Có nên điều trị tủy cho răng sữa? Các bước cần trải qua

Tất cả các bậc phụ huynh đều có chung một câu hỏi khi chúng tôi ra chỉ định chữa tủy răng cho các bé đó là có thực sự nên điều trị tủy răng sữa hay không, nó có nguy hiểm hay ảnh hưởng gì không? Các bước cần trải qua là gì?  

Vì sao răng sữa dễ sâu vào tủy?

Cấu tạo răng sữa cũng giống như răng vĩnh viễn gồm 3 thành phần men răng, ngà răng và tủy răng. Tủy răng có bản chất là tổ chức liên kết, chứa mạch máu và dây thần kinh. Do đặc điểm cấu trúc răng sữa có lớp men mỏng, xốp hơn răng vĩnh viễn nên dễ dàng bị vi khuẩn tấn công hơn.

Đặc điểm giải phẫu khoảng sinh học (khoảng leeway) của hàm răng sữa khiến thức ăn dễ bị dắt trong miệng, hiểu đơn giản là răng sữa nhỏ hơn răng vĩnh viễn nên 2 chiếc răng sữa không tiếp xúc khít nhau mà có các khe thưa tự nhiên giúp bù đắp kích cỡ răng vĩnh viễn sau này từ đó ăn hay bị mắc vào kẽ.

Men và ngà răng mỏng, buồng tủy rộng cũng là nguyên nhân khi răng sữa sâu dễ vào tủy. Một khi tủy răng bị nhiễm trùng hoặc đã chết sẽ không hồi phục lại được, giải pháp là giữ răng hay nhổ răng sẽ tùy thuộc vào tình trạng gặp phải, tuổi thay răng của trẻ mà bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định phù hợp. 

Trường hợp răng sữa sâu cần lấy tủy

+ Giai đoạn đầu sâu răng mới vào tủy gây ra những cơn đau: Trẻ thường đau dữ dội, đau lan lên đầu và thái dương, đau nhiều về đêm, khiến trẻ mất ăn mất ngủ thậm chí sưng lệch 1 bên mặt.

+ Khi tủy viêm dẫn đến hoại tử rồi biến chứng mô quanh cuống cơn đau chuyển thành âm ỉ, răng lung lay, sưng nề vùng lợi, có mụn mủ trắng đục hoặc lồi thịt phía ngoài. 

+ Tình huống khác là trẻ bị chấn thương gãy răng, hở tủy thường gặp ở vùng răng cửa hàm trên, trường hợp này răng bị chấn thương cũng cần phải lấy tủy.

Khi thấy trẻ kêu đau, bố mẹ thường ra hiệu thuốc mua thuốc kháng sinh, kháng viêm, giảm đau cho con uống nhưng vẫn không hết đau hoặc khi hết thuốc thì đau lại. Thực tế đau tủy chỉ có lựa chọn nhổ răng hoặc lấy sạch tủy viêm, còn uống thuốc sẽ không có tác dụng gì về mặt dài hạn. Ổ viêm vẫn còn đó, cái gốc của bệnh vẫn còn đó. 

Có nên điều trị tủy răng sữa không?

Trước đây với trường hợp răng sữa bị sâu vỡ lớn nha sĩ thường chỉ định nhổ răng. Vì thời đó vật liệu nha khoa chưa phát triển, điều trị tủy răng phải dùng các thuốc rất độc hại như asen chẳng hạn. 

Vấn đề ở đây là việc nhổ răng sữa quá sớm sẽ khiến răng vĩnh viễn khó mọc do vùng lợi bị xơ hóa sớm, xương phủ cứng lên mầm răng vĩnh viễn, hơn nữa là trình trạng mất khoảng trống do răng bên cạnh nghiêng đổ, rồi mất khả năng nhai khiến trẻ biếng ăn. 

Hiện nay với sự phát triển của các vật liệu sinh học hơn, điều trị tủy cho trẻ đã trở nên dễ dàng. Điều trị tủy lúc này giúp giữ chiếc răng sữa khỏe mạnh từ đó duy trì sức nhai, duy trì khoảng trống và có lợi hơn nhiều so với chỉ định nhổ răng ngày trước. Và với nền nha khoa hiện tại chúng tôi khẳng định điều trị tủy răng sữa là an toàn và nhiều lợi ích.  

Điều trị tủy răng sữa có đau không?

Điều trị tủy răng cho bé là một điều trị phức tạp, nó là sự phối hợp nhuần nhuyễn liên chuyên khoa giữa nhi khoa – nha khoa và tâm lý học lứa tuổi, từ đó cần có sự ăn ý giữa bác sĩ- bệnh nhân lẫn phụ huynh. 

Nói đến lấy tủy, bất cứ ai cũng đều sợ hãi, tủy răng là cái gì đó gợi cho con người ta cảm giác đau buốt đến tận óc. Và với các bé liệu có thể chịu được toàn bộ quá trình đó hay không? 

Một tin vui là điều trị tủy hiện nay không còn đau nữa, do áp dụng kỹ thuật gây tê lấy tủy chứ không đặt thuốc cho tủy chết từ từ giống trước. Việc gây tê giúp toàn bộ quá trình nha sĩ thao tác không hề có cảm giác đau buốt nào, vì vậy trẻ sẽ hợp tác cùng nha sĩ tốt hơn rất nhiều. 

Quy trình điều trị tủy răng sữa                                     

Tại nha khoa Thùy Anh, mỗi trẻ sẽ được thực hiện đúng quy trình điều trị, tuân thủ yêu cầu về vô trùng, khử khuẩn tránh lây nhiễm chéo. Quy trình lấy tủy được tiến hành theo 7 bước nghiêm ngặt :

– Bước 1: Thăm khám và chụp phim X – Quang

Bác sĩ thăm khám tổng quát tình trạng răng miệng hiện tại, chụp phim X – Quang nhằm xác định mức độ tổn thương, vị trí cần điều trị. Từ đó, bác sĩ trao đổi với bố mẹ về phương pháp điều trị và lên phác đồ cụ thể.

– Bước 2: Gây tê

Để loại bỏ cảm giác đau, giúp trẻ thoải mái hơn, dễ chịu trong suốt quá trình thực hiện, bác sĩ sẽ gây tê trước khi tiến hành thủ thuật. 

– Bước 3: Cách ly – Đặt đê cao su

Đê cao su đặt ôm sát vào răng nhằm ngăn không cho các thuốc điều trị và dụng cụ rơi vào đường thở, đường tiêu hóa, khoang miệng đồng thời giúp cho vùng cần điều trị luôn khô sạch. Tuy vậy việc đặt để chỉ có thể thực hiện với các trẻ lớn, hợp tác tốt, trẻ quá nhỏ tuổi hay quấy khóc thì đặt đê là không phù hợp. 

– Bước 4: Tiến hành lấy tủy răng cho bé

Khi các bước chuẩn bị đã hoàn tất, bác sĩ sử dụng mũi khoan chuyên dụng mở một đường trên bề mặt răng vào buồng tủy vừa đủ rộng để thao tác được diễn ra thuận lợi, dễ dàng. Sau đó, tiến hành lấy tủy và tạo hình ống tủy bằng dụng cụ cầm tay hoặc trâm xoay máy. 

– Bước 5: Sửa soạn hệ thống ống tủy 

Tiếp đến bác sĩ bơm rửa sạch hệ thống ống tủy bằng các dung dịch NaOCl, EDTA, CHX, dung dịch rửa trung gian là NaCl. Chụp lại phim X – quang kiểm tra tủy viêm còn đọng lại không.

– Bước 6: Trám bít ống tuỷ

Trám bít ống tủy là điều đáng quan tâm nhất bởi vật liệu trám bít ống tủy đòi hỏi phải có độ rã hóa cùng với độ tiêu trùng khớp với chân răng sữa, đồng thời phải có độ kín khít và ổn định để bít chặt ống tủy, vật liệu được sử dụng là kẽm oxit (ZnO). 

– Bước 7: Phục hồi lại thân răng 

Răng sau khi đã được trám bít ống tủy thì sẽ được phục hồi, tái tạo lại thân răng bằng chất hàn như: composite, GIC hoặc chụp thép tiền chế cho trẻ. 

>>> Xem thêm: https://nhakhoathuyanh.com/chup-rang-thep-tien-che-cho-tre-nhung-thong-tin-can-nam-ro/

Điều trị tủy cho bé có phải đi lại nhiều lần không? 

Quy trình điều trị tủy trải qua các bước: Tạo hình, làm sạch, hàn kín. Với trường hợp răng mới viêm tủy thì bác sĩ chỉ cần thực hiện trong 1 buổi là xong, tuy nhiên nếu nhiễm trùng nặng lan xuống vùng chóp răng, việc làm sạch không đảm bảo thì bố mẹ phải đưa bé đi thêm 1 – 2 lần hẹn nữa. Ngoài ra, vấn đề này còn phụ thuộc vào sự hợp tác của bé, có nhiều bé chưa đi khám nha khoa bao giờ các bạn cần đi vài buổi để làm quen với môi trường cũng như dụng cụ nha khoa.

Tuy điều trị tủy có thể phải đi lại 1 – 2 lần hẹn nhưng cả quy trình điều trị đến khi hoàn tất, bé hết đau, răng được hàn lại chỉ hết 800.000đ.

Răng sữa chữa tủy rồi có ảnh hưởng tới răng vĩnh viễn không? 

Chữa tủy răng sữa không ảnh hưởng tới quá trình thay và mọc răng vĩnh viễn. Mục đích lấy tủy răng sữa không chỉ loại bỏ cảm giác đau nhức âm ỉ giúp các con thoải mái vui chơi, ăn uống, đảm bảo sức khỏe mà còn cố gắng giữ răng để răng vĩnh viễn mọc lên ngay hàng thẳng lối. Do vậy, bố mẹ cần phải đưa bé đến nha khoa thật sự uy tín thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt.

Cách chăm sóc răng sữa bảo vệ tủy răng mới chắc khỏe

Trẻ nhỏ chưa thể chủ động chăm sóc, bảo vệ răng miệng ,để con có bộ răng chắc khỏe và một nụ cười xinh bố mẹ cần giám sát và hướng dẫn con cách vệ sinh răng miệng mỗi :

– Đánh răng sạch sẽ 2-3 lần/ ngày bằng bàn chải lông mềm

– Súc miệng kỹ sau mỗi bữa ăn

– Dùng chỉ tơ nha khoa lấy thức ăn dắt ở các kẽ răng

– Không ăn vặt trước khi đi ngủ

– Hạn chế ăn đồ ngọt và uống nước có gas

– Khám răng miệng định kỳ 6 tháng/lần

Trên đây là thông tin về phương pháp điều trị tủy răng cho bé, hy vọng thông tin bài viết sẽ giúp bố mẹ hiểu và yên tâm hơn khi bác sĩ chỉ định thực hiện phương pháp này cho trẻ. Mọi thắc mắc vui lòng để lại thông tin hoặc liên hệ với bác sĩ của chúng tôi theo địa chỉ dưới đây để được giải đáp cụ thể. 

NHA KHOA THÙY ANH – HỆ THỐNG NHA KHOA UY TÍN HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

‍‍Chuyên sâu về: Niềng răng, trồng răng implant, trồng răng toàn hàm all on 4, nhổ răng khôn, điều trị cười hở lợi, bọc răng sứ, dán sứ veneer, điều trị khớp thái dương hàm…

Hotline: 0869.800.318 – 0965.800.318

Fanpage: fb.com/Thuyanhclinic.HN

Youtube: Youtube.com/nhakhoathuyanh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục
phone
phone no background