8 mẹo giảm ê răng khi niềng cực hiệu quả – nha khoa Thùy Anh

Niềng răng mang lại nhiều lợi ích nhưng để đi đến được cái đích đó thì bạn sẽ phải trải qua khó khăn như ê răng, đau nhức trong quá trình điều trị. May mắn rằng đã có những cách để giúp bạn đối phó với những cơn đau này và nha khoa Thùy Anh sẽ luôn đồng hành cùng bạn. Dưới đây là những mẹo giảm ê răng khi niềng răng, mời các bạn cùng tham khảo. 

Nguyên nhân gây ê răng khi niềng răng là gì?

Thứ nhất: Do sinh lý từ quá trình chỉnh nha

Khi niềng răng bác sĩ sẽ sử dụng lực tác động từ dây cung và các khí cụ để giúp răng dịch chuyển về đúng vị trí trên cung hàm. Lúc này, dây chằng quanh răng, xương ổ răng,… sẽ cần tái cấu trúc nên thường bị đau nhức, xuất hiện cảm giác ê răng. Hay nói cách khác, quá trình tác động lực chỉnh nha là gây một tổn thương có tính toán từ trước và đương nhiên là không thể tránh khỏi đau nhức, ê buốt. . 

Thứ 2: Răng bị tụt lợi, lộ và mòn cổ răng, chân răng từ trước

Nguyên nhân do sai lệch khớp cắn gây sang chấn hoặc việc chăm sóc răng miệng sai cách, điển hình là chải ngang trong thời gian dài.

Giải pháp: Trám lại những răng bị mòn để tránh lộ ngà gây nhạy cảm ê buốt việc này tiến hành trước khi bước vào gắn mắc cài hoặc giải quyết ngay trong time niềng răng nếu phát hiện ra.

Thứ 3: Bề mặt men răng có tổn thương từ trước.

Là khi bề mặt men bị mòn, yếu có thể do bất thường giải phẫu trong quá trình hình thành răng, vệ sinh răng miệng kém, dùng thức ăn, đồ uống có tính ăn mòn kéo dài, trào ngược dạ dày, làm việc trong môi trường có tính acid cao…

Giải pháp: Bạn cần hạn chế đồ ăn thức uống có tính acid, điều trị bệnh toàn thân như trào ngược dạ dày (nếu có), bôi thuốc chống ê buốt trên bề mặt men răng trước hoặc trong quá trình chỉnh nha cẩn thận, chiếu hồng ngoại cũng là cách rất tốt mà nha khoa Thùy Anh thường áp dụng.

Thứ 4: Kĩ thuật chỉnh nha không đảm bảo

Khi bác sĩ chỉnh nha sử dụng lực quá mạnh vượt ngưỡng cho phép vừa khiến răng dịch chuyển không hiệu quả vừa gây lung lay nhiều, đau nhức răng. Tuy nhiên, bạn cũng không nên hiểu nhầm cứ đau răng là cho rằng bác sỹ dùng lực mạnh, lực sai. Đôi khi có những chiếc răng đặc biệt nhạy cảm, cơ địa với ngưỡng chịu đau thấp thì vấn đề kích ứng dù với lưc nhẹ là không tránh khỏi. 

Giải pháp: Bác sĩ cần xem xét lại về kĩ thuật. Đây cũng là yếu tố mà bạn nên lựa chọn cơ sở chỉnh nha uy tín, người bác sĩ tận tâm, có kinh nghiệm để đồng hành trong hành trình của mình.

Một số giai đoạn gây khó chịu, răng đau nhức, ê buốt hơn như: Sau khi đặt chun tách khe, buổi gắn mắc cài và bắt đầu đi dây cung, hay sau mỗi lần tăng dây, siết thêm lực… Thông thường bạn sẽ cảm thấy đau nhức hơn trong 1, 2 ngày đầu và sau đó sẽ giảm dần tới gần như là không còn cảm giác khó chịu. Hầu hết các bạn sẽ vượt qua được cả, tuy nhiên chúng tôi cũng cung cấp cho bạn những mẹo nhỏ cần thiết. 

8 mẹo nhỏ giảm ê răng khi niềng răng 

Mẹo thứ nhất: Súc miệng bằng nước muối ấm 

Đây là thói quen tốt cho sức khỏe răng miệng nói chung và với các bạn đang niềng răng nói riêng. Trong muối có thành phần chủ yếu là Natri clorua, mang tính kiềm hóa làm hạn chế quá trình sinh sôi nảy nở và phát triển của nhiều loại vi khuẩn trong thức ăn tới miệng. Ngoài ra nước muối ấm sẽ giúp kích thích lưu thông tuần hoàn máu tại chỗ, làm tăng bạch cầu để tăng khả năng diệt vi khuẩn, mang lại cảm giác dễ chịu cho khoang miệng của bạn. 

Lưu ý: Để đạt được hiệu quả tốt nhất, bạn nên tìm hiểu kĩ cách pha nước muối ấm đúng tỉ lệ để súc miệng mà không quá mặn hay quá nóng. Cũng đừng quên rằng đây chỉ là mẹo giúp hỗ trợ việc chăm sóc răng miệng và giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn, chứ không phải để thay thế các bước vệ sinh răng miệng cơ bản nhé.

Mẹo thứ 2: Dùng sáp chỉnh nha 

Trong quá trình niềng răng, ngoài mắc cài và dây cung, bạn có thể sẽ cần gắn thêm nhiều loại khí cụ khác. Có thêm những “vật lạ” này trong miệng đôi khi sẽ làm môi má bạn tì lên mà dễ chợt loét hay đơn giản là nói chuyện, ăn uống bị vướng vào gây khó chịu. Để hạn chế tình trạng đó, bạn có thể dùng Orthodontic wax (sáp chỉnh nha) để giúp giảm đau ngay lập tức. Sau khi đầu dây hay mắc cài được bao phủ và sau đó cho phép vết trầy xước có thời gian lành lại mà không bị cọ xát thêm.

Cách làm: Lấy một lượng nhỏ bằng hạt đậu, ấn dẹt và đặt ép lên vị trí mắc cài hay đầu dây cọ vướng, được xem như một lớp lót giữa những vị trí sắc bén với môi má. Nếu không có sẵn sáp chỉnh nha, bạn cũng có thể dùng một số thứ thay thế như vật liệu dẻo, silicone trong nha khoa hoặc kẹo cao su ấn vào.

Lưu ý: Bạn chỉ nên sử dụng chúng khi thật sự cần thiết, và để sáp bám tốt hơn thì bề mặt mắc cài cần khô, và nên thay sáp mới sau khoảng 24h. Nếu chẳng may nuốt phải sáp chỉnh nha, bạn đừng quá lo lắng vì chúng an toàn và sẽ được đào thải qua đường tiêu hóa.

Việc xoa bóp lợi giúp lưu thông máu tốt hơn, giảm đau đồng thời giúp cải thiện tâm trạng của bạn. Bắt đầu xoa bóp bằng đầu ngón tay trỏ sạch từ dưới lên trên. Thực hiện các chuyển động tròn và tạo áp lực nhẹ. Thay vì dùng ngón tay, bạn cũng có thể dùng tăm nước. 

Trong trường hợp đó, nước phải ấm để làm mềm mô nướu (lợi) và tránh cảm giác khó chịu. Bạn bật máy tăm nước lên và áp dụng trên nướu của bạn với áp lực bình thường. Trong cả hai trường hợp, bạn sẽ cảm thấy có sự căng niêm mạc nướu do có áp lực lên nó. Nếu bắt đầu cảm thấy đau, bạn nên dừng lại.

Mẹo thứ 4: Sử dụng túi chườm

Nếu bạn cảm thấy khó chịu, đau do viêm thì hãy thực hiện chườm lạnh bằng túi nước đá, đá gel hay ăn kem, uống nước lạnh để làm dịu cơn đau. Tuy nhiên, điều này không nên áp dụng cho tình trạng răng đang bị ê buốt vì nó sẽ làm răng nhạy cảm tăng ê buốt hơn nhiều.

Mẹo thứ 5: Thay đổi thói quen sinh hoạt

Bạn không nên nhai đồ quá cứng, quá to hay quá dai, vì nó không chỉ dễ làm bung mắc cài, tuột dây cung mà còn khiến cho răng bạn dễ đau nhức hơn. Bạn nên nhớ răng trong quá trình chỉnh nha vẫn đang dịch chuyển dù rất nhẹ nên lực từ ăn nhai đồ cứng sẽ khiến răng và mô quanh răng không kịp thích nghi dẫn đến tăng đau nhức khó chịu. 

Ăn thức ăn cắt nhỏ, mềm mới là cách ăn đúng…. Ngoài ra, hạn chế nghiến răng cũng là một lưu ý để giảm ê nhức răng.

Mẹo thứ 6: Thuốc giảm đau

Thuốc giảm đau không kê đơn có thể là một lựa chọn nếu bạn đang trong tình huống khó chịu, đau nhức răng lợi nhưng lại có cuộc hẹn “quan trọng” cần giảm đau nhanh và hiệu quả. Một số loại thuốc giảm đau như viên sủi Efferagan hay Ibuprofen thường được sử dụng.

Dù có hiệu quả nhưng chỉ nên dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ, không nên dựa vào thuốc để loại bỏ những cơn đau nhức khó chịu nhỏ và vừa. Nó chỉ nên được dùng khi dường như các mẹo khác không có tác dụng.

Mẹo thứ 7: Lựa chọn chỉnh nha bằng khay trong suốt invisalign

Với sự phát triển đa dạng của các phương pháp niềng răng thì khách hàng có thể dễ dàng lựa chọn loại niềng phù hợp với mình. Chẳng hạn như với tình trạng răng thường xuyên nhạy cảm, răng yếu hoặc thường xuyên phải giao tiếp thì niềng răng bằng máng trong suốt invisalign là một lựa chọn rất tốt. Nó giúp răng dịch chuyển với lực rất nhẹ an toàn, cũng ít khí cụ phức tạp gây vướng víu đau nhức. Niềng invisalign cũng có ưu điểm là đảm bảo tính thẩm mỹ rất cao, sẽ không ai biết bạn đang niềng răng. 

>>> Xem thêm: https://nhakhoathuyanh.com/nieng-rang-trong-suot-gia-bao-nhieu-dang-ky-nhan-tro-gia-40-phi-nieng-rang-invisalign/

Mẹo thứ 8: Sức khỏe tinh thần

Niềng răng không phải lúc nào cũng là những niềm đau, có rất nhiều bạn đã trải qua hành trình này chia sẻ rằng, niềng răng ở nha khoa Thùy Anh xong ngoài được nụ cười đẹp còn lãi thêm vài “cân thịt” do ăn uống sinh hoạt vẫn rất thoải mái, bình thường. 

Sự khó chịu khi niềng răng chỉ thường xảy ra tại một số thời điểm, và tùy vào cơ địa, ngưỡng đau của mỗi người mà sự khó chịu cũng rất khác nhau. Vậy nên để bước vào hành trình nâng cấp nụ cười từ chức năng tới thẩm mỹ một cách an toàn, hiệu quả và bền lâu. 

Trên đây là thông tin về nguyên nhân gây tình trạng ê răng khi nềng răng và 8 mẹo giúp bạn giải quyết tình trạng này hiệu quả. Hi vọng sẽ giúp ích cho bạn trong việc giảm bớt khó chịu, đau nhức của quá trình niềng răng. 

Quyền

NHA KHOA THÙY ANH – HỆ THỐNG NHA KHOA UY TÍN HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

‍‍Chuyên sâu về: Niềng răng, trồng răng implant, trồng răng toàn hàm all on 4, nhổ răng khôn, điều trị cười hở lợi, bọc răng sứ, dán sứ veneer, điều trị khớp thái dương hàm…

Hotline: 0869.800.318 – 0965.800.318

Fanpage: fb.com/Thuyanhclinic.HN

Youtube: Youtube.com/nhakhoathuyanh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục