Khớp cắn ngược nặng: Nguyên nhân, hậu quả và giải pháp điều trị
Khớp cắn ngược nặng (răng móm nặng) là tình trạng sai lệch khớp cắn ảnh hưởng không chỉ đến thẩm mỹ mà còn đến chức năng ăn nhai và sức khỏe răng miệng. Hiểu rõ về tình trạng này sẽ giúp bạn tìm được giải pháp điều trị hiệu quả và phù hợp.
Nguyên nhân gây ra khớp cắn ngược nặng
Khớp cắn ngược nặng, còn được gọi là móm, là tình trạng phổ biến mà bất kỳ ai ở độ tuổi nào cũng có thể gặp phải.
Khi mắc khớp cắn ngược nặng, sự cân đối giữa hàm dưới và hàm trên bị mất do răng hàm trên bị bao phủ bởi các răng cửa hàm dưới. Trường hợp nặng hơn, xương hàm dưới có thể bị đẩy ra phía trước, làm cho khuôn mặt bị gãy khi nhìn nghiêng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ.
Khoảng 70% trường hợp khớp cắn ngược nặng xuất phát từ yếu tố di truyền. Nếu có người thân trong gia đình (thế hệ trước) bị khớp cắn ngược, trẻ sinh ra có nguy cơ cao gặp phải tình trạng tương tự.
Và 1 lý do nữa ít ai biết hơn là do một số thói quen xấu từ nhỏ mà cha mẹ không phát hiện kịp thời cũng có thể gây ra khớp cắn ngược nặng. Những thói quen này bao gồm:
- Chống cằm
- Đẩy lưỡi vào răng cửa hàm dưới
- Thở bằng miệng
- Mút tay
- Nghiến răng
- Cai ti giả muộn
Trong giai đoạn trẻ phát triển cấu trúc xương và răng, những thói quen này nếu duy trì trong thời gian dài sẽ dẫn đến khớp cắn ngược nặng.
Hậu quả của khớp cắn ngược nặng
Khớp cắn ngược không chỉ ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ mà còn gây ra nhiều vấn đề về chức năng và sức khỏe răng miệng. Tình trạng này gây ra sự mất cân đối giữa hai hàm, khiến khuôn mặt trông mất cân đối và ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống hàng ngày của bệnh nhân.
- Mất tự tin trong giao tiếp: Bệnh nhân thường có khuôn mặt lưỡi cày với phần cằm đưa ra trước quá mức, tạo cảm giác mất cân đối. Điều này làm họ tự ti trong giao tiếp, ảnh hưởng đến công việc và các mối quan hệ xã hội.
- Khó phát âm, nói ngọng: Thường nói ngọng, nói không rõ chữ do không thể khép kín miệng. Điều này không chỉ khiến người nghe khó chịu mà còn cản trở hoạt động giao tiếp hàng ngày.
- Giảm khả năng nhai: Do hai hàm bị lệch nhau, chức năng nhai cắn không hoạt động bình thường, khiến bệnh nhân cảm thấy chán ăn. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và dinh dưỡng của họ.
- Đau răng và khớp thái dương hàm: Khớp cắn ngược nặng làm gia tăng áp lực lên khớp hàm, dẫn tới rối loạn và đau mỏi khớp thái dương hàm. Nguy cơ bào mòn, lung lay và gãy rụng răng cũng cao hơn.
- Nguy cơ bệnh lý răng miệng: Việc vệ sinh răng miệng trở nên khó khăn, thức ăn dễ bị mắc kẹt trong các kẽ hở, tạo điều kiện cho vi khuẩn tích tụ và sinh sôi. Từ đó, các bệnh lý răng miệng như viêm lợi, sâu răng, viêm nha chu có thể xuất hiện, gây đau đớn cho người bệnh.
- Hệ lụy tiêu hóa: Lệch khớp cắn và chức năng nhai kém kéo dài có thể tăng nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến dạ dày và tiêu hóa. Thức ăn chưa được nghiền nát kỹ đã đi thẳng xuống dạ dày, khiến cơ quan này phải làm việc vất vả hơn, gây áp lực lớn lên hệ tiêu hóa và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe đường ruột.
Giải pháp điều trị khớp cắn ngược nặng
Tình trạng khớp cắn ngược nặng có thể chữa khỏi thông qua các biện pháp nha khoa. Phụ thuộc vào mức độ sai lệch của hai hàm, bác sĩ sẽ chỉ định giải pháp phù hợp, có thể là niềng răng hoặc phẫu thuật xương hàm.
1. Phương pháp niềng răng
Chỉnh nha niềng răng là biện pháp được ưu tiên hàng đầu cho những trường hợp bị khớp cắn ngược do răng mọc không đúng hướng. Chỉnh răng bằng khí cụ niềng sẽ giúp điều chỉnh và sắp xếp lại răng một cách ngay ngắn, đưa răng về đúng vị trí như mong muốn.
Bạn có thể lựa chọn giữa các loại vật liệu chỉnh nha như mắc cài kim loại, mắc cài sứ hoặc khay niềng trong suốt, tùy thuộc vào tình trạng răng và khả năng tài chính của mình. Mỗi phương pháp sẽ mang lại sự khác biệt về hiệu quả, thời gian điều trị, và tính thẩm mỹ trong quá trình niềng.
2. Phẫu thuật xương hàm
Nếu nguyên nhân dẫn đến khớp cắn ngược nặng là do cấu trúc xương hàm, biện pháp chỉnh nha niềng răng sẽ ít đem lại hiệu quả rõ rệt. Thay vào đó, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật để cải thiện tình trạng này. Phương pháp này chỉ áp dụng cho bệnh nhân từ 18 tuổi trở lên, khi cấu trúc xương hàm đã ổn định.
Trong trường hợp bị nặng, cần phối hợp cả hai phương pháp niềng răng và phẫu thuật để khắc phục tình trạng khớp cắn ngược. Niềng răng thường được áp dụng trước để việc phẫu thuật chỉnh hàm thuận lợi hơn.
Khớp cắn ngược nặng không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe răng miệng. Nếu bạn đang gặp phải tình trạng này, hãy liên hệ ngay với các cơ sở nha khoa uy tín để được tư vấn và điều trị hiệu quả.
NHA KHOA THÙY ANH – HỆ THỐNG NHA KHOA UY TÍN HÀNG ĐẦU VIỆT NAM
Chuyên sâu về: Niềng răng, trồng răng implant, trồng răng toàn hàm all on 4, nhổ răng khôn, điều trị cười hở lợi, bọc răng sứ, dán sứ veneer, điều trị khớp thái dương hàm…
Hotline: 0869.800.318 – 0965.800.318
Fanpage: fb.com/Thuyanhclinic.HN
Youtube: Youtube.com/nhakhoathuyanh