Hàm duy trì là gì? Có những loại hàm duy trì nào?

Thông thường sau khi kết thúc điều trị chỉnh nha bằng các khí cụ niềng răng thì bác sĩ chỉnh nha sẽ yêu cầu bạn phải đeo khí cụ duy trì. Vậy hàm duy trì là dụng cụ như thế nào? Có những loại hàm nào? Chúng ta cùng tìm hiểu thông tin trong bài viết dưới đây nhé. 

Hàm duy trì là gì? Có những loại khí cụ duy trì nào?

Hàm duy trì là một khí cụ không thể thiếu sau khi kết thúc chỉnh nha. Sau khi tháo mắc cài, quá trình niềng răng hoàn tất thì khí cụ duy trì vẫn cần được sử dụng để giữ cho răng ổn định và không bị dịch chuyển về vị trí ban đầu, hàm được sử dụng để thay thế chức năng của mắc cài trước đó. Và khí cụ duy trì phải vừa khít với khuôn hàm của từng người để sử dụng sau khi tháo niềng răng.

Hàm duy trì sẽ được bác sĩ chỉ định đeo cho đến khi hệ xương hàm đã hoàn thiện, răng nướu đã ổn định, các răng đã đúng vị trí. Thời gian đeo tùy vào từng trường hợp răng của từng người bệnh. 

Có nhiều loại hàm dùng để duy trì kết quả được sử dụng trong chỉnh nha, phân làm 2 loại chính:

Dạng thứ 1: Hàm dạng tháo lắp

Ưu điểm của loại này là thuận lợi cho vệ sinh răng miệng do hàm có thể tháo ra lắp vào, bạn cũng có thể đeo vào bất cứ khi nào hoặc tháo ra khi cần thiết. Thường bạn chỉ cần đeo ban đêm là đủ. Tuy nhiên nhược điểm là phụ thuộc hoàn toàn vào hợp tác của bệnh nhân, nếu bệnh nhân lơ là hoặc coi nhẹ thì tái phát sẽ đến sớm.

Trên thị trường các bạn có thể thấy dạng phổ biến nhất của loại hàm duy trì tháo lắp này là các hàm Hawley (có nền nhựa acrylic và dây thép vòng ra phía ngoài).

Hoặc các hàm ép bằng nhựa trong, như trên hình. Bệnh nhân thì thường thích loại hàm nhựa trong hơn. Tuy nhiên đến nay vẫn chưa có nghiên cứu so sánh hiệu quả rõ ràng, loại nào hơn loại nào giữa hàm hawley và hàm ép bằng nhựa trong, các bạn có thể sử dụng cả 2 loại. 

Trên những bệnh nhân đặc biệt như bệnh nhân có nghiến răng ban đêm thì nha sĩ thậm chí có thể chế tác máng chống nghiến cho bạn ngậm như một khí cụ duy trì.

Dạng thứ 2: Duy trì cố định bằng dây thép

Ưu điểm là không cần sự hợp tác của bệnh nhân, vì cung duy trì cố định chắc chắn vào mặt trong răng. Tuy nhiên nhược điểm của nó là khó vệ sinh, dễ bị đọng mảng bám, thức ăn. Bạn cần vệ sinh răng thật kỹ, đi nha sĩ định kỳ để nha sĩ vừa hỗ trợ vệ sinh răng, vừa kiểm tra xem cung duy trì có bị lỏng hay bật ra không. 

Có 1 vài báo cáo cho thấy, nếu bác sĩ chỉnh nha không có kinh nghiệm sử dụng lực dán thụ động và dây cung quá cứng sẽ làm răng di chuyển theo hình dạng dây cung. Vì lúc này dây cung duy trì lại biến thành dây cung niềng răng mặt trong.

Các trường hợp phải đeo hàm duy trì toàn thời gian

Các nghiên cứu cho thấy với những trường hợp chỉ cần duy trì ban đêm thì hiệu quả của hàm duy trì cố định, tháo lắp là như nhau. Nhưng với trường hợp  cần duy trì toàn thời gian, thì việc duy trì cố định sẽ cho kết quả tốt hơn. Những trường hợp bạn cần đeo duy trì toàn thời gian phổ biến như:

– Đóng khe thưa

– Mở khoảng trước khi làm phục hình

– Những trường hợp xoay răng nặng

– Bệnh nhân có vấn đề về khớp cắn

– Kéo răng ngầm nặng

– Bệnh nhân khe hở môi vòm miệng mà hậu phẫu có sẹo lớn

Trong những trường hợp điều trị bù trừ, tức là cải thiện về mặt thẩm mỹ nhưng không hoàn toàn đưa được về một tương quan cắn khớp lý tưởng.

Trong một bài tổng quan của thư viện Cochrane cũng cho thấy không có bằng chứng rõ ràng về việc hàm duy trì nào hiệu quả hơn khí cụ duy trì nào. Trên mỗi bệnh nhân tùy vào tình trạng, đặc thù công việc, khả năng hợp tác nha sĩ, mức độ kỳ vọng… mà nha sĩ sẽ ra chỉ định cho bạn phù hợp nhất.

>>> Xem thêm: https://nhakhoathuyanh.com/thoi-gian-deo-nieng-rang-mat-bao-lau/

Những điều cần lưu ý khi đeo khí cụ duy trì

Bước đeo hàm duy trì cũng quan trong không kém gì niềng răng. Bạn cần lưu ý những một số điều sau: 

– Đeo liên tục trong thời gian đầu theo chỉ định của bác sĩ. Khi tháo ra cần nhớ đeo lại, tránh quên quá lâu. 

– Vệ sinh răng miệng sạch sẽ khi đeo khí cụ duy trì để phòng tránh hôi miệng và các bệnh lý khác như sâu răng hình thành. 

– Vệ sinh khí cụ duy trì bằng cách rửa sạch hàm bằng nước lạnh, sử dụng bàn chải lông mềm + kem đánh răng làm sạch hàm, loại bỏ cặn thức ăn bám trên hàm, tránh cho vi khuẩn tích tụ, phát triển gây hại cho răng miệng. Lưu ý không rửa hàm bằng nước nóng, tránh biến dạng nhựa. 

– Khi ăn nhai, tham gia hoạt động thể thao cũng cần tháo hàm duy trì để tránh trường hợp gãy, vỡ hoặc rơi mất hàm. 

– Tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ để xử lý các vấn đề phát sinh (nếu có). 

Trên đây là thông tin về hàm duy trì – loại khí cụ cần phải đeo để duy trì kết quả sau niềng răng. Việc loại hàm này đơn giản và dễ chịu hơn rất nhiều so với đeo mắc cài, bạn hãy thực hiện đúng chỉ định để duy trì nụ cười của mình bạn nhé. 

NHA KHOA THÙY ANH – HỆ THỐNG NHA KHOA UY TÍN HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

‍‍Chuyên sâu về: Niềng răng, trồng răng implant, trồng răng toàn hàm all on 4, nhổ răng khôn, điều trị cười hở lợi, bọc răng sứ, dán sứ veneer, điều trị khớp thái dương hàm…

Hotline: 0869.800.318 – 0965.800.318

Fanpage: fb.com/Thuyanhclinic.HN

Youtube: Youtube.com/nhakhoathuyanh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục
phone
phone no background