Niềng răng thưa có đau không? Cách giảm đau khi niềng răng thưa

Bạn đang tự hỏi liệu quá trình niềng răng thưa có đau không? Đây thực sự là một câu hỏi phổ biến mà nhiều người quan tâm trước khi quyết định niềng răng. Đừng lo lắng quá nhiều cùng giải đáp thắc mắc của bạn trong phần dưới đây.

Niềng răng thưa có đau không?

Niềng răng thưa có đau không? Thì khi bạn sử dụng 1 loại khí cụ để nắn chỉnh và dịch chuyển răng thì chắc chắn có xảy ra đau nhức. Tuy nhiên nó không đau tới quá mức chịu đựng như bạn vẫn tưởng tượng. 

Mức độ đau của niềng răng thưa chỉ trả qua 1 số giai đoạn nhất định, bạn cũng không cần quá lo lắng. 

Giai đoạn ngay sau khi gắn mắc cài, dây cung và siết răng, bạn có thể cảm nhận một chút đau nhức trong vòng 3 – 4 ngày đầu tiên. Tuy nhiên, cảm giác này sẽ nhanh chóng giảm đi và bạn có thể tiếp tục ăn uống bình thường. Trong những ngày đầu sau khi gắn mắc cài, bạn nên ăn các loại thức ăn mềm và lỏng để giảm thiểu cảm giác đau.

Theo các chuyên gia, việc đau nhức khi thay dây cung theo định kỳ thường là dấu hiệu cho thấy răng của bạn đã di chuyển theo kế hoạch được đề ra. Điều này chứng tỏ quá trình niềng răng đang tiến triển một cách tích cực.

Ngoài ra với những bạn cần nhổ răng, cắm vis, nong hàm thì cũng có thể gặp đau nhức 1 chút, tùy cơ địa của từng người sẽ có mức độ đau khác nhau nhưng vẫn nằm trong ngưỡng chịu đựng của bạn. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ sử dụng thuốc giảm đau nếu cần nhé. 

Bác sĩ sẽ lên lịch tái khám định kỳ cách nhau khoảng 4 – 6 tuần để kiểm tra sự di chuyển của răng và điều chỉnh dây cung. Khi răng đã đạt được vị trí mong muốn và khớp cắn tốt, bác sĩ sẽ tháo bỏ mắc cài và gắn hàm duy trì để duy trì vị trí của răng. 

Những yếu tố ảnh hưởng đến mức độ đau khi niềng răng thưa

Sau khi gắn mắc cài, lực tác động của khí cụ niềng răng lên cung hàm có thể khiến bệnh nhân niềng răng thưa cảm thấy đau nhức trong khoảng thời gian 1-2 tuần đầu tiên. Mức độ đau nhức này phụ thuộc vào một số yếu tố như sau:

–  Kinh nghiệm của bác sĩ: Bác sĩ niềng răng có kinh nghiệm và tay nghề cao thường thực hiện quy trình một cách nhanh nhạy, nhẹ nhàng và dứt khoát hơn so với những bác sĩ mới vào nghề. Sự thành thạo của bác sĩ có thể giúp giảm cảm giác đau cho bệnh nhân.

– Mức độ răng thưa: Nếu kẽ răng quá thưa, bác sĩ sẽ phải áp dụng lực kéo để chỉnh răng trong thời gian dài hơn. Do đó, cảm giác khó chịu sẽ nhiều hơn so với những bệnh nhân có răng thưa ít.

– Sự hợp tác của bệnh nhân: Để đẩy nhanh tốc độ niềng răng và giảm tối đa cảm giác đau nhức, bệnh nhân cần chăm sóc răng miệng theo hướng dẫn của bác sĩ. Đồng thời, tránh tự ý nới dây cung hoặc gỡ mắc cài để không ảnh hưởng đến hiệu quả của quá trình chỉnh răng. Việc vệ sinh răng miệng sạch sẽ và ăn nhai nhẹ nhàng đúng cách cũng đóng vai trò quan trọng.

Khi gặp bất kỳ sự cố nào, đến ngay nha khoa để được bác sĩ xử lý kịp thời là điều cần thiết, như bung sút mắc cài, trầy xước môi, má và các tình huống không mong muốn khác.

Cách giảm đau trong quá trình niềng răng thưa

Giai đoạn đầu sau khi gắn mắc cài và đi dây cung, lực bắt đầu tác dụng lên răng, gây ra cảm giác đau và khó chịu trong miệng. Tuy nhiên, cảm giác đau này chỉ kéo dài khoảng 3 – 5 ngày và sau đó sẽ giảm dần, biến mất. Đối với những người có khả năng chịu đau kém, bác sĩ có thể kê thêm thuốc giảm đau để làm giảm cảm giác không thoải mái trong giai đoạn này.

Khi tiếp tục các lịch hẹn tái khám hàng tháng, bác sĩ sẽ tăng dần lực kéo lên răng. Do đã quen dần với lực tác dụng, cảm giác đau và khó chịu sẽ giảm đi đáng kể so với giai đoạn ban đầu.

Vì vậy, bạn không cần phải quá lo lắng về vấn đề đau khi niềng răng thưa. Quy trình này sẽ không gây đau như bạn nghĩ và sẽ được bác sĩ kiểm soát một cách chặt chẽ.

Tuy nhiên, nếu bạn vẫn cảm thấy lo lắng, có một số cách để giảm đau khi niềng răng:

– Ăn những thực phẩm mềm, lỏng, ấm và dễ nhai, tránh những đồ quá cứng và dai.

– Súc miệng nước muối ấm hàng ngày.

– Chườm đá lạnh vào vùng bên ngoài miệng để giảm cơn đau nhanh chóng.

– Sử dụng thuốc giảm đau theo hướng dẫn của bác sĩ.

– Dùng sáp nha khoa đắp vào những vùng có thể gây cọ sát vào môi má, tránh viêm loét mô mềm.

>>> Xem thêm: https://nhakhoathuyanh.com/8-meo-giam-e-rang-khi-nieng-cuc-hieu-qua-nha-khoa-thuy-anh/

Như vậy qua bài viết trên bạn đã nắm rõ, niềng răng thưa có đau không cũng như những cách giảm đau khi niềng răng thưa hiệu quả. Niềng răng có thể bạn sẽ phải qua 1 số giai đoạn đau nhức nhưng kết quả nhận được thì thực sự tuyệt vời, hãy cố gắng để sớm có nụ cười đẹp bạn nhé. 

NHA KHOA THÙY ANH – HỆ THỐNG NHA KHOA UY TÍN HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

‍‍Chuyên sâu về: Niềng răng, trồng răng implant, trồng răng toàn hàm all on 4, nhổ răng khôn, điều trị cười hở lợi, bọc răng sứ, dán sứ veneer, điều trị khớp thái dương hàm…

Hotline: 0869.800.318 – 0965.800.318

Fanpage: fb.com/Thuyanhclinic.HN

Youtube: Youtube.com/nhakhoathuyanh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục