Răng số 6 bị sâu có nên nhổ hay không?

Răng số 6 là răng hàm lớn, chiếc răng này mọc ở độ tuổi từ 6-7 tuổi, đóng vai trò quan trong trong việc ăn nhai và phát triển hàm răng của trẻ. Răng số 6 mọc ở vị trí trong cùng của cung hàm nên thường bị giắt thức ăn và hơi khó vệ sinh, dễ dẫn đến tình trạng sâu răng. Vậy khi răng số 6 bị sâu thì có nên nhổ hay không?

Có nên nhổ răng số 6 bị sâu không?

Răng số 6 bắt đầu mọc ở giai đoạn từ 6-8 tuổi, là điểm tựa cho các răng khác mọc lên được đều và thẳng hàng hơn. Không giống với những chiếc răng khác, răng số 6 chỉ mọc một lần và không mọc thêm bất kỳ lần nào nữa. Răng số 6 còn có tên gọi khác là “răng cấm”. Sở dĩ gọi như vậy vì răng 6 chịu lực ăn nhai lớn nhất trên cung hàm và chúng chỉ mọc một lần. Răng số 6 có một số đặc trưng sau: 

– Răng đầu tiên mọc vĩnh viễn trên cung hàm, không mọc thay thế bằng chiếc nào khác

– Răng số 6 có chân răng lớn, diện tích mặt nhai rộng

– Răng nằm khá khuất trên cung hàm gây khó vệ sinh răng miệng hơn so với các vị trí răng khác 

– Tổ chức quanh răng bao gồm mạch máu, dây chằng, dây thần kinh nhiều hơn so với các răng khác

Răng số 6 bị sâu có nên nhổ bỏ?

Khi bị mất răng số 6, bạn sẽ gặp rất nhiều khó khăn, nếu không trồng lại kịp thời có thể gây nhiều hệ luỵ: 

– Làm giảm lực nhai do răng số 6 có vai trò quan trọng trong việc duy trì hoạt động nhai của con người. 

– Các răng xung quanh có thể bị ảnh hưởng như: viêm lợi, viêm nha chu, cơ hàm mỏi và có thể gây rối loạn khớp thái dương hàm. 

– Việc vệ sinh răng miệng gặp nhiều khó khăn do thức ăn dễ bám vào các kẽ răng sâu. 

– Lực nhai giảm sút khiến thức ăn không được nghiền nát kỹ, làm hạn chế quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng

– Gây hôi miệng do vi khuẩn phát triển trong kẽ răng, nướu

Chính vì những lý do đó mà trường hợp bất đắc dĩ, không thể điều trị bảo tồn được nữa thì mới nhổ bỏ chiếc răng này đi. Còn không thì các nha sĩ sẽ cố gắng bảo tồn răng 6 của bạn bằng nhiều cách khác nhau như hàn trám, bọc sứ,…

>>> Xem thêm: https://nhakhoathuyanh.com/mat-rang-ham-so-6-trong-lai-the-nao-tot-nhat-chi-phi-bao-nhieu/

Cách điều trị răng cối lớn bị sâu

– Điều trị răng số 6 bị sâu ở mức độ nhẹ

Khi răng 6 bị sâu ở mức độ nhẹ, mới chớm sâu thì trên bề mặt hoặc thân răng sẽ xuất hiện các đốm sâu màu đen với kích thước nhỏ. Lúc này bác sĩ sẽ tiến hành tái khoáng bằng cách hàn răng sâu hoặc bọc sứ, làm inlay/onlay để khôi phục chức năng và bảo vệ răng giúp tình trạng sâu không tiến triển thêm nữa. 

– Điều trị răng số 6 bị sâu ở mức độ nặng

Điều trị tuỷ viêm.

Đối với trường hợp răng 6 bị sâu ở độ nặng hơn một chút là viêm tuỷ gây đau nhức làm ảnh hưởng tới việc ăn nhai, sinh hoạt, giấc ngủ hàng ngày thì nha sĩ sẽ tiến hành điều trị tuỷ, làm sạch phần tuỷ bị viêm. Sau đó bọc sứ lại để bảo vệ răng được chắc chắn hơn. 

Tuy nhiên với trường hợp răng 6 sâu nghiêm trọng, lỗ sâu răng lớn, ăn vào tuỷ và ảnh hưởng tới các mô quanh răng, bác sĩ sẽ thực hiện nhổ răng để bảo tồn các răng khác trên cung hàm. Đồng thời bác sĩ cũng sẽ tiến hành điều trị trong hợp sâu răng kèm theo các bệnh lý như viêm nha chu. Sau khi nhổ bỏ thì bệnh nhân sẽ cần trồng lại răng mới bằng phương pháp làm cầu răng, cấy ghép chân răng nhân tạo implant…

Để khắc phục những hạn chế do răng số 6 bị sâu, việc thăm khám và điều trị sớm là vô cùng cần thiết. Bạn cũng nên thăm khám sức khỏe răng miệng định kỳ hoặc ngay khi phát hiện các dấu hiệu bất thường để có thể chủ động điều trị, giúp tiết kiệm chi phí và thời gian.

NHA KHOA THÙY ANH – HỆ THỐNG NHA KHOA UY TÍN HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

‍‍Chuyên sâu về: Niềng răng, trồng răng implant, trồng răng toàn hàm all on 4, nhổ răng khôn, điều trị cười hở lợi, bọc răng sứ, dán sứ veneer, điều trị khớp thái dương hàm…

Hotline: 0869.800.318 – 0965.800.318

Fanpage: fb.com/Thuyanhclinic.HN

Youtube: Youtube.com/nhakhoathuyanh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục