Cách điều trị viêm tủy răng ở trẻ em – nha khoa Thùy Anh

Lấy tủy răng sữa là một điều trị phức tạp và có tính đa chuyên môn, nó là sự phối hợp nhuần nhuyễn của kĩ năng nhi khoa, nha khoa, tâm lý học dựa theo lứa tuổi mà khi đó cần sự ăn ý ở cả bác sĩ, bệnh nhân lẫn phụ huynh. Vậy cách điều trị viêm tủy răng ở trẻ em diễn ra như thế nào? 

Cách điều trị viêm tủy răng ở trẻ em

Răng sữa có lớp men mỏng, xốp hơn răng vĩnh viễn nên dễ bị vi khuẩn và acid quá trình phân huỷ đường từ thức ăn ăn mòn. Các răng sữa xuất hiện sớm khi trẻ đang hấp thu những thức ăn dạng mềm, lỏng dễ dàng len lỏi vào các khe rãnh giữa các răng. Cộng với đặc điểm giải phẫu khoảng sinh học, khoảng leeway của hàm răng sữa khiến cho việc lưu thức ăn trong miệng dễ dàng hơn. 

Theo thống kê, trẻ em là đối tượng dễ bị viêm tủy do nguyên nhân là sâu răng nhất. Ngoài ra còn 1 số vấn đề khác như gãy răng, vỡ răng, chảy máu chân răng cũng khiến răng bị tổn thương và vi khuẩn tấn công gây viêm tủy. 

Bệnh viêm tủy răng ở trẻ thường gây chết tủy và cần được điều trị ngay lập tức tránh cơn đau kéo dài gây nhiều biến chứng nguy hiểm. 

Có 2 cách điều trị viêm tủy răng ở trẻ em đó là chữa tủy hoặc nhổ bỏ răng. Sau khi bác sĩ thăm khám sẽ dựa trên tình trạng răng miệng, mức độ viêm nhiễm và độ tuổi của trẻ em để đưa ra lựa chọn phù hợp.

+ Nhổ răng sữa

Răng sữa sẽ thường tồn tại trên cung hàm của trẻ khoảng 13 năm và thực hiện chức năng ăn nhai đầy đủ. Tuy nhiên nếu gặp 1 trong 2 trường hợp viêm tủy dưới thì thì nhổ răng sữa là cần thiết: 

– Răng sữa bị viêm nhiễm lớn, viêm vào trong xương và xuất hiện mủ 

– Quan sát trên phim chụp thấy hình ảnh răng vĩnh viễn đang chuẩn bị mọc trong 6 tháng tới. 

Còn lại thì bố mẹ không nên nhổ răng sữa cho trẻ sớm thì sẽ tạo khoáng trống hình thành răng thưa, răng dịch chuyển khiến việc ăn uống trở nên khó khăn. Lâu ngày ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa của trẻ. 

Ngoài ra phần lợi tại vị trí nhổ răng thường bị cứng lại khiến răng vĩnh viễn mọc lên khó khăn, mọc chậm hoặc mọc lệch. Răng sữa cũng có chức năng giúp xương hàm phát triển nên những trường hợp thiếu răng sẽ khiến xương hàm mỏng, yếu vì không được phát triển cùng cơ thể. 

+ Điều trị tủy răng sữa 

Cách điều trị tủy răng ở trẻ em này giúp bảo tồn răng thật, giúp răng của trẻ vẫn thực hiện chức năng ăn nhai và giữ sức khỏe răng miệng. 

Bác sĩ sẽ thực hiện lấy hết phần tủy răng đã bị hỏng để loại bỏ cơn đau nhức cho trẻ. Trường hợp tủy răng bị viêm nhiễm 1 phần thì cần đặt thuốc để chết tủy hoàn toàn rồi mới thực hiện lấy tủy để tránh trẻ bị đau nhức, sợ hãi. 

>>>Xem thêm: https://nhakhoathuyanh.com/co-nen-dieu-tri-tuy-cho-rang-sua-cac-buoc-can-trai-qua/

Sau khi chữa tủy răng cho trẻ cần chú ý gì?

Thứ 1: Cảm giác tê bì khó chịu ngay sau khi điều trị

Trẻ có thể sẽ được tiêm tê, cảm giác tê bì đôi khi không gây khó chịu, tuy nhiên vì mất cảm giác nên cần kiểm soát việc trẻ cắn vào môi má lưỡi, tránh ăn khi thuốc tê chưa hết. Thông thường tê ở trẻ em sẽ kéo dài từ 2-3 giờ đồng hồ từ lúc tiêm tê tuỳ thuộc lượng thuốc. 

Các bố mẹ lưu ý tránh để trẻ cắn môi má – đây là chú ý rất đặc biệt dành riêng cho bệnh nhân nhi. Tại phòng khám chúng tôi ghi nhận nhiều trường hợp bố mẹ không sát các cháu, mặc dù được được bác sĩ cảnh báo về nhà trông cháu đừng cho các cháu cắn vào môi, khi có thuốc tê trẻ thấy cảm giác lạ lạ thì cố cắn vào đó như một trò chơi. Tuy nhiên hết thuốc tế thì vết thương bắt đầu loét gây đau nhức.

Thứ 2: Chú ý chất hàn

Sau khi hàn kín răng chữa tủy, chất hàn nha khoa chưa đông cứng hoàn toàn nên trẻ cần kiêng nhai vào vùng răng đã chữa trong 2h đồng hồ để tránh trường hợp vỡ, bong miếng hàn.

Thứ 3: Cơn đau xuất hiện sau điều trị 

Trẻ nhỏ thường hiếu động, ham chơi và quên đi những cơn đau nhẹ sau hàn tủy. Tuy nhiên cũng có trường hợp đau nhẹ, do chất hàn tạo áp lực xuống vùng dưới chân răng. Cảm giác khó chịu này có thể biến mất từ 1 – 3 ngày sau điều trị. 

Đau nhức còn có thể do hàn kênh bề mặt nhai răng trên – dưới khiến trẻ nhai bị quá tải lực vùng răng mới điều trị. Khi đó bạn quan sát thấy chiếc răng hàn kênh lên thì chỉ cần đưa trẻ đến nha khoa để bác sĩ mài kênh là sẽ hết đau. 

Những trường hợp tủy răng chưa được làm sạch hoặc tình trạng viêm nhiễm lan rộng xuống dưới chân răng cũng khiến trẻ đau nhức, bạn cần đưa bé đến để bác sĩ kiểm tra và làm sạch lại tủy răng là sẽ ổn.

Thứ 4: Sưng nề vùng lợi chân răng điều trị

Với những trường hợp viêm nhiễm mãn tính thì tiên lượng điều trị không cao, đặc điểm hệ thống nha chu lỏng lẻo, sàn tuỷ răng nhiều hệ thống ống tủy phụ khiến cho tình trạng viêm nha chu diễn biến nhanh và khó dứt. Tình huống này bác sĩ sẽ cố gắng làm sạch để giữ răng theo giai đoạn. Có thể bé sẽ được tháo bỏ hàn cũ và tiến hành làm sạch lại, uống thuốc giảm sưng viêm. Tuỳ theo mức độ đáp ứng điều trị mà bác sĩ sẽ quyết định giữ hay bỏ răng. 

Khi điều trị không hết về nhà các bé vẫn bị tái lại tình trạng sưng viêm thì bạn cần đưa bé đến nha sĩ để kiểm tra. Bác sĩ sẽ tháo chiếc răng đã điều trị giúp cho dịch mủ viêm thoát dần ra theo đường chân răng. Chỉ định điều trị lại hay không phụ thuộc vào mức độ lâm sàng, khả năng nhổ bỏ chiếc răng viêm nhiễm là có thể xảy ra.

Làm sao để chiếc răng sữa sau chữa tủy được bền lâu?

Tình trạng sau chữa tủy thường gặp nhất là bong mối hàn, vỡ mẻ gây nhét thức ăn. Phương án phục hồi tốt nhất với những trường hợp sau chữa tủy là phục hình chụp thép, chụp nhựa có sẵn theo size. Điều này sẽ giúp việc thao tác rút gọn, nhanh hơn, tránh được nhiều công đoạn, phù hợp cho điều trị trẻ em. 

Do thời gian dùng răng sữa không lâu, nên việc thiết kế cũng đơn giản hơn, mài chỉnh răng thật rất ít giúp giữ được mô răng tối đa. Chụp thép thường chỉ định đối với răng hàm nhằm mục đích ăn nhai, chụp nhựa cho phục hồi răng trước vừa đảm bảo thẩm mỹ vừa đáp ứng yêu cầu ăn uống nhẹ nhàng. 

Chiếc chụp này sẽ bao bọc và bảo vệ tổ chức răng thật bên trong, trẻ sẽ thấy thoải mái khi ăn uống cũng như vệ sinh, tránh được rất nhiều phiền toái do nứt vỡ mối hàn, nhét thức ăn gây sâu tái phát trên mối hàn cũ. Việc nhét thức ăn ở các kẽ răng tiếp giáp với răng lành bên cạnh gây ra nguy cơ sâu răng kế cận rất cao. Tuy vậy tùy vào trình trạng sâu vỡ ban đầu của răng bệnh lý có lớn không, thời điểm thay răng có còn xa không mà bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định hàn phục hồi hay làm chụp phục hồi răng chữa tủy.

Nếu răng của trẻ phải nhổ bỏ mà thời gian thay răng còn lâu thì sao?

Khi răng không có khả năng chữa hết viêm thì chỉ định nhổ. Nếu trong khoảng thời gian 6 tháng mà thay răng thì chưa cần can thiệp gì sau nhổ răng. Để biết được răng vĩnh viễn có thể mọc lên trong bao lâu, bác sĩ sẽ tiến hành chụp phim Xquang xác định mức độ vùi dưới xương của răng vĩnh viễn. Trung bình 1mm sẽ được nhú lên trong 6 tháng. 

Khi chưa đến thời điểm thay răng thì việc giữ khoảng trống răng sữa đã mất để dành cho răng vĩnh viễn sau này mọc vào đó là rất quan trọng. Nhằm ngăn ngừa phần nào ảnh hưởng của mất răng sữa sớm, bác sĩ sẽ tiến hành lắp hàm duy trì khoảng mất răng.

Tóm lại nếu buộc phải nhổ chiếc răng mà tiên lượng thời điểm mọc sẽ sớm thì không cần giữ khoảng, nếu thời điểm mọc còn xa thì bắt buộc phải làm khí cụ giữ khoảng tránh các răng bên cạnh nghiêng đổ gây hại sau này. 

Cuối cùng vệ sinh răng miệng đúng cách, đầy đủ giúp trẻ tránh khỏi việc sâu răng và những cơn đau tủy răng, có một sức khỏe tốt. Nhớ đi tái khám đúng lịch hẹn của nha sĩ và khám răng miệng định kỳ 6 tháng một lần.

Trên đây là thông tin về cách điều trị tủy răng cho trẻ em bố mẹ cần nắm rõ để lựa chọn được phương pháp phù hợp khắc phục các vấn đề răng miệng cho con. Tránh việc đau nhức gây ảnh hưởng tới sức khỏe của con trẻ. 

NHA KHOA THÙY ANH – HỆ THỐNG NHA KHOA UY TÍN HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

‍‍Chuyên sâu về: Niềng răng, trồng răng implant, trồng răng toàn hàm all on 4, nhổ răng khôn, điều trị cười hở lợi, bọc răng sứ, dán sứ veneer, điều trị khớp thái dương hàm…

Hotline: 0869.800.318 – 0965.800.318

Fanpage: fb.com/Thuyanhclinic.HN

Youtube: Youtube.com/nhakhoathuyanh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục
phone
phone no background