Hướng dẫn cách giảm đau khi nhổ răng 4, 5 trong chỉnh nha

Nhổ răng 4 (răng 5) có đau không? Liệu có đau như nhổ răng khôn không ?… là thắc mắc chung của bệnh nhân chỉnh nha và nhận được chỉ định nhổ răng từ bác sĩ. Về bản chất, khi chúng ta tác động vào vùng răng lợi thì sẽ có xảy ra tình trạng đau nhức, mức độ đau sẽ tùy thuộc vào khả năng chịu đau của mỗi người. Trong bài viết dưới đây bác sĩ Hồng Phương – trực thuộc chuyên khoa Nắn chỉnh răng Nha khoa Thùy Anh sẽ chia sẻ tới hội niềng răng cách giảm đau khi nhổ răng 4, 5 trong chỉnh nha. Mời các bạn cùng tham khảo.

Cách giảm đau khi nhổ răng 4, 5 khi niềng răng

Mẹo giảm đau thời điểm trước nhổ răng

– Trước khi bước vào cuộc nhổ răng bạn cần yêu cầu nha sĩ chụp đầy đủ các loại phim X – quang để khảo sát kỹ giải phẫu liên quan, răng 4,5 hàm trên thường có chóp răng sát sàn sạt đáy xoang, những biến chứng thông xoang hay để lại chóp răng nên tránh từ sớm thông qua quy trình khảo sát kỹ cận lâm sàng. 

Bạn cũng nên hỏi bác sỹ tất cả những thắc mắc, băn khoăn còn khiến tâm lý bất an, ví dụ như răng của em có bất thường gì không bác sĩ, cuộc nhổ răng có an toàn không, nhật ký đau sau nhổ của em sẽ như thế nào, tình trạng sưng mấy ngày thì hết, em có được ăn cơm không hay phải dùng chế độ đặc biệt… Một sự hiểu biết rõ ràng về điều trị mình sắp trải qua giúp tâm lý các bạn vững vàng và tăng sự thành công trong y khoa. Bác sĩ cùng ê kíp có sự đồng hành về cảm xúc cũng là liều thuốc tinh thần cực tốt giúp bệnh nhân ổn định. 

– Với những bạn làm việc mệt mỏi, mất ngủ bác sĩ sẽ hoãn nhổ răng 1 – 2 ngày và kê thêm thuốc an thần giúp bạn ngủ đủ giấc, chuẩn bị cho một tinh thần thoải mái trước khi nhổ răng, điều này cũng giúp tránh được các biến chứng như sock, ngộ độc thuốc và giảm đau tốt hơn.

– Tình huống rất hay gặp, trường hợp nhạy cảm như bệnh nhân đã có một ngày làm việc căng thẳng, mệt mỏi đến với nha sĩ vào buổi chiều tầm hơn 5h, hoặc trong kỳ kinh, bệnh toàn thân chưa ổn định cũng được khuyến cáo hạn chế can thiệp phẫu thuật như nhổ răng và hoãn lại sang ngày hôm sau.

+ Răng 4, răng 5 chỉnh nha nhổ sau khi gắn mắc cài

 Thông thường bác sĩ sẽ lựa chọn nhổ sau khi gắn mắc cài một thời gian. Lúc này, răng của bạn đã có sự dịch chuyển thông qua hiện tượng tái cấu trúc xương ổ răng do hoạt động hủy cốt bào và tạo cốt bào. Răng dịch chuyển mức độ cho phép này sẽ là điều kiện thuận lợi để bác sĩ có thể rút răng khỏi xương hàm dễ dàng và nhẹ nhàng hơn. Thậm chí nhổ chiếc răng 4 răng 5 khi đó nhẹ nhàng như nhổ một chiếc răng sữa vậy. Đây cũng là một cách giảm đau khi nhổ răng rất riêng mà chỉ trong chỉnh nha mới có.

Cách giảm đau trong nhổ răng

Cách giảm đau trong quá trình nhổ răng này thường liên quan đến nha khoa và bác sĩ thực hiện cuộc nhổ răng cho bạn: 

– Vệ sinh vùng cần phẫu thuật:  Theo nhiều nghiên cứu cao răng và mảng bám thức ăn là nguyên nhân hàng đầu gây nhiễm trùng sau nhổ răng, khiến vết thương chậm lành và gây đau kéo dài hậu phẫu. Vì vậy trước khi nhổ răng nha sĩ cần lấy sạch toàn bộ cao răng mảng bám xung quanh. Kết hợp với sát khuẩn bằng betadin đảm bảo một vùng làm việc sạch và vô trùng.

– Thực hiện các bước gây tê không đau: Nha sĩ sẽ giải quyết nỗi sợ tiêm bằng cách cho bạn uống 1 viên giảm đau và kháng viêm để hiệu quả tê tăng cao, sau đó nha sĩ gây tê bằng phương pháp gây tê từng bước.

Bước đầu dùng tê xịt hoặc tê bôi gây tê bề mặt lợi chờ 2 – 3 phút để đạt hiệu quả tê 2 – 3 mm bề mặt. Bước tiếp theo là tiêm nhẹ vào lợi và tiến hành vừa đẩy kim đâm sâu vừa đẩy thuốc tê từ từ cho thuốc tê ngấm dần và vô cảm toàn bộ khu vực làm việc với liều lượng vừa đủ.

Bệnh nhân bước qua giai đoạn gây tê mà không có cảm giác đau coi như cuộc phẫu thuật đã thành công được 50 %.

Răng 4, răng 5 là những răng nằm ở vị trí trung tâm mỗi góc phần tư của cung răng. Vị trí này tương đối thuận lợi cho phép bác sĩ đưa các dụng cụ vào thao tác. Bác sĩ có thể dùng bẩy để làm lung lay răng trước như cách nhổ thông thường. Tuy nhiên do những răng này sẽ có 2 răng hàng xóm 2 bên nên để hạn chế sang chấn trong quá trình nhổ cho răng bên cạnh, bác sĩ có thể cắt kẽ để loại bỏ điểm kẹt, tiếp xúc bên giữa răng cần nhổ với răng bên cạnh trước. Sau đó việc kẹp kìm để rút răng ra trở nên thuận lợi hơn rất nhiều. Sử dụng sóng siêu âm piezotome cũng có thể tính đến trong tình huống răng giải phẫu phức tạp. 

Mẹo giảm đau sau nhổ răng 

Cũng như những cuộc nhổ răng nói chung, bác sĩ khuyên bạn có những chế độ ăn uống, sinh hoạt phù hợp theo các hướng dẫn sau nhổ răng dưới đây để giảm đau và lành thương nhanh nhất: 

– Nghỉ ngơi: Bạn cần nghỉ ngơi đủ sau khi nhổ răng, tránh hoạt động quá sức. Bạn có thể kiểm soát tình trạng sưng tấy và chảy máu sau nhổ răng bằng cách kê cao đầu trên gối. 

– Ăn đồ ăn mềm, nguội: Một chế độ giàu dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể bạn các vitamin và khoáng chất cần thiết để thúc đẩy tái tạo tế bào và chữa lành vết thương. Tuy nhiên, điều quan trọng là tránh thức ăn cứng, giòn hoặc dai, nóng trong quá trình hồi phục của bạn để giảm thiểu những kích thích cho huyệt ổ răng trống.

– Tránh khạc nhổ, mút chíp hay sử dụng ống hút, hút thuốc vì những hành động này sẽ tạo ra áp suất âm trong khoang miệng của bạn, có thể đánh bật cục máu đông hình thành trong ổ răng. Nếu cục máu đông bị bong ra, bạn có nguy cơ bị viêm huyệt ổ răng khôn, thậm chí dẫn đến nhiễm trùng nặng, xương hàm bị thoái hóa, tổn thương dây thần kinh.

– Liệu pháp lạnh: Sưng sau nhổ răng thường kéo dài từ vài ngày đến một tuần, phụ thuộc vào mức độ can thiệp, phương pháp nhổ, cơ địa mỗi người… Tuy nhiên, với những chiếc răng 4, răng 5 thường có 1, 2 chân và đã mọc thì bác sĩ chỉnh nha thường chỉ cần nhổ răng bằng kìm bẩy, không có chỉ định phẫu thuật rạch vạt sẽ lành thương nhanh cũng như rất ít sưng đau kéo dài sau nhổ. Trong một số trường hợp nhổ răng ngầm, răng vỡ lớn thân chân,… cần rạch lợi, cắt răng hay người có cơ địa lành thương chậm thì sưng đau có thể kéo dài hơn. Để giảm sưng đau sau nhổ răng, bác sĩ khuyên bạn nên chườm lạnh trong ngày đầu tiên sau nhổ răng, tránh quá lạnh và chườm liên tục gây bỏng lạnh. 

– Sử dụng thuốc giảm đau, chống viêm: Sau nhổ răng bác sĩ sẽ kê đơn thuốc trong đó thường có kháng sinh, chống viêm và giảm đau. Tùy vào mỗi trường hợp mà đơn thuốc được điều chỉnh phù hợp. Bạn nên uống thuốc giảm đau sớm sau nhổ răng, trước khi thuốc tê hết tác dụng – đó cũng là một cách giúp bạn tránh phải đối mặt với cơn đau sau nhổ răng.

– Duy trì vệ sinh răng miệng tốt: Mặc dù bạn không thể chải hoặc dùng chỉ tơ trực tiếp vào vị trí nhổ răng trong một đến hai ngày sau khi làm thủ thuật nhưng duy trì vệ sinh răng miệng tốt là điều chắc chắn cần được thực hiện. Nhiều bạn sợ đau, sợ chảy máu mà né tránh việc chải răng, súc miệng… dẫn đến thức ăn đọng vào huyệt ổ răng gây ra tình trạng sưng đau do viêm huyệt ổ răng. Bạn có thể loại bỏ mảnh vụn thức ăn đọng lại ở vị trí huyệt ổ răng bằng cách súc miệng với dung dịch nước muối thậm chí là nước lọc. Chải răng ngày hai lần bình thường ở các vị trí răng miệng khác trên cung hàm.

Trên đây là những hướng dẫn của bác sĩ Hồng Phương về cách giảm đau sau nhổ răng 4, 5 phục vụ chỉnh nha. Bên cạnh đó, cách giảm đau tốt nhất là bạn nên lựa chọn cho mình một địa chỉ nha khoa uy tín với bác sĩ giỏi chuyên môn, kỹ thuật tốt để tiến hành điều trị. Bác sĩ có tâm có tầm sẽ luôn theo sát và đưa ra những chỉ định cũng như cách giảm đau phù hợp nhất với bạn nếu như cần nhổ răng để chỉnh nha. Hi vọng thông tin bài viết trên sẽ hữu ích với bạn đọc, mọi thắc mắc vui lòng để lại thông tin hoặc liên hệ với bác sĩ của chúng tôi theo địa chỉ dưới đây để được tư vấn cụ thể hơn. 

>>> Xem thêm: https://nhakhoathuyanh.com/

Quyền

NHA KHOA THÙY ANH – HỆ THỐNG NHA KHOA UY TÍN HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

‍‍Chuyên sâu về: Niềng răng, trồng răng implant, trồng răng toàn hàm all on 4, nhổ răng khôn, điều trị cười hở lợi, bọc răng sứ, dán sứ veneer, điều trị khớp thái dương hàm…

Hotline: 0869.800.318 – 0965.800.318

Fanpage: fb.com/Thuyanhclinic.HN

Youtube: Youtube.com/nhakhoathuyanh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục
phone
phone no background