Niềng răng hỏng, cách nhận biết và giải pháp khắc phục

Khi niềng răng nha sĩ sẽ tác động lực để tạo ra vùng nén và vùng căng giãn trong xương hàm, vùng nén sẽ tiêu xương và vùng căng sẽ tạo xương, cứ như vậy, răng dần di chuyển có kiểm soát. Do vậy, nếu răng răng có dấu hiệu lung lay là điều hoàn toàn bình thường, nhưng cũng vì vậy mà trong 2 – 3 năm nếu có dấu hiệu hỏng thì nhiều bạn cũng không nhận ra được, tới khi tháo mắc cài thì đã quá muộn. Trong bài viết hôm nay, bác sĩ Thùy Anh đến từ chuyên khoa nắn chỉnh răng trực thuộc Nha Khoa Thùy Anh sẽ cung cấp cho các bạn những dấu hiệu dễ nhận thấy khi niềng răng hỏng để chúng ta có biện pháp xử lý kịp thời và đúng lúc.

Dấu hiệu nhận biết niềng răng bị hỏng

Thứ 1: Chân răng bật ra khỏi xương hàm, tiêu cụt chân răng

Chân răng thường nằm ở trung tâm xương hàm, với người có xương hàm mỏng thì chân răng nằm lệch ngoài hoặc trong. Nếu có hiện tượng như cửa sổ xương, khuyết hổng xương bẩm sinh, nha sĩ sẽ báo trước cho bạn và di chuyển răng chậm, thận trọng hơn những người khác.

Chân răng bật ra khỏi xương hàm nguyên nhân thường do di chuyển răng lực quá lớn, cơ sinh học di chuyển răng bị sai dẫn đến bật chóp răng hoặc cổ răng ra ngoài xương hàm. Với những trường hợp nhẹ nha sĩ có thể thay đổi hướng torque để xoay chân răng trở lại, còn trường hợp quá nặng, hoặc tiêu vùng cổ thì không thể cứu vãn.

Cách nhận biết niềng răng bị hỏng: Bạn sờ vào chân răng tương ứng vùng chóp ngoài xương hàm, đôi khi sẽ cảm thấy chân răng nằm lệch phía ngoài, nhưng sờ cảm nhận thì không chính xác lắm. Cách chính xác nhất là đi chụp phim conebeam CT, khi đó sẽ quan sát được chính.

Sự tiêu cụt chân răng tức là chân răng bị thu ngắn chiều dài so với trước điều trị, theo các research thì có ít hơn 2% các trường hợp sau niềng răng chân răng bị tiêu. Đến nay nguyên nhân gây tiêu chân vẫn chưa rõ ràng, có thể liên quan đến việc niềng răng thời gian quá lâu hoặc cơ địa. Tiêu chân răng nhẹ thì không ảnh hưởng đến sự bền vững của răng sau này trên cung hàm.

Thứ 2: Lệch mặt, lệch đường giữa

Quá trình di chuyển răng cần giữ được đường giữa thẳng trục với trục khuôn mặt. Tức là đường giữa răng hàm trên trùng răng hàm dưới, trùng nhân trung, đỉnh mũi và điểm glabella trên khuôn mặt. Khi có sự thẳng trục này thì khuôn mặt sẽ cân đối. Đây là tiêu chí thẩm mỹ quan trọng khi kết thúc niềng răng.

Nhưng với các bạn bị lệch mặt bẩm sinh, mũi bị lệch, xương hàm dưới có độ dài khác nhau thì chỉnh nha sẽ không thể thay đổi được vì đây chỉ là quá trình di chuyển và sắp xếp lại răng.

Biến chứng khi niềng răng hỏng

Thứ 3: Niềng răng hỏng khiến cười hở lợi nặng hơn, răng bị quặp mất thẩm mỹ

Nguyên nhân gây cười hở lợi sau niềng là do khi kéo hô, kéo khối răng trước lui sau không kiểm soát được cơ sinh học di chuyển răng, khiến hàm trên vừa di chuyển ra sau nhưng vừa đi xuống dưới, gây nên tình trạng cắn sâu, răng quặp, cười hở lợi.

Cách khắc phục: Nha sĩ sẽ cho bạn đeo mắc cài và đánh lún toàn bộ khối xương hàm trên, hoặc đánh lún cục bộ khối các răng trước bị quặp.

Điều quan trọng là nha sĩ phải kiểm soát lực kéo khi tiến hành kéo đóng khoảng, vì việc đánh lún sửa chữa sau điều trị khá mất thời gian, gần như bạn sẽ trải qua thêm một liệu trình niềng răng mới, nếu có ý định sửa chữa ở các cơ sở khác.

Thứ 4: Các răng không di chuyển tịnh tiến mà nghiêng, khiến khớp nhai mất tính ổn định

Di chuyển răng tối ưu nhất là kiểu di chuyển tịnh tiến trên cung hàm, và thân răng tạo với chân răng một trục thẳng trùng với trục truyền lực nhai của 2 mặt phẳng nhai hàm trên – hàm dưới. Kết thúc này giúp khớp cắn ổn định và thực hiện chức năng tốt nhất.

Nguyên nhân phổ biến gây nên sự nghiêng răng là hiệu ứng cuộn, khi nha sĩ dùng chun chuỗi đóng khoảng trên dây tròn, dây mềm không đủ độ vững ổn.

Cách nhận biết: Khi quan sát trên miệng, bạn sẽ thấy các răng nghiêng vào khoảng trống chứ không phải toàn bộ thân răng tịnh tiến lấp đầy khoảng trống,

Cách khắc phục: Nha sĩ sẽ thực hiện dựng lại trục răng và đóng lại khoảng trống theo 1 một hệ thống đặt lực khác. Với  người có khe thưa, điều trị chỉnh nha để sửa khe thưa thì nếu đóng khoảng nghiêng sẽ dễ tái phát sau khi tháo mắc cài.

Lưu ý: Nhiều trường hợp nha sĩ buộc phải chấp nhận 1 tiếp khớp nghiêng răng, do xương hàm tại vị trí đó quá cứng khiến việc di chuyển răng không thực hiện được, tuy nhiên trường hợp này hiếm khi xảy ra.

Thứ 5: Niềng hỏng do gắn mắc cài sai

Niềng răng chính là di chuyển răng bằng cách dùng lực đặt lên mắc cài, dây cung, và các khí cụ hỗ trợ. Mắc cài chính là đơn vị đầu tiên, cơ bản và rất quan trọng khi điều trị niềng răng. Mắc cài sai sẽ làm sai toàn bộ kế hoạch điều trị, di chuyển răng không kiểm soát.

>>> Xem thêm: Cách gắn mắc cài chuẩn xác

Thứ 6: Tụt lợi sau quá trình niềng răng

1 năm ở Mỹ có khoảng 400.000 bệnh nhân thực hiện niềng răng bị tụt lợi kèm theo, tỷ lệ bệnh nhân có tụt lợi không mong muốn là khoảng 10%. 

Đôi khi việc tụt lợi là không thể tránh khỏi, vấn đề là bác sĩ niềng răng cần tiên lượng được để báo trước cho bệnh nhân, để họ sẵn sàng tâm lý thực hiện những điều trị bổ sung hoặc cân nhắc các lựa chọn khác ngoài niềng răng. Một vài điểm tụt lợi nhỏ sẽ không ảnh hưởng đến kết quả niềng răng tổng thể.

Tụt lợi còn liên quan đến việc di chuyển răng quá mức nhất là nghiêng răng cửa ra phía mặt ngoài, làm trồi hoặc xoay răng. 

Cách khắc phục: Phải chuyển sang bác sĩ nha chu đánh giá và có thể phải ghép lợi, tái sinh mô, hoặc kích hoạt lại mắc cài xoay cổ chân răng vào trong để thuận lợi hơn cho bác sĩ nha chu điều trị…

Nhiều trường hợp biến chứng nặng, tụt lợi kết hợp bật chân răng khỏi xương hàm do thiếu kiểm soát hướng di chuyển chóp răng. Sẽ phải trồng răng mới vì vậy, bạn cần hết sức thận trọng khi phát hiện răng có tình trạng tụt lợi nhiều trong quá trình niềng răng.

Thứ 7:  Đau hàm, răng chết tủy do niềng răng

Trong quá trình niềng răng, sẽ có tình trạng 2 hàm không thể khớp với nhau, ăn nhai khó khăn thậm chí đau hàm, đau vai gáy, mỏi cơ khi nhai. Tình trạng chết tủy lại có thể gặp khi bạn bị đau ở 1 vài chiếc răng với cơn đau bốc lên tận thái dương, với cơn đau tủy răng điển hình.

Những trường hợp không thể khớp hàm sau khi niềng, có vấn đề về bệnh lý khớp thái dương hàm, bạn có thể được gửi qua bác sĩ khớp cắn để lấy lại vị trí ổn định cơ xương khớp nhất sau đó thực hiện niềng răng lại theo tương quan mới này, quá trình mất thời gian và điều trị khó khăn.

Với những chiếc răng chết tủy thì cần được lấy tủy răng và cố gắng bảo tồn, sau đó tiếp tục quá trình niềng di chuyển răng.

Bất cứ loại hình điều trị y khoa nào cũng có những lợi ích, biến chứng đi kèm, điều quan trọng là bạn cần hiểu thật đa diện nhiều góc cạnh. Cũng bởi vậy, việc lựa chọn được địa chỉ niềng răng uy tín là rất cần thiết được mọi người rất xem trọng, hãy cân nhắc kỹ lưỡng nhé. 

>>> Xem thêm: https://nhakhoathuyanh.com/tong-hop-hinh-anh-nieng-rang-thanh-cong-cua-khach-hang-tai-nha-khoa-thuy-anh/

Cách khắc phục niềng răng hỏng

Việc khắc phục tình trạng niềng răng bị hỏng sẽ tùy vào tình trạng mà bác sĩ chỉnh nha sẽ đưa ra giải pháp phù hợp. Nhìn chung khắc phục niềng răng hỏng sẽ rất khó khăn, đòi hỏi trình đội chuyên môn cao từ bác sĩ. Bạn sẽ cần tìm tới bác sĩ có kinh nghiệm chuyên sâu, kỹ thuật tốt hơn bác sĩ đã niềng răng hỏng cho bạn, vì người đã làm hỏng hàm răng có bạn thì không có khả năng sửa chữa răng nữa. 

Tốt nhất ngay từ đầu bạn nên chú ý những vấn đề sau khi niềng răng để tránh xảy ra biến chứng: 

– Tìm hiểu thật kỹ nha khoa niềng răng uy tín, thông tin về bác sĩ, số năm kinh nghiệm, trình độ học vấn, chuyên môn, số ca niềng răng đã điều trị thành công. 

– Tìm hiểu dữ liệu về các trường hợp đã thực hiện niềng răng thành công tương tự như tình trạng của mình. 

– Tuân thủ đúng theo chỉ định của bác sĩ, tái khám đúng lịch hẹn, vệ sinh, chăm sóc sức khỏe răng miệng thật tốt. 

>>> Xem thêm: Top 5 địa chỉ niềng răng uy tín tại Hà Nội 

Trên đây là thông tin giải đáp về tình trạng niềng răng hỏng gồm dấu hiệu nhận biết và cách khắc phục. Niềng răng là kỹ thuật khó, bạn cũng phải đầu tư nhiều thời gian và công sức, hãy lựa chọn thật kỹ địa chỉ và bác sĩ điều trị cho bạn để tránh biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra bạn nhé. 

NHA KHOA THÙY ANH – HỆ THỐNG NHA KHOA UY TÍN HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

‍‍Chuyên sâu về: Niềng răng, trồng răng implant, trồng răng toàn hàm all on 4, nhổ răng khôn, điều trị cười hở lợi, bọc răng sứ, dán sứ veneer, điều trị khớp thái dương hàm…

Hotline: 0869.800.318 – 0965.800.318

Fanpage: fb.com/Thuyanhclinic.HN

Youtube: Youtube.com/nhakhoathuyanh

33 thoughts on “Niềng răng hỏng, cách nhận biết và giải pháp khắc phục

  1. Ly says:

    Chào chị, em niềng răng được khoảng 1 năm ạ. Em thấy đường giữa răng của em bị lệch, răng hàm dươia bên trái bị đổ vào trong lúc cắn thì nó không thẳng với hàm trên như bên phải. Liệu răng của em có vấn đề gì không ạ? Chứ lúc ăn uống hay bình thường thì hàm mé bên phải không sao, chứ hàm bên trái không cân với nhau em thấy rata khó chịu

    • Nha Khoa Thuỳ Anh says:

      Chào em, trong quá trình niềng răng các răng của mình thể bị lệch lạc đi so với ban đầu. Quá trình niềng răng của em vẫn chưa kết thúc và có thể ở giai đoạn tiếp theo bsĩ có thể sẽ có sự điều chỉnh lại. Nếu em cảm thấy lo lắng, em có thể trao đổi với bsĩ điều trị của mình để biết được quá trình thay đổi của răng em nhé để bsĩ có thể giải đáp cho mình cụ thể hơn về kế hoạch điều trị chỉnh nha của mình

  2. Linh Chi says:

    Chào chị, em mới niềng răng chỉnh khớp cắn ngược được 3 tuần thì thấy răng hàm dưới vào được kha khá, song hàm dưới của em còn có 1 răng bị xoay nên nha sĩ bảo phải gắn khí cụ làm răng xoay về đúng vị trí nhưng do khí cụ này mà các răng cùng hàm ấy của em lại k thể đều, có cái nhô ra có cái lại thụt sâu vào và mới đây em nhận ra 1 vài cái lại bị lung lay đi kèm chảy máu chân răng. Vậy nên em muốn hỏi tình hình hiện tại là quá trình niềng răng của em có bình thường k ạ?

    • Nha Khoa Thuỳ Anh says:

      Chào em, em mới niềng 3 tuần thì sự thay đổi sẽ chưa có nhiều lắm em ạ. Niềng răng là một quá trình điều trị kéo dài và mỗi bsĩ sẽ có quan điểm điều trị khác nhau, bsĩ hiện tại đang điều trị cho em sẽ là người hiểu rõ về tình trạng răng ban đầu của em nhất. Mình có thể trao đổi thêm với bsĩ đang điều trị cho mình về những vấn đề mà em đang thắc mắc, bác sĩ sẽ giải đáp cho em một cách chính xác hơn em nhé!

      • Tạ Hải Yến says:

        Em chào chị ạ, em niềng răng đc 7 tháng và có dấu hiệu nhìn thấy rõ chân răng ở cả 2 hàm. Trc khi niềng, em cũng thấy dấu hiệu này nhưng ko rõ. Liệu em có bị bật chân răng ko ạ? Em lo quá.

    • Nha Khoa Thuỳ Anh says:

      Chào em, nếu như em vẫn đang trong quá trình niềng răng thì em có thể trao đổi với bsĩ điều trị của mình để bsĩ có hướng xử lý tình trạng tiêu xương và khép khe thưa cho em. Còn nếu em đã tháo mắc cài rồi thì mình cần đi thăm khám tại các nha khoa uy tín em ạ để bác sĩ có thể chẩn đoán được chính xác tình trạng, nguyên nhân gây ra tiêu xương và sẽ có phác đồ điều trị cho em cụ thể hơn em nhé.

  3. AnhLinh says:

    chào chị, em niềng dc 6 tháng, case răng khấp khểnh. đang được 1 tgian kể từ khi e xuống chỉnh nha lần cuối là k đau thì bayh đau, buốt răng. cho e xin cách khắc phục với ạ. em cảm ơn!!!!!

    • Nha Khoa Thuỳ Anh says:

      Chào em, trường hợp của em mình có thể trao đổi với bác sĩ chỉnh nha đang điều trị cho mình để bác sĩ có thể kiểm tra và chẩn đoán được nguyên nhân gây đau của em là do đâu, từ đó mà sẽ có phương án xử lý cụ thể em ạ.

  4. Băng says:

    chào chị, e niềng răng được 2 năm từ năm 2019 r hàm dưới đã ổn còn hàm trên thì gần đến giữa năm nay e mới nong hàm đc 3 tháng nhưng e thấy răng trên cái răng số 2 nó vẫn chưa thẳng với các răng còn lại mà lúc e ăn nhai thấy cắn rất khó chịu kiểu như phải cúi hẳn cổ xuống mới cắn đc ý ạ. K biết tình trạng của e có vấn đề gì k ạ

    • Nha Khoa Thuỳ Anh says:

      Chào em, khi mà quá trình niềng răng chưa kết thúc thì khớp cắn của em chưa được ổn định, nên việc ăn nhai có thể khó. Nếu như em cảm thấy khó chịu ở chiếc răng đó thì em có thể trao đổi với bác sĩ điều trị của em vì qua mô tả thì rất khó có thể chẩn đoán được chính xác tình trạng răng em ạ

      • Tuyến says:

        chào c, e đã niềng đc gần 1 năm và bh đang kéo răng để răng về đường giữa nhưng e thấy cười bị hở lợi 1 chút hơn so với lúc chưa niềng và răng chỉ nghiêng phần trên chứ chân răng k di chuyển mong c cho e lời khuyên ạ chứ e đọc nhiều bài niềng hỏng lại thấy hoang mang😢

  5. Nguyễn thị hoà says:

    Em Chào chị , e niềng răng đc 1,5 năm r ạ .Hiện tại răng số 3 hàm trên của e bị nhìn thấy hình nguyên cả chân răng nó bềnh lên thì không biết là như thế thì có j khác thường k ạ . Mong c có thể tư vấn cho e ạ

    • Nha Khoa Thuỳ Anh says:

      Qua mô tả trên này thì cũng khó có thể đánh giá được răng của em đang gặp vấn đề gì em ạ. Em nên thông báo với nha sĩ đang điều trị cho mình và đi thăm khám để bác sĩ có thể kiểm tra và đưa ra hướng xử lý kịp thời cho em nhé!

  6. Mai chi says:

    Em chào c ! E niềng đến nay là dk 3 năm ca của e khấp khểnh nhổ 4r8 và mài kẽ 3 cửa , cố định dk 7 tháng nay rồi giờ kẽ r 2 của e bị hở , bs đeo chun chuỗi r1-2 cho e thì khít r2 nhưng lại hở r cửa xong lại đeo chun chuỗi 4r cửa thì khít nhưng e cảm thấy lại bị hô ra chút 😩 trong khi đã cố định 7 tháng mà e lấy tay đẩy r cửa vẫn cảm thấy hơi lung lay 😓 e thật sự rất stress mong c rep ạ ( mà e 34 tuổi rồi)

    • Nha Khoa Thuỳ Anh says:

      Chào chị, qua mô tả thì em cũng khó có thể đánh giá được tình trạng răng của chị. Mình nên trao đổi thẳng thắn với bác sĩ điều trị của mình về những vấn đề mà mình đang gặp phải. Bởi chỉ có bác sĩ đang điều trị cho chị mới là người hiểu rõ tình trạng răng ban đầu của chị nhất ạ

      • Duong says:

        Bác sĩ ơi cho em hỏi. Em nẹp 4 năm và tháo nẹp được gần 3 năm rồi. Khi nhai thì 2 hàm rất khớp nhau. Khi thả lỏng thì hàm dưới bị trượt về sau 1 chút, nhưng 2 hàm lại không cắn khớp được nhau. Em tìm hiểu thì nó liên quan gì đấy đến Tương quan trung tâm. Vậy cho em hỏi ở Tqtt 2 hàm không khớp nhau thì coi là bình thường hay bất thường ạ
        Thi thoảng sau khi ngủ dậy em cảm thấy đau ở vùng sau tai và nửa dưới đầu sau, cảm giác như đau khớp thái dương hàm ạ

    • Nha Khoa Thuỳ Anh says:

      Tuỳ vào mức độ mỏng của xương hàm khi chụp phim XQ bác sĩ sẽ đánh giá cụ thể hơn và đưa ra cho mình 1 phác đồ điều trị phù hợp em ạ.
      Nếu cần tư vấn cụ thể hơn em có thể Inbox vào fanpage: fb.com/thuyanhclinic hoặc gọi tới số hotline 0869800318 hoặc 0965800318 nhé.

  7. Thúy Vy says:

    Chào chị, em mới 15t niềng răng được khoảng 2 tháng thì hôm nay lúc đi khám bác sĩ có nói là răng hàm dưới của em rất yếu nhưng vẫn tiếp tục siết dây thun cho em ạ, hiện tại hàm dưới của em rất đau, em còn phát hiện mình bị tuột lợi nhẹ nhưng bác sĩ nói là do quá trình di chuyển răng nên chân răng mới lòi ra, niềng xong là hết. Cho em hỏi tình trạng răng của em yếu như vậy thì tiếp tục niềng có sao không ạ, hiện giờ răng em đau lắm ạ.

    • Nha Khoa Thuỳ Anh says:

      Chào em, qua mô tả thì cũng khó có thể đánh giá được chính xác tình trạng răng của em là như thế nào. Em nên trao đổi với bác sĩ điều trị của mình về những vấn đề mà em đang gặp phải để bác sĩ có câu trả lời chi tiết nhất cho em, em ạ.

  8. Ngọc Anh says:

    Bệnh lí khớp thái dương hàm nếu được phát hiện trong khi niềng răng thì em nên dừng niềng để chữa trước hay niềng xong rồi chữa khớp ạ?

    • Nha Khoa Thuỳ Anh says:

      Chào em, nếu như trong quá trình niềng mình gặp phải bệnh lý khớp thái dương hàm thì sẽ cần tạm dừng quá trình chỉnh nha để điều trị khớp trước em ạ. Khi tình trạng khớp ổn định rồi thì mình có thể tiếp tục chỉnh nha em nhé

    • Thanh says:

      chào c, e đã niềng đc gần 1 năm và bh đang kéo răng để răng về đường giữa nhưng e thấy cười bị hở lợi 1 chút hơn so với lúc chưa niềng và răng chỉ nghiêng phần trên chứ chân răng k di chuyển mong c cho e lời khuyên ạ chứ e đọc nhiều bài niềng hỏng lại thấy hoang mang😢

  9. Phương Thảo says:

    Em chào chị, nếu đang niềng mà Chân răng bật ra khỏi xương hàm thì có những cách khắc phục như thế nào ạ. Sau khi phát hiện e có trao đổi với nha khoa lại và có chỉnh lại trong hơn 1 tháng nhưng có có tiến triển, giờ Bsi đưa ra phương án kéo răng bị bật lên mà mài bớt đi thì có đúng và hợp lý không ạ? Em cảm ơn ạ

  10. Thanh says:

    chào c, e đã niềng đc gần 1 năm và bh đang kéo răng để răng về đường giữa nhưng e thấy cười bị hở lợi 1 chút hơn so với lúc chưa niềng và răng chỉ nghiêng phần trên chứ chân răng k di chuyển mong c cho e lời khuyên ạ chứ e đọc nhiều bài niềng hỏng lại thấy hoang mang😢

  11. Hiến says:

    Em chào chị, em niềng răng được 10 tháng rồi ạ, phải nhổ 2 răng 4 hàm trên và 2 răng 6 hàm dưới (do răng 6 trước đã được điều trị tủy nên bác sĩ muốn giữ răng khỏe, nhổ răng 6). Tuy nhiên 10 tháng rồi răng em chưa có dấu hiệu di chuyển ạ, khoảng trông răng 6 hàm dưới vẫn là 10mm. Mỗi lần kéo răng em không thấy đau, đây có phải do lực kéo của nha sĩ quá nhẹ không ạ? Nếu tình trạng này tiếp tục có ảnh hưởng đến thời gian kéo răng không ạ? Khoảng trống răng để lâu càng khó kéo hơn ạ?

  12. Thùy Trang says:

    Em chào chị, tình trạng hiện tại của em là Trước tư vấn bác sĩ bảo case em đơn giản chỉ cần dàn đều răng, nhưng sau 4 tháng niềng em bị đau nhức răng nhai R6 và được khám lại. Kết quả thông báo kế hoạch điều trị tiếp theo của em là nhổ 4 R8 + bắt vis. Em hoang mang quá ko biết phải làm như thế nào ạ

  13. Thu says:

    Em chào chị, em đã niềng răng gần 5 năm, bs hẹn 3 tuần nữa tháo rồi, mà em thấy hàm răng của em vẫn đang bị thục vào trong (giống như kiểu bị móm ạ, cười rất khó thấy răng, trước đó thục vào nhiều hơn nhưng có góp ý và bs đã kéo ra, nhưng vẫn chưa đẹp, nhưng bs nói là nếu kéo ra nữa sẽ bị hô). Em không biết 3 tuần nữa tới ngày hẹn em có nên tháo niềng hay kéo ra thêm nữa, rất mong chị góp ý giúp em.! Em xin cám ơn ạ!

  14. NGa says:

    e hơi hô có cắm vis gò má để kéo, niềng đến nay đã đc hai năm phần chân răng lồi gồ lên thì đấy có phải là tình trạng bình thường khi niềng ko ạ?
    P/s: e có chụp phim và kiểm trả ko tụt lợi, ko tiêu chân răng, tình trạng hoàn toàn bình thường ah.
    Em cảm ơn

  15. nguyễn thị vui says:

    em chào chị, em niềng răng được 6 tháng, thấy có hiện tượng tụt lợi nặng ở 4 răng cửa dưới, thì có nên tháo niếng ra để phục hội lợi luôn không ạ. hay đợi khi nào niềng xong thì ghép lợi ạ. mong chị tư vấn giúp

    • Nha Khoa Thuỳ Anh says:

      Chào bạn, tụt lợi có nhiều nguyên nhân gây nên như viêm lợi do chải răng không đúng cách hoặc do bác sĩ tác động lực mạnh để di chuyển nhanh. Bạn nên trao đổi với bác sĩ điều trị của mình để tìm ra nguyên nhân, điều trị và ngăn chặn tình trạng tụt lợi xảy ra. Sau đó mới tiếp tục quá trình niềng răng

  16. Thảo says:

    Chào bs răng e niềng 8 tháng k sao , đến tháng thứ 9 răng bị lung lay, ê nhức cả chân răng bà hai hàm , ê lên tai bà thái dương . Không biết bị gì . E có nên niềng tiếp hay dừng lại một thời gian ạ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục
phone
phone no background