Bệnh viêm lợi và cách điều trị hiệu quả nhất hiện nay

Theo thống kê, 90% dân số nước ta ở độ tuổi trưởng thành mắc các bệnh quanh răng, 30% trong số đó có các triệu chứng tiêu xương ổ răng, túi lợi bệnh lý, tụt lợi… Viêm lợi là giai đoạn đầu của bệnh quanh răng, việc phát hiện và điều trị viêm lợi kịp thời sẽ giúp ngăn ngừa tiến triển nặng hơn của bệnh quanh răng.

Bệnh viêm lợi và dấu hiệu nhận biết

Lợi là phần ngoài cùng của vùng quanh răng, lợi tiếp xúc với thức ăn, các vi khuẩn, nấm, virus có trong miệng nên rất dễ bị viêm nhiễm. Tình trạng viêm lợi xảy ra khi có sự mất cân bằng giữa hệ thống đề kháng của lợi và tấn công của vi khuẩn.

Khi bị viêm lợi có màu đỏ nhẹ hoặc đỏ rực, sưng nề và có thể chảy máu tự nhiên hay khi có tác động nhẹ như chải răng, đặc biệt miệng bị hôi khi nói chuyện, có thể đau khi chải răng.

Viêm lợi nói riêng hay bệnh quanh răng nói chung là bệnh tiến triển thầm lặng, ban đầu người bệnh chỉ thấy miệng hôi hơn bình thường, dù đánh răng nhiều vẫn hôi, khi đánh răng thấy lợi rỉ máu, núm lợi to hơn, bong ra khỏi cổ răng, nhìn rõ khe lợi không ôm sát vào cổ răng như bình thường.

Khi bệnh tiến triển nặng lên dẫn đến viêm quanh răng, thì lợi sẽ tụt nhiều, xương ổ răng tiêu đi, răng lung lay, đau âm ỉ, trong những đợt cấp của bệnh có thể đau dữ dội, sưng nề nhiều, khi ấn vào dưới lợi của nhóm răng, thấy có mủ vàng xanh chảy ra.

Nguyên nhân gây viêm lợi

Nguyên nhân gây viêm lợi gồm 2 nhóm lớn: 1 là mảng bám răng, 2 là các yếu tố làm giảm sức đề kháng của lợi và tăng sự tấn công của vi khuẩn.

Nguyên nhân liên quan tới mảng bám răng

+ Cao răng: Cao răng được thành lập do sự vôi hóa của mảng bám răng. Bề mặt cao răng không trơn nhẵn như bề mặt răng nên vi khuẩn trong nước bọt dễ bám lên hơn.

+ Bất thường răng: Răng có cấu trúc phức tạp như các lồi men vùng cổ răng hay rãnh lõm vùng cổ răng hay răng lệch lạc chen chúc khiến mảng bám dễ tích tụ, khó làm sạch.

+ Miếng trám răng hay răng giả sát hoặc dưới lợi: Khi không được làm nhẵn hoặc phồng ra so với răng ban đầu sẽ làm nhồi nhét thức ăn, khó khăn trong vệ sinh răng miệng tạo sự lưu giữ các mảng bám vi khuẩn. Thời gian miếng trám hay phục hình răng càng dài thì tổn thương vùng quanh răng càng nặng.

+ Mòn cổ răng dưới lợi: làm tích tụ mảng bám vi khuẩn và khó vệ sinh răng miệng

+ Phanh môi bám cao hoặc ngách tiền đình nông: gây co kéo bong lợi, tạo điều kiện vi khuẩn xâm nhập.

Yếu tố làm giảm sức đề kháng của lợi và tăng sự tấn công của vi khuẩn

+ Do nội tiết: Thời kỳ thai nghén và dậy thì: Sự thay đổi hormone trong cơ thể khiến lợi đáp ứng mạnh hơn với các kích thích của vi khuẩn và sản phẩm đào thải của vi khuẩn gây viêm lợi. 

+ Do dinh dưỡng: Thiếu hụt vitamin A, B, C, D, canxi, fluor… khiến lợi nhạy cảm hơn với kích thích của vi khuẩn, niêm mạch dễ bị hoại tử và chất lượng mô răng kém đi nên dễ gây viêm lợi

+ Do bệnh toàn thân: DO bệnh tiểu đường, ung thư bạch cầu hay AIDS

+ Việc sử dụng thuốc: Các thuốc điều trị động kinh, chống loại tổ chức ghép hay thuốc giảm huyết áp dễ gây phì đại lợi. Với nguyên nhân này bạn cần gặp bác sĩ khám để rõ tình trạng của mình, từ đó có kế hoạch điều trị thích hợp.

Cách điều trị viêm lợi hiệu quả

Về cơ bản để điều trị viêm lợi trước tiên cần loại bỏ nguyên nhân và các kích thích tại chỗ, tạo môi trường sạch và không lây nhiễm trong miệng:

+ Loại bỏ cao răng, mảng bám trên và dưới lợi định kỳ.

+ Loại bỏ các yếu tố kích thích tại chỗ: trám hay sửa lại các phục hình không đúng, trám cổ răng bị mòn, cố định các răng lung lay, mài chỉnh khớp cắn.

+ Chỉnh nha chỉnh lại răng thẳng đều cũng là cách giúp dễ dàng vệ sinh răng miệng và ổn định khớp cắn.

+ Nếu lợi phì đại thì phẫu thuật cắt tạo hình lợi

+ Điều trị hỗ trợ: sử dụng dung dịch súc miệng sát khuẩn có chlorhexidine như Pedentex, Kin…. Thuốc kháng sinh tại chỗ: metrogyl denta…

Điều trị viêm lợi cấp sẽ được chia thành 3 đợt: 

+ Đợt 1: Lấy cao răng trên lợi kết hợp sát khuẩn bằng oxy già, chấm thuốc giảm đau và làm se lợi lại. Có thể kết hợp kháng sinh và bổ sung vitamin C.

+  Đợt 2: Sau 5 – 7 ngày sẽ tiến hành điều trị gồm gây tê nạo túi lợi, làm sạch cao răng dưới lợi.

+ Đợt 3: Sau vài ngày khi tình trạng viêm cấp giảm rõ rệt thì tiến hành tái khám, kiểm soát cao răng mảng bám và làm nhẵn bề mặt thân chân răng.

Cách duy trì kết quả sau điều trị viêm lợi

+ Chải răng sau mỗi bữa ăn chính, tối thiểu là 2 lần sáng tối, khoảng 30 phút sau ăn. Không chải răng ngang mà phải chải xoay tròn. Chải tất cả các mặt của răng. Riêng vùng kẽ răng nên sử dụng chỉ tơ nha khoa để vệ sinh hiệu quả. Hạn chế dùng những loại tăm kích thước lớn và chưa được tiệt trùng. Sẽ dễ gây sang chấn tụt và viêm lợi.

+ Bạn cũng cần sử dụng các loại nước súc miệng để giữ cho môi trường miệng thơm tho.

+ Đi nha sĩ vệ sinh bằng các dụng cụ chuyên dụng mỗi 6 tháng – 1 năm/ lần.

+ Hạn chế sử dụng thuốc lá, rượu, có chế độ ăn khoa học và cân bằng. 

Qua thông tin của bài viết trên, chắc chắn bạn đã hiểu rõ về bệnh viêm lợi và cách điều trị viêm lợi rồi phải không? Nha khoa Thùy Anh khuyên bạn hãy tới gặp nha sĩ 6 tháng/lần để thăm khám và lấy cao răng để viêm lợi cũng như các bệnh răng miệng khác không còn là nỗi lo bạn nhé. 

NHA KHOA THÙY ANH – HỆ THỐNG NHA KHOA UY TÍN HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

‍‍Chuyên sâu về: Niềng răng, trồng răng implant, trồng răng toàn hàm all on 4, nhổ răng khôn, điều trị cười hở lợi, bọc răng sứ, dán sứ veneer, điều trị khớp thái dương hàm…

Hotline: 0869.800.318 – 0965.800.318

Fanpage: fb.com/Thuyanhclinic.HN

Youtube: Youtube.com/nhakhoathuyanh

4 thoughts on “Bệnh viêm lợi và cách điều trị hiệu quả nhất hiện nay

    • Nha Khoa Thùy Anh says:

      Chào Cường, viêm lợi thì có thể điều trị viêm lợi để làm dừng lại hiện tượng tụt lợi, nhưng phần lợi đã tút sẽ không quay lại như ban đầu được đâu bạn nhé. Nếu tụt quá nhiều ảnh hưởng thẩm mỹ thì bạn có thể thực hiện ghép lợi.
      Nếu cần tư vấn cụ thể hơn bạn có thể Inbox vào fanpage: fb.com/thuyanhclinic hoặc gọi tới số hotline 0869800318 bạn nhé

  1. Vinh says:

    Tình trạng bị viêm nướu ở hàng trên, xung quanh lưỡi nổi mụn đỏ li ti, có những vết loét, trên bề mặt lưỡi luôn đóng lớp màu trắng, xung quanh khoan miệng sơ tươi, xung quanh vành môi tê tê, tăng tăng như có con gì bò trong đó, hơi thở có mùi hôi. tình trạng này kéo dài hơn 2 tháng và điều trị không khỏi. bạn cho hỏi đó là tình trạng bệnh gì? cảm ơn bạn!

    • Nha Khoa Thuỳ Anh says:

      Biểu hiện nổi mụn đỏ li ti ở xung quanh lưỡi, có những vết loét và có lớp màng màu trắng…. cũng có thể biểu hiện của bệnh nấm lưỡi (nấm miệng). Bạn nên vào bệnh viện thăm khám để có các liên chuyên khoa chẩn đoán cho mình 1 cách chính xác nhất ạ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục