiếu hụt canxi không ạ?nếu bây giờ em bổ sung canxi thì mũi em có cao lên được không ạ?

  5. Huy says:

    Thưa bác sĩ, em năm nay 17t sau nhiều năm thở bằng miệng thì phần mũi bị gãy và không thẳng thì giờ em hít thở lại bằng mũi thì nó có quay lại như ban đầu không hay vẫn như thế? Mong bác sĩ giải đáp.

  6. DoQuocAnh says:

    Bác sĩ ơi, nếu đã quen vs việc thở bằng miệng làm cho cằm thụt vào trong r thì mình cố thở bằng mũi có làm hàm dưới trở về vị trí cũ dc ko ạ, hay chỉ khắc phục dc phần nào thôi

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục