Hỏi đáp: Tập Mewing có hết hô không? Nha khoa Thùy Anh

Mewing là một kỹ thuật cải thiện cấu trúc khuôn mặt được áp dụng tại nhà đang phổ biến rộng rãi trên toàn cầu. Tuy nhiên vẫn còn nhiều tranh cãi khi áp dụng bài tập Mewing với răng hô. Không có bằng chứng khoa học nào khẳng định chắc chắn Mewing khắc phục được tình trạng cắn phủ hô bất thường, đồng thời cũng không có bằng chứng nào cho thấy Mewing ảnh hưởng tiêu cực đến tình trạng này. Mời bạn cùng tìm hiểu tập mewing có hết hô không trong bài viết sau để hiểu rõ hơn vấn đề này. 

Mewing có hết hô không?

Răng hô là như thế nào?

Muốn tìm hiểu về tập mewing có hết hô không cũng như cách áp dụng mewing cho trường hợp răng hô thì bạn cần hiểu răng hô là gì? Răng hô tốt hay xấu? Có cần thiết điều trị không? Thuật ngữ overbite – cắn phủ dùng chung cho cả 2 thuật ngữ overbite và overjet. Overbite – cắn phủ liên quan đến khoảng hở theo chiều ngang hoặc độ che phủ theo chiều dọc giữa mặt trong răng trước trên và mặt ngoài răng trước dưới khi 2 hàm ở tư thế lồng múi nhau. Khoảng hở theo chiều ngang được gọi là “Độ cắn chìa”, và độ che phủ theo chiều dọc được gọi là “Độ cắn phủ”.

Thế nào là một khớp cắn phủ bất thường?

Khi các răng hàm trên hướng về phía trước nhiều và các răng dưới lùi nhiều về phía sau. Hoặc xương hàm trên có xu hướng đi ra phía trước trong khi xương hàm dưới lại có xu hướng về phía sau. Đây là nguyên nhân dẫn đến hàm răng có độ cắn phủ quá mức, hay thường gọi là răng hô, và lúc này thì cần thiết điều trị để khắc phục tình trạng này.

Ở khớp cắn phủ bình thường, các răng trước trên phủ khoảng 1/3 chiều cao răng trước dưới. Ngược lại nếu phủ nhiều hơn 1/3 tức là hàm răng đang có độ cắn phủ bất thường. Trên thực tế, hàm răng có độ cắn phủ bình thường sẽ thực hiện đúng chức năng sinh lý hơn là có khớp cắn đối đầu, vì ở trạng thái đối đầu, răng cửa hàm trên và hàm dưới sẽ bị mòn dần theo thời gian. Do đó, răng trên phủ răng dưới ở mức độ vừa phải là hoàn toàn bình thường.

Trong trường hợp hàm răng có độ che phủ quá nghiêm trọng, răng trên sẽ bao phủ hoàn toàn và thậm chí là chạm cả nướu răng dưới, hay răng dưới sẽ chạm nướu ở vòm khẩu cái. Ngoài ảnh hưởng chức năng ăn nhai, cắn phủ nhiều còn gây mất thẩm mỹ khuôn mặt. 

Vì vậy, cần thiết phải có hướng điều trị để khắc phục các hậu quả do tình trạng cắn phủ bất thường gây ra. Và Mewing- là một trong những giải pháp được đề xuất cho cắn phủ (răng hô).

Triết lý mewing nhấn mạnh việc đặt toàn bộ lưỡi áp lên vòm miệng thay vì chỉ một phần của lưỡi. Khi thực hiện Mewing cần đảm bảo rằng các răng hàm của bạn đang chạm nhẹ lên nhau, môi khép lại và toàn bộ lưỡi (ngay cả gốc lưỡi) áp lên vòm miệng. Vậy mewing có hết hô không? Thì câu trả lời là hoàn toàn có thể. 

Tuy nhiên, phương pháp này chỉ hiệu quả trong trường hợp răng hô bất thường có nguyên nhân do thói quen xấu, tập mewing có tác dụng sửa những thói quen xấu và nhanh chóng điều chỉnh về đúng chuẩn. Các thói quen xấu như mút tay, cắn móng tay hay đẩy lưỡi thì mewing có thể cải thiện được phần nào. Tuy nhiên nếu hô do cấu trúc giải phẫu thì thực sự mewing rất ít tác dụng. 

Đặc biệt Mewing cho phép nong rộng hàm trên nhưng nó lại không kéo hàm trên về phía sau được giống như tiêu chí cần khắc phục ở một khớp cắn phủ. Và một số ít bệnh nhân đã phản hồi hàm dưới của họ đã di chuyển ra phía trước kể từ khi họ bắt đầu thực hiện mewing.  

Vậy có nên tập Mewing khi bạn ở tình trạng cắn phủ bất thường? 

Mewing giúp điều chỉnh tư thế đúng của lưỡi, thở đúng và đưa đến cấu trúc khuôn mặt ổn định. Tuy nhiên, Mewing không phải là phép thuật và nó không thể thay đổi khuôn mặt ngay lập tức. Tùy thuộc vào độ tuổi, gen di truyền và các yếu tố khác liên quan, thì cần từ 6 – 24 tháng trở lên để bắt đầu thấy được kết quả. 

Do đó, khi gặp phải tình trạng cắn phủ bất thường, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ nha khoa. Có thể bạn cần thực hành Mewing để duy trì kết quả ổn định hoặc ngăn chặn tình trạng cắn phủ. Hoặc cần phải lựa chọn phương pháp niềng răng hô để cải thiện tình hình hiện tại. 

Mewing có làm tình trạng cắn phủ trở nên nặng hơn không?

Khi thực hành mewing, bạn phải biết đặt lưỡi ở tư thế đúng. Tuy nhiên, mewing giúp nong rộng hàm trên nên có thể làm trầm trọng thêm tình trạng cắn phủ. Thường thì mewing ít hoặc không ảnh hưởng đến xương hàm dưới vì động tác này đang tạo một áp lực lên vòm miệng chứ không phải sàn miệng. Trong những trường hợp này, tốt nhất là bạn nên tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ, chứ không nên tự ý áp dụng Mewing cho tình trạng hàm răng của mình.

Nha sĩ khuyên bạn nên đi khám răng trước khi có ý định áp dụng Mewing. Nếu áp dụng Mewing không đúng cách đối với trường hợp cắn phủ bất thường thì có thể làm tình trạng răng thêm nặng nề. Còn đối với hàm răng có độ cắn phủ bình thường, thì bạn có thể áp dụng Mewing để điều chỉnh tư thế lưỡi đúng và kỹ thuật thở của mình bạn nhé. Mewing không phải là phương pháp thần thánh giúp điều trị cắn phủ bất thường, tuy nhiên, nó có thể giúp ngăn ngừa tình trạng cắn phủ do thói quen xấu và ổn định kết quả mong muốn. 

Hi vọng thông tin bài viết trên đã giúp bạn có câu trả lời thỏa đáng cho câu hỏi mewing có hết hô không? Mọi thắc mắc vui lòng để lại thông tin hoặc liên hệ với bác sĩ của chúng tôi theo địa chỉ dưới đây để được tư vấn miễn phí về bất kỳ tình trạng răng miệng nào bạn đang gặp phải.

NHA KHOA THÙY ANH – HỆ THỐNG NHA KHOA UY TÍN HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

‍‍Chuyên sâu về: Niềng răng, trồng răng implant, trồng răng toàn hàm all on 4, nhổ răng khôn, điều trị cười hở lợi, bọc răng sứ, dán sứ veneer, điều trị khớp thái dương hàm…

Hotline: 0869.800.318 – 0965.800.318

Fanpage: fb.com/Thuyanhclinic.HN

Youtube: Youtube.com/nhakhoathuyanh

5 thoughts on “Hỏi đáp: Tập Mewing có hết hô không? Nha khoa Thùy Anh

  1. Quỳnh says:

    em bị hô bẩm sinh, xương quai hàm to, thái dương hóp tập mewing 1 thời gian thì thấy chỗ rãnh cười rõ hơn, cảm giác như bị hô nhiều hơn như vậy có phải tập sai ko ạ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục