Những điều cần biết về bệnh áp xe quanh chóp răng? Nha khoa Thùy Anh

Răng bị áp – xe sẽ gây nên những cơn đau nhức nhối từ trung bình tới nặng, nó khiến bạn mất ăn, mất ngủ, đôi khi cơn đau lan ra tai hoặc cổ, điều này rất đáng lo ngai, khi không có biện pháp khắc phục kịp thời sẽ dẫn tới những biến chứng nguy hiểm như mất răng, viêm tủy, viêm xương, viêm hạch, làm tiêu xương hàm…

Áp xe quanh chóp răng là bệnh gì?

Áp-xe răng là một túi mủ có thể hình thành ở các bộ phận khác nhau của răng do nhiễm khuẩn. Căn bệnh này bắt nguồn từ khoang bên trong của răng (buồng tủy). Trong buồng tủy có chứa các mạch máu và dây thần kinh gọi là tủy răng. 

Trước khi bị áp xe, răng đã mất đi khả năng chống nhiễm trùng và vi khuẩn có thể xâm nhập buồng tủy và nhân lên. Khi vi khuẩn sinh sôi, nhiễm khuẩn thường lây lan từ buồng tủy và thoát ra từ chóp của chân răng vào xương. Áp xe là một tập hợp mủ được tạo thành từ các tế bào bạch cầu chết, mảnh vụn mô và vi khuẩn.

Áp xe quanh chóp răng khác với áp xe nướu hay áp xe nha chu do nguồn nhiễm trùng ban đầu. Áp xe quanh chóp răng (periapical abscess) bắt nguồn từ tủy răng và thoát ra khỏi răng ở chóp chân răng. Áp xe nướu (gum abscess) hay áp xe nha chu ( periodontal abscess) bắt đầu trong túi nướu ngoài răng bên cạnh chân răng do bệnh vùng lợi và quanh răng. 

Dấu hiệu nhận biết tình trạng áp xe quanh chóp răng

– Răng chuyển sang màu tối so với răng xung quanh, điều này là do các sản phẩm phụ từ tủy hoại tử thấm vào lớp răng xốp gây ra sự đổi màu này.

– Đau khi ăn hoặc ấn vào răng, một số trường hợp cũng không thấy xuất hiện đau. Áp xe đã lan ra chóp răng (cuống răng) khiến các cấu trúc hỗ trợ (nướu và xương) bị ảnh hưởng. Đôi khi cơn đau nhói hoặc đập dữ dội đến mức không thể thuyên giảm bằng thuốc giảm đau. Điều này liên quan tới sự lây nhiễm rộng tạo ra nhiều áp lực hơn lên các cấu trúc xung quanh của nướu và xương.

– Sưng nề mô nướu và chứa mủ. Lợi sưng nổi lên trông giống như một cái mụn gần răng bệnh. Mụn thủng có thể tạo “lỗ rò” và bị vỡ để giải phóng mủ. Đây là một triệu chứng rõ ràng của nhiễm trùng. 

– Sưng mặt, hàm hoặc các hạch bạch huyết tại chỗ thường là báo hiệu nhiễm trùng đang gia tăng. Có thể có đau hàm do sưng.

– Các dấu hiệu khác của áp xe răng là có mùi hôi trong miệng.

Lưu ý: Một số trường hợp răng bị áp xe quanh chóp răng không có bất kỳ triệu chứng nào do răng đã chết (không phản ứng khi kích thích) tuy nhiên, áp xe vẫn có và có thể lan rộng. Đôi khi, một chiếc răng bị áp xe được phát hiện trong một cuộc kiểm tra X quang thường quy trong đó bệnh nhân hoàn toàn không có bất kỳ triệu chứng nào của một chiếc răng bị áp xe.

>>> Xem thêm: https://nhakhoathuyanh.com/dich-vu-tu-van-nha-khoa-chuyen-nghiep-va-tan-tam-tai-thuy-anh/

Biện pháp khắc phục tình trạng áp xe quanh chóp răng 

Tại nha khoa Thùy Anh, tùy vào nguyên nhân cũng như vị trí bị áp – xe răng mà bác sĩ sẽ đưa ra các giải pháp điều trị khác nhau. Nguyên tắc điều trị chung là loại bỏ ổ nhiễm trùng, điều trị nguyên nhân và bảo tồn răng, tránh các biến chứng.

+ Điều trị cấp: chích rạch áp-xe, làm kháng sinh đồ. Thuốc hỗ trợ điều trị: kháng sinh, kháng viêm, giảm đau kết hợp nâng cao thể trạng.

+ Điều trị tiếp theo loại bỏ nguyên nhân như điều trị tủy, lấy vôi răng và xử lý mặt gốc răng, gắp mảnh răng vỡ. Trường hợp không thể điều trị bảo tồn, phải tiến hành nhổ răng.

Về cách phòng tránh tình trạng này, bạn cần thăm khám nha khoa định kỳ và lấy cao răng 6 tháng/lần để có thể phát hiện và điều trị kịp thời các vấn đề về răng miệng.

Chú ý đánh răng sau mỗi bữa ăn, đánh răng đúng phương pháp, sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch vùng kẽ răng, phục hồi các tổn thương như: trám các răng sâu, phục hình lại các răng mất, điều chỉnh các răng lệch lạc…

Bên cạnh đó, bạn cần tránh chế độ ăn uống thiếu khoa học, mất cân đối gây thiếu vitamin và muối khoáng. Đừng quên bổ sung nhiều nước để tránh khô miệng, nếu miệng bị khô hãy ăn kẹo không đường hoặc các loại chewing-gum không đường để kích thích việc tiết nước bọt. Hạn chế những thức ăn dễ gây sâu răng: có chất bám dính, ngọt, dẻo…

Trên đây là những thông tin về bệnh áp xe răng, hi vọng sẽ giúp ích được cho quý bạn đọc. Căn bệnh này sẽ trở nên rất nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời, tốt nhất từ bây giờ bạn hãy chú ý chăm sóc răng miệng thật tốt nhé.

NHA KHOA THÙY ANH – HỆ THỐNG NHA KHOA UY TÍN HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

‍‍Chuyên sâu về: Niềng răng, trồng răng implant, trồng răng toàn hàm all on 4, nhổ răng khôn, điều trị cười hở lợi, bọc răng sứ, dán sứ veneer, điều trị khớp thái dương hàm…

Hotline: 0869.800.318 – 0965.800.318

Fanpage: fb.com/Thuyanhclinic.HN

Youtube: Youtube.com/nhakhoathuyanh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục
phone
phone no background