12 bước thực hiện hàn cổ răng điều trị ê buốt chân răng hiệu quả

Tại nha khoa Thùy Anh, rất nhiều bệnh nhân đến tìm gặp bác sĩ nha khoa với tình trạng bỉ mòn cổ răng với triệu chứng ê buốt khi ăn, uống đồ quá nóng lạnh hoặc chua ngọt, chỗ chân răng cũng bị ê nhức khi đánh răng, mỗi lần súc miệng… Vậy mòn cổ răng là gì? Có nguy hiểm không và quy trình điều trị như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu thông tin của bài viết dưới đây qua lời giải thích của bác sĩ Đức đến từ nha khoa Thùy Anh.

Mòn cổ răng là gì?

Bác sĩ Đức cho biết mòn cổ răng là hiện tượng mất đi lớp  men ở vị trí cổ, vùng cổ răng này sẽ bị khuyết vào bên trong với hình dạng chữ V sát lợi. Mòn cổ không chỉ khiến việc ăn nhai, vệ sinh răng miệng trở nên khó khăn hơn mà còn làm mất đi tính thẩm mỹ.

Tình trạng này nếu tiến triển đến giai đoạn nặng thì hiện tượng mòn sẽ tiến sâu vào tủy gây chết tủy, thậm chí gây gãy thân răng phải nhổ bỏ.

Cách điều trị trám mòn cổ răng như thế nào?

Khi gặp phải tình trạng trên, bạn hãy đến nha khoa Thùy Anh, bác sĩ tại đây sẽ tiến hành thăm khám và đánh giá tình trạng hiện tại của bạn, từ đó đưa ra phương án điều trị phù hợp. 

+ Trường hợp 1 : Mòn cổ răng ở mức độ nhẹ, chưa gây ảnh hưởng tới tủy bên trong thì sẽ sử dụng phương pháp hàn cổ răng để điều trị. Nghĩa là sử dụng vật liệu hàn răng chuyên dụng vá vào vùng cổ bị khuyết. 

Trường hợp 2 : Mòn cổ răng ở mức độ nặng, bệnh đã gây tổn thương vào tủy thì cần chữa tủy và tiến hành phục hình bọc răng sứ bảo tồn răng thật đảm bảo ăn nhai.

Hiện nay, để hàn cổ răng các nha sĩ sẽ sử dụng nhựa composite vì có tính thẩm mỹ cao, màu sặc giống răng thật, độ chịu lực, chịu mài mòn cao và không gây hại cho cơ thể.

Các bước thực hiện hàn cổ răng tại nha khoa Thùy Anh 

Với hàn cổ răng bằng vật liệu composite chúng tôi đưa ra 12 bước cho 1 xoang trám cơ bản. Mỗi 1 bước làm đều dựa trên các nghiên cứu cụ thể nhằm tạo nên miếng trám vùng cổ răng chất lượng tốt nhất.

Bước 1: Làm sạch vùng cổ răng khuyết

Bác sĩ sử dụng các dụng cụ như chổi đánh bóng hoặc đầu siêu âm làm sạch cặn bẩn vụn thức ăn, cao răng vùng cổ và xoang trám mục đích tăng hiệu quả miếng trám, tăng diện tích tiếp xúc của chất hàn lên mô răng thật từ đó giúp cho chất hàn bám chắc hơn.

Bước 2: So màu 

Bước này được thực hiện để đảm bảo miếng trám vùng thẩm mĩ như răng cửa, răng nanh có màu sắc tự nhiên giống răng thật, tăng tính thẩm mĩ và sự tự tin khi giao tiếp.

Bước 3: Gây tê nếu cần

Trường hợp xoang trám trên lợi bác sĩ có thể quan sát và thao tác dễ dàng thì hàn cổ răng hoàn toàn không gây cảm giác khó chịu, nhưng với trường hợp mòn sâu dưới lợi cản trở tầm nhìn, cản trở thao tác của bác sĩ thì cần đặt chỉ co lợi. Việc đặt chỉ co lợi có thể sẽ gây khó chịu đôi chút và việc dùng 1 lượng thuốc tê nhỏ để loại bỏ sự khó chịu khi hàn.

Bước 4: Đặt chỉ co lợi nếu xoang dưới lợi

Bộc lộ toàn bộ xoang trám giúp cho việc quan sát cũng như thao tác dễ dàng hơn. Ngoài ra ngăn dòng dịch lợi thấm vào miếng trám gây bong tróc sau này.

Bước 5: Cô lập răng bằng gòn cuộn hay đê cao su (Cô lập xoang trám với dịch lợi, nước bọt)

Đây là bước quan trọng trong quy trình hàn răng, nếu không cô lập được dịch lợi và nước bọt sẽ làm giảm đi sự bám dính của chất hàn từ đó chất hàn dễ bong và dẫn tới thất bại.

Bước 6: Vát bờ men thành xoang

Mục đích: Tăng diện tích tiếp xúc của chất hàn với bề mặt men răng được tạo nhám.

Vật liệu composite thông thường có tính bám dính trên men tốt hơn trên ngà nên việc tăng diện tích tiếp xúc lên bề mặt men giúp tăng lưu giữ, đồng thời cũng làm tăng sự liên tục giữa chất hàn và mô răng thật nâng cao tính thẩm mĩ miếng trám.

Bước 7: Etching và rửa

Etching với axit photphoric 37% từ 10 -> 20s. Mục đích để loại bỏ lớp mùn ngà, thành phần vô cơ trong ngà và tạo chỗ cho sự xâm nhập của các đuôi nhựa

Sau khi etching cần rửa sạch với nước: Việc rửa sạch axit sau khi etching rất quan trọng, nếu rửa không sạch axit sẽ dẫn tới ê buốt sau khi trám. Nguyên nhân do axit còn lại tiếp tục tàn phá mô răng. Thời gian rửa thường ít nhất gấp đôi so với thời gian etching

Vị trí: Đảm bảo rửa sạch axit trên bề mặt xoang trám, kẽ liên các răng, rãnh nướu.

Bước 8: Làm khô men và thấm khô ngà

Lớp men được thổi khô hoặc dùng bông gòn thấm khô loại bỏ phần nước dư thừa đọng trên bề mặt xoang trám. Nếu lượng nước còn trên bề mặt xoang quá nhiều sẽ gây loãng bond (keo dán) giảm bám dính. Cũng không nên thổi quá khô vì sẽ làm hỏng mất lớp collagen – lớp đóng vai trò quan trọng trong sự bám dính của chất hàn.

Bước 9: Bôi bond và chiếu đèn

Để tạo nên 1 lớp keo dán giữa composite và mô răng

Bước 10: Đặt composite từng lớp

Mục đích: để giảm stress trong xoang trám và giảm hình thành vi kẽ do co khi trùng hợp sau đó chiếu đèn

Bước 11: Sử dụng mũi khoan mịn, dao phẫu thuật để lấy chất hàn dư và tạo hình 

Nếu bề mặt miếng trám không nhẫn bóng, còn dư chất hàn sẽ gây nguy cơ bám các cặn thức ăn, cản trở việc làm sạch từ đó dẫn tới viêm nướu răng sau khi trám.

Miếng trám cũng cần được tạo hình để đảm bảo thẩm mĩ sao cho giống răng thật nhất cũng như đảm bảo hình thái sinh học. Tránh việc tạo hình không tốt làm thay đổi đường trượt của thức ăn (thức ăn trượt xuống dưới nướu do thiếu độ cong, hoặc đọng trên vùng cổ răng vì cong quá mức). 

Bước 12 : Đánh bóng

Dùng vật liệu đánh bóng chuyên dụng như đĩa đánh bóng, cao su đánh bóng… để làm trơn láng bề mặt chất hàn.

Mục đích: Hạn chế cặn bám thức ăn, vi khuẩn bám dính trên mặt trám và tăng tính thẩm mỹ.

Qua 12 bước thực hiện cẩn thận và tỷ mỉ trên, bác sĩ tại nha khoa Thùy Anh đã đã hoàn tất việc thực hiện một miếng trám khuyết cổ răng cho bạn. Có thể có thêm một số điều chỉnh về khớp cắn nếu nguyên nhân mòn cổ đến từ sự xoắn vặn do sang chấn khớp cắn và nghiến răng. Chi phí cho một mối hàn cổ răng chỉ từ 200 – 500.000 đ nhưng mang đến hiệu quả rất tuyệt vời. Sẽ không có loại răng nào bằng răng thật của các bạn và hàn cổ răng chính là điều trị bảo tồn răng thật.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục