Niềng răng cho trẻ bị hô: Thông tin cần biết

“Trẻ bị răng hô thì khi nào có thể niềng? Có cần đợi thay hết răng sữa hay không? hay trẻ răng hô thì làm cách nào chữa khỏi?” Là những thắc mắc của rất nhiều bậc phụ huynh gửi về cho các bác sĩ khoa nắn chỉnh răng tại nha khoa Thùy Anh. Trong bài viết dưới đây, bác sĩ Diệu khoa nắn chỉnh răng sẽ giải đáp vấn đề trên để giúp quý phụ huynh biết được con mình có đang gặp phải tình trạng hô hay không và nên đưa đi khám tại thời điểm nào.

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị hô

Đầu tiên quý phụ huynh cần nắm bắt dấu hiệu nhận biết con mình bị hô trước. Nhiều phụ huynh hy vọng rằng hô chỉ là tạm thời và sẽ hết khi trẻ đến tuổi trưởng thành. Điều này rất khó xảy ra, với trẻ em ngoài răng thưa có thể biến mất thời điểm thay răng vĩnh viễn, thì những kiểu hình hô, móm, cắn sâu nếu không điều chỉnh sẽ không thể biến mất một cách tự nhiên được. 

Các dấu hiệu bé bị hô răng:

    • Răng hàm trên của bé có tình trạng chìa ra ngoài nhiều hơn so với răng hàm dưới khi nói, cười. 
    • Răng cửa hàm dưới có thể trồi cao hơn bình thường do không có sự tiếp xúc tốt với răng cửa hàm trên đang bị chìa ra nhiều.
    • Cung răng hàm trên thường bị hẹp theo chiều ngang
    • Ở góc nghiêng có thể nhận thấy độ nhô môi lớn , cằm bị lùi nhiều ra sa
    • Hai môi không thể khép chặt, răng hàm trên nhô ra khỏi môi trong tư thế nghỉ khi răng cửa trên chìa nhiều.
    • Trẻ nghiến răng khi ngủ hay thường xuyên có thói quen đẩy lưỡi, mím môi, mú

Nguyên nhân gây ra hô ở trẻ

Tình trạng răng hô ở trẻ em xảy ra do nhiều nguyên nhân. Trong đó, 70% nguyên nhân là do yếu tố di truyền. Nếu trong gia đình có người thân răng hô thì khả năng bé bị tương tự là tương đối cao. Mặc dù vậy đây không được xem là cách nhận biết trẻ bị hô nhưng nó là một yếu tố quan trọng nhắc nhở phụ huynh nên chú ý hơn đến quá trình phát triển răng của bé. Từ đó có thể sớm phát hiện đưa đi khám từ sớm giúp trẻ có được hàm răng đều đẹp ngay từ nhỏ.

Bên cạnh yếu tố di truyền thì 30% nguyên nhân còn lại chủ yếu là do những thói quen xấu gây nên như thói quen đẩy lưỡi, mút tay, thở miệng,… đây là những yếu tố tác động đến cấu trúc răng và xương hàm, gây ra tình trạng hô ở trẻ.

Chỉ cần cha mẹ thường xuyên quan tâm và lưu ý đến quá trình phát triển răng trẻ thì không khó phát hiện. Khi cha mẹ phát hiện càng sớm thì khắc phục càng dễ dàng hơn.

Thời điểm nào nên niềng răng hô cho trẻ?

Theo Hiệp hội chỉnh nha Hoa Kỳ (AAO), trẻ 6 – 7 tuổi là độ tuổi thích hợp khám và điều trị chỉnh nha. Ở độ tuổi này răng vĩnh viễn bắt đầu thay thế răng sữa, do vậy bác sĩ có thể khám,  phát hiện khuynh hướng tăng trưởng xương và răng của trẻ bình thường hay bất thường? Có cần can thiệp chỉnh nha sớm hay không? Đây là thời điểm tuyệt vời chẩn đoán những sai lệch khớp cắn ở trẻ em. Trong thời điểm này nếu như thấy răng hoặc xương hàm của bé xu hướng nhô ra hay đẩy vào hơn so với bình thường, bố mẹ hãy đưa bé đến ngay nha khoa để được kiểm tra và có biện pháp can thiệp kịp thời nếu cần.

Có lý thuyết cho rằng, khi gắn mắc cài vào răng chưa hình thành hoàn chỉnh sẽ làm cho răng bị đóng chóp sớm (nghĩa là chiều dài chân răng sẽ ngắn hơn bình thường). Thực ra, điều này hiếm khi xảy ra bởi tình trạng đóng chóp sớm chỉ xảy ra khi tác động lực chỉnh nha quá mạnh vượt quá sức chịu đựng của các mô quanh chóp làm trở ngại cho việc đóng chóp chân răng. Thông thường khi niềng răng trẻ em, bác sĩ đều sử dụng lực rất nhẹ và an toàn đối với sự phát triển bình thường của răng. Tuy nhiên, phụ huynh nên gửi gắm con mình đến những địa chỉ nha khoa uy tín để tránh những trường hợp hi hữu có thể xảy ra.

Những cách điều trị răng hô ở trẻ phổ biến 

Khí cụ chỉnh hình xương và mắc cài là 2 hình thức niềng răng phổ biến áp dụng trong những trường hợp răng hô trẻ em.

+Khí cụ chỉnh hình xương hô 

Dưới đây là những trợ thủ đắc lực trong điều trị hô xương hàm trẻ độ tuổi răng tăng trưởng. 

    • Headgear – Giống như chùm cái mũ đó các bạn, vậy nên chuyên môn gọi là khí cụ kéo ngoài mặt. Tác dụng nắn chỉnh xương hàm hô, giúp giảm hô xương cho trẻ em trước tuổi dậy thì. Headgear có nhiều cách đeo khác nhau tùy thuộc vào ca cụ thể. 

Trẻ chỉ cần đeo vào ban đêm khoảng 10-12h/ngày, trong khoảng 12 – 18 tháng. Chi phí điều trị khoảng 10 triệu đồng.

    • Quad Helix: Khí cụ nong rộng cung răng hàm trên và lắp gọn gàng trong miệng. Do hàm trên thường bị hẹp theo chiều ngang với những ca hô nên Quad Helix hỗ trợ nong rộng cung răng sang 2 bên, tạo ra khoảng giúp kéo lùi răng cửa bị chìa ra trước. Chi phí điều trị với hàm nong này khoảng 2-3 triệu đồng/1 hàm.
    • Niềng răng mắc cài – chi phí niềng răng mắc cài ở trẻ em khi chỉ điều chỉnh các răng cửa hô khoảng 5 triệu đồng.

Bạn nhỏ 9 tuổi đến với Nha khoa Thùy Anh với tình trạng răng hô, đồng thời kèm theo khe thưa lớn giữa 2 răng cửa, phanh môi bám thấp và răng số 12 bị cắn chéo

Ở đây bác sĩ đã sử dụng 4 chiếc mắc cài cho 4 răng cửa điều chỉnh lại vị trí các răng và giảm độ chìa. Và đây là kết quả sau 7 tháng điều trị của khách hàng nhí của chúng tôi. Tất cả những vấn đề của 4 chiếc răng cửa đã được giải quyết và mang lại một nụ cười thật ấn tượng cho bạn nhỏ

Bên cạnh việc điều trị bằng những biện pháp trên thì có một vấn đề cũng rất quan trọng đó là kiểm soát thói quen xấu gây ra tình trạng hô bằng khí cụ đặc hiệu – chi phí khoảng vài trăm ngàn đến vài triệu đồng tùy loại. 

    • Thói quen mút tay: Nếu quan sát thấy trẻ mắc phải thì bố mẹ có thể nói chuyện nhắc nhở con, hoặc quấn vải quanh đầu ngón tay hoặc đến nha khoa, bác sĩ cho đeo một khí cụ làm trẻ không đưa tay lên miệng để mút, lâu dần trẻ từ bỏ thói quen này
    • Thói quen mút môi, cắn môi dưới nên nhắc nhở con điều này là không nên, hoặc nếu trẻ không tự thay đổi thì nên đưa đến nha khoa các bác sĩ sẽ sử dụng một tấm chặn môi giúp trẻ loại bỏ thói quen nhanh chóng. 
    • Thói quen thở miệng: Phụ huynh thường khó phát hiện ra, tuy nhiên khi thấy các bé có tình trạng viêm mũi, VA thì nên đưa trẻ đi khám tại các trung tâm Tai Mũi Họng và các trung tâm Nha khoa để can thiệp kịp thời

Không phải ai cũng biết rõ được tầm quan trọng của việc lựa chọn đúng độ tuổi niềng răng do vậy nhiều phụ huynh có thể bỏ lỡ “thời điểm vàng” để cho trẻ can thiệp chỉnh nha. Đặc biệt với trẻ bị hô thường ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ khuôn mặt gây mất tự tin, đồng thời với tình trạng răng chìa nhiều cũng dễ bị chấn thương khi bị ngã hay va đập làm ảnh hưởng đến nhiều mặt trong cuộc sống của trẻ.

Hi vọng qua phần chia sẻ trên của bác sĩ Diệu có thể giúp các quý phụ huynh phát hiện sớm tình trạng hô răng của con và đưa bé đi khám đúng thời điểm để trẻ có được hàm răng đều đẹp ngay từ khi còn nhỏ, tránh được những sai khớp cắn hay sai hình xương nặng sau khi trưởng thành

NHA KHOA THÙY ANH – HỆ THỐNG NHA KHOA UY TÍN HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

‍‍Chuyên sâu về: Niềng răng, trồng răng implant, trồng răng toàn hàm all on 4, nhổ răng khôn, điều trị cười hở lợi, bọc răng sứ, dán sứ veneer, điều trị khớp thái dương hàm…

Hotline: 0869.800.318 – 0965.800.318

Fanpage: fb.com/Thuyanhclinic.HN

Youtube: Youtube.com/nhakhoathuyanh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục
phone
phone no background