Hướng dẫn cách tự chẩn đoán tình trạng sâu răng ăn đến tủy – nha khoa Thùy Anh

Các nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng sâu răng và viêm nha chu là 2 nguyên nhân hàng đầu dẫn tới tình trạng mất răng. Thậm chí với nhóm đối tượng dưới 30 tuổi thì tỷ lệ mất răng do sâu răng còn chiếm trên 50%. Vậy thế nào là sâu răng? Có những cách nào để tự nhận biết sâu và hướng xử lý với từng tình trạng sâu răng ra sao? Mời các bạn cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây. 

Cách chẩn đoán tình trạng sâu răng ăn đến tủy

Răng được cấu tạo từ men răng và ngà răng phía ngoài, bảo vệ tủy răng ở trong. Cùng với xương, thì răng là 1 trong 2 cơ quan cứng nhất của cơ thể. Điều này xuất phát từ thành phần chính cấu tạo nên chúng là mạng lưới tinh thể canxi vững chắc. Sâu răng là hiện tượng khi vi khuẩn trong miệng phân hủy đường từ thức ăn thành axit, phá hủy mạng lưới canxi này. Khi khung canxi bị phá hủy, răng bị mất đi lớp bảo vệ ở men và ngà răng, dần dần dẫn đến mất chất, ăn mòn và bị gãy vỡ. Đó chính là bản chất của sâu răng. 

Những cách giúp bạn nhận biết được hàm răng của mình đang trong tình trạng sâu răng:

+ Quan sát tình trạng của chiếc răng: Một chiếc răng khỏe mạnh luôn có bề mặt láng bóng, trơn nhẵn và màu sắc sẽ là màu trắng đục hoặc hơi ánh vàng của ngà răng. Tuy nhiên khi bị sâu, cấu trúc răng bị phá hủy dẫn đến bề mặt xuất hiện các lỗ, hố to nhỏ tùy thuộc mức độ sâu răng. Cùng với đó là sự đổi màu tại vị trí lỗ sâu do nhiễm từ thức ăn trong môi trường miệng. Các bạn có thể quan sát thấy các lỗ sâu màu vàng nâu hoặc đen mặt trong, mặt ngoài hoặc mặt nhai

+ Dùng chỉ tơ nha khoa: Các răng khỏe mạnh sẽ có bề mặt trơn bóng. Vì vậy khi sử dụng chỉ tơ tại vị trí kẽ răng sẽ không gặp bất cứ trở ngại nào, chỉ tơ sẽ lên xuống một cách rất dễ dàng. Tuy nhiên, nếu kẽ giữa 2 răng xuất hiện lỗ sâu, chỉ tơ sẽ bị mắc lại tại điểm sâu này dẫn đến khó khăn khi đưa chỉ lên xuống hoặc đứt chỉ khi sử dụng. Tuy nhiên, cách này hoàn toàn dựa vào cảm giác tay của bạn nên tỷ lệ chính xác không cao và chỉ mang tính chất dự đoán.

+ Dựa vào cảm nhận trên chính chiếc răng của bạn:

Răng của chúng ta được bao bọc bên ngoài bởi một lớp men răng chắc chắn. Men răng vừa cứng chắc, vừa không có tế bào tiếp nhận cảm giác. Còn ngà và tủy răng phía trong có khả năng cảm nhận được các kích thích từ môi trường miệng. Chính vì vậy, lớp men không chỉ đảm bảo giúp chúng ta ăn nhai, nghiền nát được thức ăn mà còn tránh tác nhân trong môi trường miệng gây những cảm giác khó chịu tác động lên thành phần cảm nhận phía trong của răng. 

Khi men răng bị tổn thương, tùy mức độ sâu mà sẽ gây cho mỗi người những cảm giác khó chịu từ các kích thích trong môi trường miệng. Nếu tình trạng là sâu men, bạn sẽ có cảm giác ê buốt do kích thích nóng lạnh, chua ngọt. Khi tổn thương sâu lan đến ngà răng, bạn có thể gặp những cơn đau nhức từ âm ỉ cho đến dữ dội. Thậm chí, khi sâu răng lan đến tủy, cơn đau có thể khủng khiếp đến mức lan đến đỉnh đầu mà không cần có bất cứ kích thích nào tại răng.

Như vậy, với 2 phương pháp đơn giản là quan sát và cảm nhận thì bạn có thể bước đầu nhận biết được hàm răng của mình có bị sâu hay không. Tuy nhiên, như đã phân tích ở trên, các cách này chỉ là những gợi ý. Để biết được chính xác được 100% tình trạng răng của bản thân và quan trọng hơn là mức độ tổn thương của răng ở mức nào thì bạn cần đến phòng khám nha khoa để kiểm tra. Bằng các chất chỉ thị chuyên dụng và đặc biệt là phim chụp Xquang thì các tổn thương sâu răng sẽ được phát hiện một cách rõ ràng. Từ đó thì mới có phương án điều trị chính xác. 

Cách khắc phục sâu răng tại nha khoa Thùy Anh

+ Nếu lỗ sâu bé, tình trạng răng mới bị tổn thương ở men hoặc ngà răng thì bác sĩ sẽ làm sạch và hàn lại cho bạn bằng các chất hàn chuyên dụng. 

+ Trường hợp răng bị tổn thương nhiều, các lỗ sâu phá hủy phần lớn bề mặt men và ngà răng nhưng tủy răng vẫn sống thì các phương án phục hình gián tiếp sẽ được áp dụng. 

Trước đây các loại chụp răng sẽ được sử dụng để bảo vệ mô răng còn lại. Tuy nhiên với sự phát triển của kỹ thuật cũng như vật liệu hiện nay, các miếng dán sứ inlay, onlay là sự lựa chọn của phần lớn khách hàng tại nha khoa Thùy Anh. Với các phục hình dán sứ, bạn sẽ chỉ cần làm sạch phần sâu răng, tránh mài bỏ quá nhiều mô răng lành mạnh như chụp răng trước kia mà vẫn đảm bảo được sự ổn định của răng và phục hình sau này. Đây là phương pháp can thiệp tối thiểu mà y khoa hiện đại vẫn hay nhắc đến và áp dụng. Trường hợp xấu nhất là sâu răng lớn ảnh hưởng đến tủy răng. Khi đó, răng sẽ cần điều trị tủy sau đó bọc chụp hoặc làm endocrown.

Hy vọng thông tin bài viết trên sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về bản chất của sâu răng, các cách đơn giản để nhận biết sâu răng cũng như hình dung được phần nào phương pháp điều trị với từng tình trạng sâu răng. Đừng để các tổn thương nhỏ như sâu răng dẫn đến tình trạng trầm trọng làm mất răng. Hãy thăm khám nha khoa định kỳ 6 tháng 1 lần để phát hiện và xử lý sớm các vấn đề răng miệng. Mọi thông tin chi tiết vui lòng để lại thông tin hoặc liên hệ với bác sĩ tại nha khoa Thùy Anh theo địa chỉ dưới đây. 

>>> Xem thêm: https://nhakhoathuyanh.com/dich-vu-tu-van-nha-khoa-chuyen-nghiep-va-tan-tam-tai-thuy-anh/

NHA KHOA THÙY ANH – HỆ THỐNG NHA KHOA UY TÍN HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

‍‍Chuyên sâu về: Niềng răng, trồng răng implant, trồng răng toàn hàm all on 4, nhổ răng khôn, điều trị cười hở lợi, bọc răng sứ, dán sứ veneer, điều trị khớp thái dương hàm…

Hotline: 0869.800.318 – 0965.800.318

Fanpage: fb.com/Thuyanhclinic.HN

Youtube: Youtube.com/nhakhoathuyanh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục