Hướng dẫn sử dụng máng nhai điều trị bệnh lý Khớp Thái Dương Hàm

Máng nhai hỗ trợ điều trị bệnh lý khớp Thái Dương Hàm

Như các bạn đã biết qua một số bài viết trước bệnh lý khớp Thái Dương Hàm có thể gây ra những triệu chứng liên quan đến rối loạn tư thế, rối loạn chức năng và rối loạn cấu trúc. Lý do chính bệnh nhân tìm gặp nha sĩ là những cơn đau góc hàm, đau đầu, vai gáy, há miệng hạn chế, tiếng kêu khi cử động hàm, và các vấn đề về nứt vỡ, mòn răng…Khi được chẩn đoán bệnh lý Thái Dương Hàm, tùy vào thể bệnh mà nha sĩ sẽ sử dụng các biện pháp khác nhau như mài chỉnh khớp cắn, tái lập khớp cắn, đeo máng nhai, vật lý trị liệu, liệu pháp hành vi nhận thức, thuốc nội khoa, rửa và phẫu thuật khớp…

Điều trị bệnh lý Thái Dương Hàm có thể chia ra là điều trị bảo tồn và điều trị xâm lấn. Điều trị với máng nhai chính là các điều trị bảo tồn, không mài hay can thiệp gì lên răng, lên khớp. Khi mà các bằng chứng về hiệu quả điều trị can thiệp lên răng chưa chứng minh được rõ ràng thì các điều trị bảo tồn sẽ luôn được ưu tiên hơn.

Điều trị máng nhai vì có tính bảo tồn, vừa có thể theo dõi đáp ứng bệnh với liệu pháp một cách an toàn nên rất phổ biến. Có thể nói những người tìm đến phòng mạch khi đọc một chút về bệnh lý Thái Dương Hàm sẽ không có lạ lẫm gì với khái niệm máng nhai.

Máng nhai cũng có rất nhiều loại khác nhau, tuy nhiên hôm nay chúng tôi sẽ trình bày về loại phổ biến nhất điều trị có tính bảo vệ hàm răng, giảm tình trạng đau cơ khớp là máng thư giãn cơ còn có các tên gọi khác như máng ổn định khớp cắn, máng chống nghiến răng (Occlusal stabilization splint) …

Máng nhai chúng tôi thường sử dụng sẽ đeo vào hàm trên, bao phủ toàn bộ các răng hàm trên và mang vào ban đêm khi ngủ, trong những đợt đau cấp tính bạn cũng có thể mang cả ngày trừ khi ăn uống và vệ sinh răng. Thỉnh thoảng chúng tôi cũng có làm máng hàm dưới để bệnh nhân tiện sử dụng hơn khi chỉ định mang 24/24 trong thời gian ngắn.

Máng nhai tại Nha Khoa Thùy Anh làm trực tiếp trên miệng quy trình thực hiện bao gồm:

Buổi 1: Lấy dấu hàm trên sau đó chế tác 1 máng nhựa cứng ôm vừa khít cung răng.

Hình ảnh máng nhai điều trị khớp Thái Dương Hàm

Buổi hẹn 2: Đắp jig răng trước. Jig chính là 1 khối nhựa để khi đeo bạn chỉ chạm khớp hàm trên hàm dưới vào 4 răng cửa.

Chúng tôi khuyến cáo bệnh nhân đeo jig khi đau, và luôn đeo ban đêm khi ngủ để theo dõi tiến triển của bệnh. Đồng thời tạo điều kiện thư giãn hoàn toàn cho cơ nhằm tìm vị trí ổn định nhất của hàm dưới. Tại buổi hẹn chỉnh jig các lần sau, bệnh nhân cũng được dặn đeo jig trong miệng cả ngày cho tới khi gặp nha sĩ, không bỏ ra trừ khi ăn, vệ sinh răng miệng. Kể cả ngồi chờ tại khu lễ tân cũng phải mang jig.

Buổi hẹn 3: Jig sẽ điều chỉnh mỗi tuần 1 lần, chúng tôi kiểm tra vị trí cắn của 4 răng cửa vào jig, điều chỉnh sao cho cắn đều nhất. Sang tuần thứ 2 điều chỉnh jig một lần nữa và đắp răng sau.

Buổi hẹn 4: Điều chỉnh jig và đắp răng sau, hướng dẫn răng cửa.

Điều chỉnh máng nhai

Chúng tôi sẽ thêm nhựa vào vùng răng sau để tất cả các răng chạm đều, sau đó cho bệnh nhân nghiến sang trái, sang phải, ra trước và đắp thêm nhựa vào phía trước.

Các buổi hẹn sau đó mỗi 2 tuần 1 lần chúng tôi tái khám và tiếp tục điều chỉnh sao cho các điểm chạm đều nhau, vì trong quá trình lồi cầu đi về vị trí ổn định, hàm dưới sẽ dịch chuyển một chút nên việc điều chỉnh tiếp là rất cần thiết. Các điểm chạm cũng sẽ được thu nhỏ dần, không để chạm dạng diện lớn.

Và khi có kết quả 3 lần điều chỉnh gần nhau mỗi 2 tuần không thay đổi sơ đồ điểm chạm thì chúng tôi kết thúc việc làm máng nhai. Bệnh nhân sẽ được theo dõi theo phác đồ của phòng khám.

Sử dụng máng nhai thế nào?

Bạn sẽ được nha sĩ chỉ dẫn đeo vào ban đêm khi ngủ. Bệnh lý Thái Dương Hàm sẽ đỡ dần, việc dùng máng nhai có thể kết thúc sau 2 tháng kể từ khi kết thúc mài chỉnh. Tuy nhiên chúng tôi thường khuyến cáo bệnh nhân đeo cả đời nếu phát hiện bệnh nhân có các thói quen cận chức năng như nghiến răng, siết chặt răng.

Để chẩn đoán nghiến răng và có cơ sở đưa lời khuyên dùng máng nhai dài ngày sẽ dựa vào nhiều tiêu chuẩn khác nhau, đó là việc thuần túy chuyên môn. Đeo máng nhai lâu dài phải được sự chỉ định của nha sĩ. Chúng tôi sẽ làm 1 video hướng dẫn điều trị nghiến răng để các bạn tiện theo dõi.

Nếu bạn đeo máng nhai buổi tối thì sáng thức dậy 2 hàm sẽ chỉ chạm nhau tại vài điểm, điều này là bình thường, sau vài phút hoặc khi ăn sáng hàm sẽ lại khít như bình thường. Một số bệnh nhân lo lắng khi bỏ máng thấy không thể cắn khít 2 hàm.  Thực ra vị trí hàm dưới trạng thái bạn không thể cắn khít mà máng nhai mang lại là vị trí thư giãn cơ khớp. Và vị trí ăn nhai hằng ngày là vị trí thích nghi, vị trí thích nghi bao nhiêu năm có thể làm các nhóm cơ vùng đầu mặt bị co giãn không đồng bộ và gây triệu chứng. Chúng ta thì đang điều trị triệu chứng, vì vậy sự sai khác vị trí do máng nhai gây nên tạm thời cũng là dễ hiểu.

Mỗi lần không sử dụng máng bạn nên cất cẩn thận vào hộp đựng. Vệ sinh cho máng bằng bàn chải hoặc rửa sạch dưới vòi nước chảy. Tuyệt đối không dùng kem đánh răng chà xát vì gây mòn máng nhanh chóng. Bạn cũng không cần dùng nước sôi vì có thể biến dạng nhựa.

Trước lúc đeo máng cần chải răng kỹ và dùng chỉ nha khoa lấy sạch thức ăn vùng kẽ. Do khi đeo máng sẽ cách ly tương đối răng, môi trường miệng với dòng chảy nước bọt. Nếu răng không sạch sẽ dễ bị sâu răng, viêm lợi.

Đeo máng nhai theo hướng dẫn của bác sĩ

Đeo máng nhai có biến chứng nguy hiểm nào không?

Như chúng tôi đã trình bày về các bước thực hiện, chế tác máng nhai là việc làm phức tạp đòi hỏi nha sĩ phải chuyên sâu khớp cắn. Việc làm máng nhai không chính xác như ra chỉ định loại máng sai, mài chỉnh sai có thể dẫn đến những rối loạn khớp cắn đáng tiếc. Bởi vì máng nhai sẽ tái lập lại vị trí hàm dưới, mà nha sĩ lại đưa hàm dưới đến vị trí mới bị sai thì khi đó bệnh nhân bị chuyển từ cái sai này sang cái sai khác. 

Có nhiều bệnh nhân gặp phải tình trạng đau cơ khớp và sau khi đeo máng nhai thì đau tăng lên. Vậy cho nên, nhiều nhà lâm sàng khuyến cáo nếu đeo máng nhai 6 tuần mà không thấy đỡ thì phải loại bỏ và lên lại chẩn đoán cũng như kế hoạch điều trị. Nhằm tránh những rủi ro đáng tiếc cho bộ máy nhai.

Mặt khác, máng nhai chế tác đúng cũng có thể gây ra một vài xáo trộn khớp cắn, dù tỷ lệ này vô cùng nhỏ. Chúng tôi chỉ tìm thấy trên y văn thế giới chứ cũng chưa được gặp do tỷ lệ quá hiếm.

Tác giả Magdaleno và Ginestal báo cáo 3 ca lâm sàng ghi nhận có sự thay đổi khớp cắn không thể quay lại lồng múi tối đa tức là không thể cắn khít hàm được sau một thời gian dài đeo máng nhai và hàm dưới ở luôn vị trí tương quan tâm.

Biến chứng hiếm gặp thứ 2 liên quan đến sử dụng máng nhai lâu ngày bị mòn thủng nhựa vùng răng sau, không đến nha sĩ điều chỉnh kịp thời dẫn đến tình trạng cắn hở răng trước khi bỏ máng.

Hiện nay trên internet có bán một số máng chế tác sẵn hàng loạt bằng silicone, các loại máng này có rất ít tác dụng và gây xáo trộn khớp cắn cũng như hệ thống nhai nghiêm trọng nếu sử dụng. Chúng tôi không khuyến cáo sử dụng loại máng mềm làm sẵn này.

Chi phí cho 1 liệu trình máng nhai là bao nhiêu?

Chi phí cho 1 liệu trình máng nhai là từ 10 – 20tr, tùy vào thể bệnh. Bạn có thể giảm được một ít tiền để dùng vào nhiều việc khác khi sử dụng dịch vụ đúng đợt khuyến mãi.

Bạn thấy triệu chứng bệnh lý Thái Dương Hàm ảnh hưởng tới nhiều khía cạnh cuộc sống, và điều trị có tác dụng rất lớn trong việc bảo vệ bộ máy nhai.

Không dùng máng nhai có được không?

Thực tế cho thấy có nhiều cách khác nhau điều trị bệnh lý Thái Dương Hàm và máng nhai chỉ là 1 trong số đó. Tuy nhiên nếu bạn có nghiến răng hay cắn chặt hàm thì điều trị máng nhai ngoài khả năng giải phóng cơn đau còn có tác dụng bảo vệ hàm răng, đưa lồi cầu về vị trí tương quan tâm ổn định nhất để thuận lợi lên kế hoạch điều trị phục hồi toàn diện như chỉnh nha, hay phục hồi toàn bộ hàm răng. Chúng tôi nghĩ điều trị máng nhai rất tối ưu và đáng để lựa chọn.

Một máng nhai sử dụng được bao nhiêu lâu thì phải thay mới?

Nếu bạn không có thói quen nghiến răng hay siết chặt hàm khi ngủ thì chỉ cần đeo máng nhai 6 tuần đến 2 tháng. Trường hợp bạn có thói quen cận chức năng thì phải đeo cả đời. Một số trường phái khớp cắn cho rằng việc tái lập khớp cắn có thể chống được nghiến răng bằng cách không cho răng hàm chạm khi nghiến hay lúc lắc hàm dưới, vì vậy chỉ cần làm lại răng theo tư thế máng nhai là không cần đeo nữa. Tuy nhiên kết luận này chưa tìm thấy bằng chứng rõ ràng. Mặc dù một vài case report cho thấy tuổi thọ phục hồi rất cao dù trước đó bệnh nhân mòn răng nặng và chỉ phục hồi bằng composite.

Nếu xác định sử dụng trường kỳ thì máng nhai nên được tái khám và đắp thêm hoặc điều chỉnh điểm chạm sau mỗi 6 tháng. Nếu không có các thói quen nghiến răng hay cắn chặt hàm thì không nên dùng trường kỳ, mà có thể bảo quản để mỗi đợt đau cấp thì đưa ra sử dụng cũng cực kỳ hiệu quả.

Cảm ơn các bạn đã chú ý theo dõi, hy vọng những thông tin bài viết đã cung cấp cho các bạn cái nhìn rõ hơn về việc sử dụng máng nhai trong điều trị bệnh lý Thái Dương Hàm. Để được tư vấn cụ thể về tình trạng mà mình đang gặp phải, bạn vui lòng liên hệ với bác sĩ chuyên khoa tại Thùy Anh theo địa chỉ dưới đây!

NHA KHOA THÙY ANH – HỆ THỐNG NHA KHOA UY TÍN HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

‍‍Chuyên sâu về: Niềng răng, trồng răng implant, trồng răng toàn hàm all on 4, nhổ răng khôn, điều trị cười hở lợi, bọc răng sứ, dán sứ veneer, điều trị khớp thái dương hàm…

Hotline: 0869.800.318 – 0965.800.318

Fanpage: fb.com/Thuyanhclinic.HN

Youtube: Youtube.com/nhakhoathuyanh

23 thoughts on “Hướng dẫn sử dụng máng nhai điều trị bệnh lý Khớp Thái Dương Hàm

    • Nha Khoa Thùy Anh says:

      Chào anh Trường, đeo máng nhai anh vẫn giao tiếp bình thường anh ạ, khi ăn anh tháo ra thôi còn lại thì nó không ảnh hưởng quá nhiều đến sinh hoạt của anh đâu ạ.
      Nếu cần tư vấn cụ thể hơn anh có thể Inbox vào fanpage: fb.com/thuyanhclinic hoặc gọi tới số hotline 0869800318 anh nhé

  1. Linh says:

    Cho mình hỏi nếu khớp cắn mình bị lệch 3 li thì chi phí niềng răng hoặc đeo máng nhai như nào vậy ạ.Mình vừa khỏi đau khớp thái dương hàm xong

    • Nha Khoa Thuỳ Anh says:

      Chào bạn, nếu như bạn đã điều trị khỏi khớp thái dương hàm thì mình có thể tiến hành niềng răng bạn nhé. Chi phí niềng tại phòng khám sẽ được tính dựa trên loại mắc cài mà bạn lựa chọn và khí cụ hỗ trợ cho case niềng ạ. Bạn có thể tham khảo chi tiết bảng giác các loại mắc cài tại link web sau: https://nhakhoathuyanh.com/nieng-rang-mac-cai-thanh-toan-tra-gop-0/
      Còn chi phí làm máng nhai để điều trị khớp thái dương hàm là 15 triệu giảm còn 10 triệu ạ.
      Nếu cần tư vấn cụ thể hơn bạn có thể Inbox vào fanpage: fb.com/thuyanhclinic hoặc gọi tới số hotline 0869800318 hoặc 0965800318 bạn nhé

    • Phương nguyen says:

      Tôi bị đau khớp hàm gần 3 năm , đã làm máng hàm ở vn 1 lần và 2 lần ở Mỹ , cùng với rất nhiều lần điều trị khác nhưng không khỏi , bạn có thể chia sẻ các pp bạn đã điều trị được không . Thanks bạn nhiều

      • Nha Khoa Thuỳ Anh says:

        Chào bạn, tại phòng khám bên mình bác sĩ sẽ điều trị khớp thái dương hàm theo hướng bảo tồn bằng cách điều trị bằng máng nhai, hàng tháng bạn sẽ cần qua tái khám định kỳ để bác sĩ kiểm tra và điều chỉnh máng nhai cho mình, ngoài ra sẽ kết hợp với một số phương pháp như sử dụng máy Tens để thư giãn cơ, mài chỉnh khớp cắn với công nghệ Tscan và kết hợp với 1 số bài tập vật lý trị liệu.
        + Bạn có thể tìm hiểu thêm về các case điều trị khớp thái dương hàm và cảm nhận của khách hàng bên mình tại link sau: https://www.youtube.com/watch?v=9Iy_LuazLe8&list=PLSqHwxxpdjfGuDdMtZc9G-G6I9WpY2uWn
        Nếu cần tư vấn cụ thể hơn bạn có thể Inbox vào fanpage: fb.com/thuyanhclinic hoặc gọi tới số hotline 0869800318 hoặc 0965800318 nhé.

    • Nha Khoa Thuỳ Anh says:

      Chào bạn, mình sẽ cần đeo máng nhai để điều trị ổn định, dứt điểm bệnh lý khớp thái dương hàm sau đó mới tiến hành niềng răng ạ, khi đó mình sẽ không cần phải đeo máng bạn nhé

        • Nha Khoa Thuỳ Anh says:

          Đeo máng nhai thì có thể sẽ hơi ảnh hưởng tới thẩm mỹ 1 chút bạn ạ. Thông thường thì chỉ cần đeo vào ban đêm khi đi ngủ thôi nên sẽ không làm ảnh hưởng tới thẩm mỹ của mình bạn ạ. Tuy nhiên tuỳ vào mức độ và tình trạng của bệnh lý mà thời gian đeo máng là khác nhau, khi mình qua thăm khám bác sĩ sẽ đưa ra cho mình 1 phác đồ điều trị chi tiết hơn nhé ạ
          Nếu cần tư vấn cụ thể hơn bạn có thể Inbox vào fanpage: fb.com/thuyanhclinic hoặc gọi tới số hotline 0869800318 hoặc 0965800318 nhé.

  2. ngọc ngọc says:

    bt cháu bị tật nghiến răng gần 10 năm r đến nay nhai thịt đau lên tận thái dương quá. ko biết mk trị liệu bằng máng đc ko ạ? nếu trị liệu mất tầm bao lâu ạ?

    • Nha Khoa Thuỳ Anh says:

      Chào cháu, để điều trị khớp thái dương hàm thì phòng khám có điều trị theo hướng bảo tồn, bác sĩ sẽ thiết kế cho cháu 1 máng nhai để điều chỉnh khớp cắn, hàng tháng mình sẽ cần tới tái khám định kỳ để bác sĩ chỉnh máng nhai cho mình. Đồng thời kết hợp với máy thư giãn cơ, mài chỉnh khớp cắn. Thời gian điều trị sẽ tuỳ vào mức độ của bệnh lý cháu ạ
      Nếu cần tư vấn cụ thể hơn cháu có thể Inbox vào fanpage: fb.com/thuyanhclinic hoặc gọi tới số hotline 0869800318 hoặc 0965800318 nhé.

  3. Yến says:

    Cho cháu hỏi.cháu đi khám bs nói cháu bị viêm khớp thái dương hàm chệch khớp cắn.cháu há miệng kêu lục cục và nhiều lúc há đau không há miệng được.ăn nhai cũng đau.cho cháu hỏi nguyễn gì gây lên bệnh lý đó.và điều trị như nào có khỏi dứt điểm được k ạ?cháu cảm ơn.

    • Nha Khoa Thuỳ Anh says:

      Chào cháu, có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng bệnh lý khớp thái dương hàm như: do thói quen ăn nhai 1 bên, do tật nghiến răng khi ngủ, do sai lệch khớp cắn, do stress, do mất răng lâu năm… Để biết được nguyên nhân chính xác thì bác sĩ cần thăm khám trực tiếp + phân tích trên phim xq nữa cháu ạ. Bệnh lý khớp thái dương có thời điểm vàng để điều trị, nếu điều trị kịp thời thì có thể sẽ điều trị dứt điểm được, mình nên đi thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt cháu nhé
      Để được tư vấn cụ thể hơn cháu có thể Inbox vào fanpage: fb.com/thuyanhclinic hoặc gọi tới số hotline 0869800318 nhé

  4. Hà Nhan says:

    Chào bác sĩ. Cho tôi hỏi điều trị viêm khớp thái dương hàm có cần phải chụp CT và MRI k ạ? Do có bs chỉ định tôi làm những thứ đó trong khi đã lấy dấu máng răng và hẹn lắp rồi. Cảm ơn bs.

    • Nha Khoa Thuỳ Anh says:

      Chào bạn, để đánh giá và đưa ra được kế hoạch điều trị viêm khớp thái dương hàm thì bác sĩ cần thực hiện đánh giá trên phim xq. Chính vì vậy việc chụp phim XQ là cần thiết bạn ạ.

    • Nha Khoa Thuỳ Anh says:

      Chào bạn, viêm khớp thái dương hàm có thời điểm vàng để điều trị. Mình điều trị sớm và kịp thì có thể giải quyết dứt điểm các triệu chứng. Còn nếu để lâu quá thì có thể có những biểu hiện không hết được ví dụ như há miệng có tiếng kêu khớp… tuy nhiên tình trạng đau nhức cũng như há mở miệng ở biên độ bình thường và to hết cỡ là thể điều trị khỏi được bạn ạ
      Để được tư vấn cụ thể hơn bạn có thể Inbox vào fanpage: fb.com/thuyanhclinic hoặc gọi tới số hotline 0869800318 hoặc 0965800318 nhé.

  5. Thương says:

    Cho em hỏi là khi đeo máng mà không ngậm được miệng lại vì bị vướng nên ngậm lại khó khăn thì có bị ảnh hưởng gì không ạ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục
phone
phone no background