Niềng răng có làm răng yếu đi không?
Là một phương pháp làm đẹp nụ cười ít gây đau nhức nhất, đem lại sự an toàn và hiệu quả cho những người niềng răng nhưng có không ít khách hàng lo lại việc niềng răng sẽ làm cho răng trở nên yếu đi. Vậy niềng răng có làm răng yếu đi không?
Niềng răng có làm răng yếu đi không?
Niềng răng là một phương pháp giúp cho những người đang mắc các khuyết điểm về răng miệng trở nên tự tin, xinh đẹp hơn. Nhờ sự tác động lực lên dây cung, mắc cài và các khí cụ, răng sẽ được nắn chỉnh, di chuyển về đúng vị trí trên cung hàm, khớp cắn được đưa về đúng vị trí thẩm mỹ giúp cải thiện chức năng ăn nhai tốt hơn, bệnh nhân cũng có được một nụ cười đẹp và các đường trên gương mặt sẽ trở nên hài hoà hơn.
Thời gian niềng răng sẽ dao động từ 2 – 2.5 năm, tuỳ vào từng trường hợp mà nha sĩ sẽ chỉ định thời gian đeo niềng cụ thể riêng. Hiện đang có 2 hình thức niềng răng đó là niềng răng bằng mắc cài và niềng răng bằng máng trong suốt.
Sự tác động lực của mắc cài, khay niềng để di chuyển răng khiến nhiều người có cảm giác răng đang bị lung lay. Họ ví răng như một rễ cây bám chắc ở trong đất, nếu như có sự tác động rễ cây sẽ trở nên lỏng lẻo và khiến chiếc cây đó bị chết.
Tuy nhiên với câu hỏi niềng răng có làm răng yếu đi không thì trên thực tế, niềng răng không hề làm cho răng yếu đi, không làm ảnh hưởng đến cấu trúc, hình dạng của răng, không xâm lấn men răng khi chúng ta thực hiện niềng răng tại các nha khoa uy tín, được điều trị bởi các bác sĩ có tay nghề, chuyên môn cao. Khi răng di chuyển và dần ổn định thì xương ở xung quanh răng sẽ tái cấu trúc lại, chính vì vậy mà không ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng sau này.
Kết quả niềng răng phụ thuốc rất nhiều kỹ thuật điều trị của bác sĩ và nha khoa bạn lựa chọn. Nếu như bạn thực hiện niềng răng tại địa chỉ không uy tín thì răng có thể bị yếu đi, thậm chí là hỏng răng. Bên cạnh đó cũng còn có nhiều nguyên nhân tác động khiến răng bị yếu.
Nguyên nhân có thể khiến răng bị yếu đi khi niềng
Như đã giải thích ở phía trên, niềng răng là quá trình bác sĩ tác động lực vừa đủ để răng dịch chuyển theo ý muốn của mình. Dưới đây là 2 nguyên nhân chính khiến răng có thể bị yếu đi khi niềng:
– Nguyên nhân từ phía bác sĩ:
+ Bác sĩ tính toán sai lực tác động lên răng, tác động lực quá mạnh dẫn đến răng bị lung lay, có thể gây gãy rụng hoặc lực quá yếu dẫn đến thời gian niềng răng lâu, răng dịch chuyển không đúng.
+ Tăng lực kéo và dây chun sớm khi răng mới dịch chuyển mà chưa ổn định lại, việc này gây tổn thương đến xương hàm và dẫn tới tiêu xương
+ Có thể trước khi niềng răng, bệnh nhân gặp các bệnh lý về răng miệng: viêm lợi, viêm nha chu nhưng nha sĩ không tiến hành điều trị trước khi niềng hoặc điều trị không triệt để cũng là nguyên nhân khiến răng yếu sau khi niềng. Lúc này nướu và lợi bám vào chân răng yếu nên bạn sẽ cảm thấy răng lung lay.
– Nguyên nhân từ phía khách hàng: Do khách hàng không chú ý chăm sóc tốt cho răng miệng trong thời gian niềng, không kiêng đồ ăn dai, cứng… dẫn đến răng bị tổn thương trong thời gian dịch chuyển.
Cách xử lý răng yếu sau khi niềng
– Tới gặp bác sĩ nha khoa sớm
Bạn nên liên hệ sớm với bác sĩ chỉnh nha của mình bởi bác sĩ là người điều trị cho bạn nên sẽ nắm rõ được nguyên nhân, tình trạng răng của bạn. Ngoài ra để xác định chính xác nguyên nhân tại sao răng bị yếu đi, thông thường sẽ cần phải chụp XQ để xem xét tình trạng xương và chân răng.
Nếu như đơn thuần chỉ là răng yếu đi do bệnh nướu răng, bác sĩ có thể thực hiện vài thủ thuật điều trị tại nha khoa hoặc kê đơn thuốc cho khách hàng sử dụng tại nhà.
Trường hợp răng yếu do mật độ xương hàm kém, chân răng bị ngắn đi thì có thể bác sĩ sẽ phải tiến hành ghép thêm xương răng.
– Điều chỉnh chế độ ăn uống dành riêng cho người niềng răng
Khi thực hiện niềng răng, chân răng sẽ dịch chuyển và trở nên yếu hơn trước khi xương hàm xung quanh được tái tạo lại, vì vậy trong những ngày đầu sau khi siết răng, bạn nên thận trọng trong vấn đề ăn uống.
Hạn chế ăn các loại thực phẩm có thể tạo nhiều áp lực lên răng ví dụ các món dai, cứng, giòn… Ngoài ra bạn nên cắt nhỏ thức ăn hoặc đồ ăn mềm và hạn chế cắn xé thức ăn quá mạnh.
Mặc dù tỷ lệ răng yếu đi sau khi niềng là rất nhỏ và nguyên nhân phần lớn cũng do di truyền (khó kiểm soát). Do đó cách tốt nhất để ngăn chặn tối đa khả năng gặp phải tình trạng này, bạn nên tìm cho mình một địa chỉ nha khoa uy tín cùng một bác sĩ chỉnh nha có chuyên môn nhé. Hi vọng thông tin bài viết đã giúp bạn có câu trả lời phù hợp cho câu hỏi “niềng răng có làm răng yếu đi không”?.
>>> Xem thêm: https://nhakhoathuyanh.com/bac-si-tran-thuy-anh-chuyen-gia-nan-chinh-rang-nha-khoa-thuy-anh/
Chuyên sâu về: Niềng răng, trồng răng implant, trồng răng toàn hàm all on 4, nhổ răng khôn, điều trị cười hở lợi, bọc răng sứ, dán sứ veneer, điều trị khớp thái dương hàm… Hotline: 0869.800.318 – 0965.800.318 Fanpage: fb.com/Thuyanhclinic.HN Youtube: Youtube.com/nhakhoathuyanhNHA KHOA THÙY ANH – HỆ THỐNG NHA KHOA UY TÍN HÀNG ĐẦU VIỆT NAM