Chữa tủy xong vẫn bị đau phải làm sao? Nha khoa Thùy Anh

Răng một khi đã lấy tủy rồi sẽ không còn cảm giác đau nhức gì nữa, tuy nhiên một số bạn gặp phải hiện tượng sau khi chữa tủy xong răng bị đau. Vậy nguyên nhân răng đã điều trị tủy bị đau là do đâu? Cách khắc phục như thế nào? 

Chữa tủy xong răng bị đau là do đâu?

Chữa tủy răng là quy trình bác sĩ thực hiện loại bỏ phần tủy bị viêm nhiễm, hoại tử. Sau khi loại bỏ phần tủy bị hư tổn bác sĩ sẽ trám bít hoặc bọc sứ để phòng tránh tình trạng này tái phát.

Thường thì sau khi chữa tủy thì sẽ không còn đau nhức. Nhưng nếu chữa tủy xong răng bị đau thì nguyên nhân còn đau là do: 

– Quá trình lấy tủy răng chưa triệt để, phần tủy bị viêm vẫn còn sót lại một phần trong răng, khi này bệnh viêm tủy răng có thể phát triển mặc dù răng lấy tủy rồi.

– Bác sĩ điều trị không cẩn thận gây thủng sàn tủy hoặc chóp tủy (sàn là những điểm rất mỏng ở giữa hai chân răng, chóp tủy là hai điểm cuối cùng của chân răng).

– Thao tác trám bít ống tủy không cẩn thận, không được đầy đặn và sát khít.

– Thuốc trám tủy không đảm bảo chất lượng.

Nếu gặp trường hợp răng đã điều trị tủy bị đau thì tốt nhất bạn nên tới các cơ sở nha khoa uy tín để thăm khám và điều trị lại. 

Cách răng lý tình trạng răng đã điều trị tủy bị đau

Khi xuất hiện cảm giác đau nhức sau điều trị viêm tủy thì bạn cần đến gặp bác sĩ để xử lý ngay, không nên tự sử dụng thuốc tại nhà, không tự tháo miếng trám. Hướng xử lý an toàn khi răng đã điều trị tủy xong vẫn còn đau gồm: 

Thứ 1: Nếu tủy viêm chưa được loại bỏ hoàn toàn nha sĩ sẽ tháo miếng trám răng ra, sau đó tiến hành các bước điều trị tủy răng lại từ đầu.

Thứ 2: Trường hợp, miếng trám bị cong vênh không sát khít thì bác sĩ sẽ căn chỉnh lại cho đầy đặn ôm khít với thân răng không một kẽ hở nào.

Thứ 3: Nếu đã bị thủng sàn răng, chóp tủy thì bác sĩ sẽ tiến hành nhổ bỏ chiếc răng đó, sau một thời gian bạn cần tiến hành trồng răng implant để thay thế. 

Bởi vậy, để tránh tình trạng chữa tủy răng xong vẫn đau nhức thì khi cần điều trị tủy răng bạn cần tới các cơ sở nha khoa uy tín, có kinh nghiệm lâu năm như nha khoa Thùy Anh để thực hiện. 

Với đội ngũ bác sĩ nha khoa giỏi chuyên môn với nhiều năm kinh nghiệm và sự hỗ trợ của công nghệ chữa tủy răng hiện đại bậc nhất, các bước điều trị chữa tủy cụ thể theo quy trình tiêu chuẩn sẽ đảm bảo việc chữa tủy luôn diễn ra an toàn, không đau và đặc biệt sẽ không dẫn đến tình trạng làm sót tủy răng.

>>> Xem thêm: https://nhakhoathuyanh.com/dieu-tri-tuy-rang-mat-bao-lau/

Quy trình lấy tủy răng bài bản tại nha khoa Thùy Anh

Để tránh răng đã điều trị tủy bị đau thì việc điều trị cần 1 quy trình thận trọng, chi tiết, cùng với đó là sự khéo léo cẩn thận của bác sĩ và sự hỗ trợ của trang thiết bị công nghệ hiện đại. Dưới đây là 7 bước trong quy trình điều trị tủy theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế: 

Bước 1: Thăm khám, chụp phim

Bác sỹ tiến hành thăm khám tổng quát trên khoang miệng của bệnh nhân và cho chụp phim tại vùng răng bị nghi viêm tủy. Dựa vào đó, bác sĩ sẽ xác định chính xác tình trạng của răng và kiểm tra hình dạng của ống tủy để đưa ra chẩn đoán, phác đồ điều trị tốt nhất. 

Bước 2: Gây tê

Bác sĩ sẽ gây tê cục bộ để bệnh nhân không còn có cảm giác đau. Riêng với các bệnh nhân có tiền sử dị ứng thuốc tê và bị các bệnh cao huyết áp, tiểu đường… thì thuốc diệt tủy dùng thay thế cho thuốc tê là bắt buộc.

Bước 3: Đặt đê cao su

Việc đặt đê cao su rất quan trọng trong quy trình lấy tủy răng vì lấy tủy răng cần tránh một số hóa chất từ thuốc bơm rửa cũng như dụng cụ rơi vào đường tiêu hóa hoặc đường thở ảnh hưởng tới sức khỏe người bệnh. Đế cao su này sẽ ôm sát vào răng cần lấy tủy, cách ly răng bị viêm khỏi toàn bộ khoang miệng đảm bảo cho môi trường xung quanh răng khô sạch tránh trường hợp nhiễm vi khuẩn kỵ khí.

Bước 4 – Bước 5: Mở tủy – lấy tủy – tạo hình ống tủy

Bác sĩ sử dụng mũi khoan và giũa để mở đường tủy. Từ đường tủy này tủy viêm sẽ được hút sạch bằng các dụng cụ chuyên dụng.

Việc tạo hình ống tủy kết hợp với quá trình bơm rửa đảm bảo rằng không còn vi khuẩn sót lại bên trong. Trong quá trình này bác sĩ sẽ đối chiếu với phim X-quang đo chiều dài chân răng để ống tủy tạo hình chuẩn.

Bước 6: Trám ống tủy

Sau khi tạo ống tủy và làm sạch, không còn các triệu chứng đau nhức và viêm nhiễm, ống tủy sẽ được trám lại với loại nhựa chuyên dụng là gutta percha có tính trơ và không có phản ứng độc với cơ thể. Nhựa gutta cùng với eugenate được bít đầy và kín vào toàn bộ hệ thống ống tủy. Bác sỹ cũng sẽ chụp phim để kiểm tra lại.

Bước 7: Phục hồi lại thân răng

Răng sau khi đã được trám bít ống tủy thì sẽ được phục hồi, tái tạo lại thân răng bằng chất hàn như: composite hoặc GIC.

Các răng sau khi điều trị tủy, sẽ giòn và dễ bị gãy vỡ, đồng thời răng cũng bị đổi màu. Vì vậy, với những răng được điều trị tủy nên được bảo vệ bởi một lớp vỏ răng nhân tạo như chụp răng sứ, hoặc overlay, endocrown… để giúp tăng cường tính chịu lực, giảm nguy cơ gãy vỡ, đảm bảo tính thẩm mỹ và chức năng ăn nhai. 

Với quy trình trên, chắc chắn tại nha khoa Thùy Anh bạn sẽ không gặp phải chữa tủy răng xong bị đau. Nếu bạn đang gặp tình trạng tương tự, hãy liên hệ với chúng theo để được tư vấn cụ thể hơn nhé. 

NHA KHOA THÙY ANH – HỆ THỐNG NHA KHOA UY TÍN HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

‍‍Chuyên sâu về: Niềng răng, trồng răng implant, trồng răng toàn hàm all on 4, nhổ răng khôn, điều trị cười hở lợi, bọc răng sứ, dán sứ veneer, điều trị khớp thái dương hàm…

Hotline: 0869.800.318 – 0965.800.318

Fanpage: fb.com/Thuyanhclinic.HN

Youtube: Youtube.com/nhakhoathuyanh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục
phone
phone no background