Trẻ mọc thiếu răng: Nguyên nhân và cách khắc phục

Mọc thiếu răng là bệnh lý răng hàm mặt phổ biến ở nhiều người. Việc trẻ mọc thiếu răng khiến phụ huynh hoang mang lo lắng, do xương hàm của con trẻ tiếp tục phát triển cho tới khi trưởng thành (18 tuổi) nên việc điều trị cũng không đơn giản như thay ngay một chiếc răng vĩnh viễn khác khi nó bị hư như người lớn. Vậy nguyên nhân khiến trẻ mọc thiếu răng là gì? Bị thiếu răng phải làm sao? Mời các bạn cùng tìm hiểu thông tin trong bài viết dưới đây. 

Nguyên nhân gây mọc thiếu răng 

Bình thường mỗi người sinh ra cho tới khoảng 2 tuổi sẽ mọc hoàn thiện 20 chiếc răng sữa. Sau này các răng sữa sẽ thay thế dần bởi răng vĩnh viễn, đến khi trường thành sẽ có 28 – 32 răng vĩnh viễn trên cung hàm (bao gồm cả răng khôn).

Tình trạng mọc thiếu răng chủ yếu xảy ra ở bộ răng vĩnh viễn, phần lớn chỉ thiếu 1 – 2 răng. Trong đó, thiếu răng số 8 (răng khôn) chiếm 10 – 30% dân số. Tuy nhiên, việc thiếu răng số 8 không ảnh hưởng gì tới chức năng ăn nhai cũng như cuộc sống sinh hoạt hằng ngày, đôi khi thiếu răng số 8 lại là may mắn, lớn lên đỡ phải đi nhổ. 

Thiếu răng cửa bên hàm trên và răng hàm nhỏ thứ hai hàm dưới (răng số 5) đứng thứ hai trong các trường hợp thiếu răng, tiếp theo là răng hàm nhỏ hàm dưới và răng cửa hàm dưới. 

Hiện tượng mọc thiếu răng có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau:

– Do di truyền.

– Không có mầm răng vĩnh viễn.

– Do một nguyên nhân nào đó làm cho mầm răng của trẻ bị mọc ngầm, không mọc ra trên cung hàm được mặc dù có mầm răng ở dưới.

– Do bác sĩ nhổ nhầm răng khi bé thay răng sữa lúc còn nhỏ.

Ngoài ra, còn do các yếu tố môi trường bên ngoài như:

– Trong thời kì mang thai, người mẹ hút thuốc lá hoặc sử dụng một vài loại thuốc như Thalidomide cũng có thể khiến bé sinh ra bị thiếu răng.

– Chấn thương, viêm nhiễm, điều trị tia xạ,… cũng ảnh hưởng không nhỏ tới hiện tượng mọc thiếu răng.

Thiếu răng có ảnh hưởng gì không?

– Ảnh hưởng đầu tiên mà có thể nhìn thấy bằng mắt thường đó chính là vấn đề thẩm mỹ, nhất là đối với các răng phía trước, nhiều trẻ khi lớn bắt đầu hiểu chuyện, biết tới cái đẹp thì việc thiếu răng cửa khiến trẻ ngại, xấu hổ không muốn đến lớp, ngại nói chuyện với bạn bè và mọi người xung quanh.

– Ngoài ra, phát âm một số âm răng – môi như “v”, “ph”… cũng gặp khó khăn, nếu kéo dài trẻ có thể bị nói ngọng. Phát âm không chuẩn khiến bé ngại ngùng, lâu dần hình thành thói quen lười giao tiếp, ảnh hưởng tới việc học tập cũng như cuộc sống hằng ngày.

– Việc mọc thiếu răng, nhất là thiếu răng hàm khiến khả năng ăn nhai giảm sút rõ rệt do nhóm răng hàm có vai trò chính trong việc nghiền nát thức ăn. Khi thực phẩm không được nhai kỹ thì dạ dày sẽ phải làm việc nhiều hơn, khó tiêu hóa hơn. Theo thời gian, hệ tiêu hóa bị suy yếu dần kéo theo các bệnh lý khác như đau dạ dày hoặc trào ngược.

– Việc thiếu răng hình thành khoảng trống giữa các răng, lâu ngày răng kế cận sẽ có xu hướng bị xô lệch, nghiêng ngả. Tình trạng này làm mất cân bằng giữa các răng, cản trở hoạt động ăn nhai, lệch lạc khớp cắn. 

– Làm tiêu xương hàm: Thiếu răng đồng nghĩa với thiếu chân răng. Mà khi  không có chân răng tức là xương hàm không nhận được những kích thích cần thiết để sản sinh xương. Theo thời gian lượng xương mới không đủ để bù đắp xương bị mất đi sẽ tạo ra hiện tượng tiêu xương ổ răng. Từ đó sẽ tiếp tục dẫn tới hiện tượng tụt chân răng, tụt lợi,…

– Và cuối cùng là tăng nguy cơ mắc các bệnh răng miệng như sâu răng, viêm lợi …

Vậy bị thiếu răng phải làm sao? 

Với câu hỏi bị thiếu răng phải làm sao thì tùy tình trạng mọc thiếu răng mà bác sĩ sẽ có những phương pháp điều trị khác nhau: 

+ Trường hợp mầm răng có tồn tại

Với tình trạng này, chiếc răng bị thiếu trên cung hàm đang mọc ngầm bên dưới, không thể trồi ra khỏi nướu được. Khi đó, bác sĩ chỉnh nha sẽ lên kế hoạch bộc lộ, kéo chiếc răng ra để thực hiện đúng chức năng của nó, tránh phải dùng đến chân răng nhân tạo vì răng thật vẫn là tốt nhất.

+ Trường hợp không có mầm răng

Đối với những trẻ không có mầm răng vĩnh viễn nhưng răng sữa phía trên không lung lay, chân răng còn tốt thì vẫn có thể bảo tồn sử dụng răng đó với chức năng như răng vĩnh viễn. Tuy nhiên đến thời điểm nào đó chiếc răng sữa lung lay hoặc viêm nhiễm, mất chất thì bác sĩ sẽ có chỉ định nhổ và khi đó trường hợp không có mầm răng cũng giống như trường hợp mất răng, cần thực hiện trồng răng giả để phục hình lại khoảng mất răng. 

Quý phụ huynh cần lưu ý rằng, một trong những hậu quả nghiên trọng của thiếu răng bẩm sinh là bị xô đổ răng lân cận, mà việc trồng lại răng này đôi khi phải trì hoãn cho đến khi trẻ bước sang tuổi 16 – 18. Trong thời gian chờ đợi nhất định phải làm cho trẻ bộ giữ khoảng trống chống đổ răng. Bộ giữ khoảng có thể là vòng thép hoặc cũng có thể là chiếc răng tháo ra lắp vào tạm thời.

Tùy thuộc vào vị trí răng mọc thiếu và khoảng trống thiếu răng mà bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp khắc phục phù hợp khi đến tuổi như:

Trồng răng implant: Bác sĩ đặt một chân răng nhân tạo implant vào trong xương hàm làm bằng titanium tương thích với cơ thể, sau đó chờ 4 – 6 tháng trụ implant tích hợp khi đó sẽ lấy dấu làm răng sứ phía trên. 

Răng implant ăn nhai chắc khỏe như răng thật, thẩm mỹ tối đa, chống tiêu xương hàm. Đây là phương án được nhiều người mất răng ưa chuộng, và cũng là tốt nhất. 

– Trồng răng sứ: Phương pháp này chỉ phục hồi được phần thân răng trên nướu bằng cách mài nhỏ hai răng bên cạnh răng mọc thiếu để làm cầu răng. Cầu răng sứ thực hiện nhanh chóng, sau 3 – 5 ngày là có răng lắp, nhưng không ngăn chặn được tình trạng tiêu xương hàm về lâu dài nên nó chưa phải giải pháp chuẩn nhất. Ngoài ra, răng bên cạnh bị xâm lấn (mài) trước khi gắn cầu răng sứ. Nếu như 1 trong 2 trụ cầu bị hư hỏng bắt buộc phải tháo cầu răng ra làm lại. 

Với phương án làm cầu răng, chỉ khi nào bạn nằm trong nhóm đối tượng không thể trồng răng implant mới nên làm cầu răng. Và với trẻ em thì không nền làm cầu răng sứ.

Tóm lại, với 2 phương pháp trồng răng implant và răng sứ đối với trẻ em phải đợi trẻ đủ 16- 18 tuổi khi cơ thể phát triển hoàn thiện mới có chỉ định làm. Trong khoảng thời gian đó, hàm giữ khoảng sẽ giải quyết được vấn đề thẩm mỹ và ăn nhai tạm thời.

Ngoài phương pháp trồng răng giả, niềng răng cũng là một lựa chọn tối ưu nhưng còn tùy thuộc vào vị trí răng thiếu có khoảng thưa không quá lớn hoặc trẻ thiếu răng 6 nhưng có mầm răng số 8 bác sĩ chỉnh nha có thể can thiệp kéo răng số 7,8 thay thế răng 6,7… Niềng răng giúp đóng khoảng trống, các răng khít sát, đều nhau hơn mà vẫn giữ được răng thật. Niềng răng cần được thực hiện càng sớm càng tốt sẽ rút ngắn thời gian điều trị.

>>> Xem thêm: https://nhakhoathuyanh.com/rang-ngam-trong-chinh-nha-va-nhung-thong-tin-ban-can-nam-ro/

Thông thường, trẻ rụng chiếc răng sữa cuối cùng khoảng 12 tuổi. Việc mất một chiếc răng sữa sẽ nhanh chóng thay thế bởi một răng vĩnh viễn mới. Nếu con bạn bị mất răng sữa mà chậm mọc răng vĩnh viễn hoặc nghi ngờ thiếu răng vĩnh viễn, cha mẹ nên đưa con tới cơ sở nha khoa uy tín để được thăm khám và chụp X – quang kiểm tra kỹ lưỡng. 

Các bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm sẽ đưa ra phương pháp khắc phục tình trạng mọc thiếu răng phù hợp với mỗi bạn nhỏ, tùy thuộc vào độ tuổi, tình trạng răng, khớp cắn, sự chen chúc răng. Dù là như thế nào, một can thiệp sớm, chính xác luôn đảm bảo sau này lớn lên trẻ sẽ đủ răng, không thiệt thòi so với bạn bè. Hi vọng bài viết đã giúp bạn nắm rõ bị thiếu răng phải làm sao? Nếu có bất kỳ thắc mắc nào hãy để lại thông tin hoặc liên hệ với bác sĩ của chúng tôi theo địa chỉ dưới đây để được tư vấn cụ thể hơn. 

NHA KHOA THÙY ANH – HỆ THỐNG NHA KHOA UY TÍN HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

‍‍Chuyên sâu về: Niềng răng, trồng răng implant, trồng răng toàn hàm all on 4, nhổ răng khôn, điều trị cười hở lợi, bọc răng sứ, dán sứ veneer, điều trị khớp thái dương hàm…

Hotline: 0869.800.318 – 0965.800.318

Fanpage: fb.com/Thuyanhclinic.HN

Youtube: Youtube.com/nhakhoathuyanh

5 thoughts on “Trẻ mọc thiếu răng: Nguyên nhân và cách khắc phục

  1. Ngoc Hân says:

    Bé 16 tuổi răng số 1 ko mọc ra được (.dù bên trong vẫn có chân răng ) nên làm hở một khoảng trống ở hàm trên..nên làm cách nào cho bé được tự tin với bạn bè

    • Nha Khoa Thuỳ Anh says:

      Chào chị, trường hợp răng mọc ngầm ở phía trong mình có thể thực hiện niềng răng để kéo răng ngầm đó ra, nắn chỉnh răng, khớp cắn về đúng vị trí, tinh chỉnh đường cười để bé có được nụ cười đẹp, tự tin hơn chị ạ.
      Để được tư vấn cụ thể hơn về phương pháp niềng răng, chị có thể Inbox vào fanpage: fb.com/thuyanhclinic hoặc gọi tới số hotline 0869800318 hoặc 0965800318 nhé ạ

  2. says:

    Con tôi năm nay 13 tuổi (nữ) cháu đi khám và chụp phim thì bị thiếu 2 răng hàm bên dưới răng ở vị trí gần răng cửa và bị lệch khớp cắn. Tôi xin tư vấn phương pháp điều trị và khắc phục cho cháu

    • Nha Khoa Thuỳ Anh says:

      Chào chị, lệch khớp cắn thì mình có thể thực hiện niềng răng để cải thiện ạ. Trường hợp nếu bạn ấy có răng ngầm ở phía dưới xương hàm và mọc thuận lợi thì trong quá trình niềng răng bsĩ sẽ kéo răng ngầm đó ra cho bé. Còn nếu không có răng ngầm thì sau khi niềng xong, nhà mình có thể cho bạn ấy thực hiện cấy ghép implant ạ.
      Để được tư vấn cụ thể hơn chị nhắn qua fanpage: m.me/Thuyanhclinic.HN/ hoặc gọi tới số hotline 0869800318 hoặc 0965800318 nhé!

  3. Hải Vân says:

    Bé trai nhà mình 7 tuổi bị thiếu 1 răng trước cửa hàm dưới từ khi còn răng sữa và 1 bé gái 3 tuổi hàm dưới 2 răng bên cạnh bị dính 1 chân 2 răng thì phải làm sao ạ?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục
phone
phone no background