Hàn trám răng là gì? Những trường hợp nào cần hàn răng?

Môi trường khoang miệng chứa gần 700 loại vi khuẩn nên bệnh lý về răng miệng gần như gặp ở đại đa số người dân. Trong nha khoa, một trong những thủ thuật sử dụng nhiều nhất là hàn trám răng. Vậy hàn trám răng là gì, những trường hợp nào cần phải hàn trám răng? Bác sĩ Tuệ đến từ khoa phục hình và phẫu thuật trong miệng trực thuộc Nha Khoa Thùy Anh sẽ thông tin tới bạn trong bài viết dưới đây. 

Hàn trám răng là gì?

Hàn răng hay trám răng là một thủ thuật sử dụng các vật liệu để đắp vào những khoảng trống, mô răng bị khuyết của răng. Hàn răng sẽ giúp tái tạo lại hình dáng, kích thước nhằm khôi phục chức năng và thẩm mỹ của răng.

Những trường hợp nào cần hàn trám răng?

Một chiếc răng theo thứ tự từ ngoài vào trong gồm 3 phần: Men răng, ngà răng, tủy răng. Trong các trường hợp răng bị tổn thương đến phần men răng và ngà răng, việc hàn trám là có thể thực hiện được để ngăn chặn tổn thương tiến triển, khôi phục lại hình dáng, chức năng của răng. 

Khi tổn thương đã đến tủy, việc hàn trám răng chỉ thực hiện sau khi đã trải qua quá trình điều trị tủy răng, nhằm loại bỏ sự viêm nhiễm triệt để, nếu không việc hàn lại không khác gì một buồng giam mầm bệnh và tạo áp lực tăng đau lên dữ dội.

Theo đó, những trường hợp nào cần hàn trám răng thì chúng ta sẽ hàn trám răng trong những trường hợp sau đây:

1. Sâu răng

Đây là tình trạng phổ biến nhất có chỉ định phải hàn trám. Sâu răng nguyên nhân là do vi khuẩn phát triển, sử dụng Carbohydrat lên men tạo ra acid, từ đó thay đổi pH trong môi trường miệng, làm hủy khoáng các cấu trúc của răng. Thủ thuật hàn răng sẽ giúp lấy sạch các mô răng bị mất khoáng, ngăn chặn quá trình xâm nhập vi khuẩn vào tủy răng, tránh dẫn đến các bệnh lý của tủy răng, đồng thời phục hồi lại chức năng và giải phẫu.

2. Mòn răng

Răng bị mòn là tình trạng mất dần mô cứng không do sâu răng và được chia làm 4 dạng: Mòn do sự tiếp xúc răng-răng (attrition), ăn mòn răng (erosion) do acid không có nguồn gốc từ vi khuẩn, cọ mòn răng (abrasion) do thói quen chải răng, ăn uống, tiêu cổ răng (abfraction) do răng xoay trục hoặc gây cản trở khi vận động hàm sang bên.

Trong 4 dạng trên, đa số biểu hiện trên lâm sàng là triệu chứng ê buốt khó chịu khi tiếp xúc nóng lạnh. Có nhiều phương pháp giải quyết vấn đề này như sử dụng laser bịt các ống ngà, dùng sản phẩm chống nhạy cảm ngà, và hàn răng là phương pháp phổ biến.

3. Răng chấn thương

Trường hợp răng bị sứt mẻ, gãy vỡ trong quá trình ăn nhai hay do tai nạn, nếu như vẫn chưa ảnh hưởng đến tủy răng, thì hàn răng sẽ được chỉ định để khôi phục lại hình dáng ban đầu, đảm bảo chức năng ăn nhai một cách nhanh chóng.

4. Răng thiếu tính thẩm mỹ

Trong một số trường hợp, hình thể của răng không đồng đều, răng bị nhỏ hay hình dáng răng không đẹp, tạo ra các khe thưa làm nụ cười mất thẩm mỹ thì hàn trám răng là một lựa chọn để khắc phục những tình trạng này.

Những vật liệu hàn răng tốt nhất hiện nay

Khi xác định được trường hợp phải hàn trám răng, một vấn đề bây giờ đặt ra là lựa chọn vật liệu nào để phù hợp cho từng ca, nhằm đảm bảo khôi phục chức năng và thẩm mỹ răng tối ưu nhất. 

Về lịch sử, vật liệu hàn răng đầu tiên là Amalgam ghi lại đầu tiên trong văn bản y học thời nhà Đường vào năm 659, và xuất hiện ở Đức năm 1562. Từ những năm 1800, Amalgam được lựa chọn trở thành vật liệu phục hồi răng phổ biến do chi phí thấp, dễ sử dụng, độ bền và độ cứng tốt. Tuy nhiên Amalgam hiện đã bị hạn chế trên toàn thế giới, do Amalgam có chứa 50% thủy ngân, 20- 35% là bạc và còn lại là các kim loại phụ gia khác. Việc sử dụng thủy ngân đưa vào môi trường miệng là không an toàn và có thể gây tổn hại sức khỏe. 

Ngày nay, vật liệu hàn răng đã được cải tiến rất nhiều để đạt được tính thẩm mỹ và khả năng chịu lực tốt nhất ngoài ra cực kỳ an toàn đối với sức khỏe con người.Các vật liệu hàn răng tốt nhất và phổ biến nhất hiện nay bao gồm:

1. Vật liệu hàn răng composite

Composite phát minh ra từ năm 1960, trải qua hơn 70 năm nghiên cứu và phát triển, đến nay đã rất đa dạng sản phẩm phù hợp với nhiều mục đích sử dụng. Composite có thể được coi là vật liệu hàn răng phổ biến nhất, hiệu quả, đem lại tính thẩm mỹ cao vì giống răng thật, cũng như khả năng chịu lực, chịu mòn tốt. 

+ Về ưu điểm

Composite mô phỏng màu sắc giống răng thật xuất sắc, không giống như các loại vật liệu hàn răng khác, composite có nhiều màu sắc phù hợp với từng tình huống răng khác nhau. Cơ chế dán dính composite vào mô răng theo nguyên lý vi lưu cơ học. Điều này giúp cho composite dính chặt vào răng, giúp khôi phục cấu và khó bị bong mối hàn trong quá trình sử dụng. Thời gian làm việc dài giúp cho việc tạo hình mối hàn trở nên dễ dàng. Khó bị ăn mòn hơn các loại vật liệu hàn răng khác.

 + Về nhược điểm

Loại vật liệu này dễ bị co ngót và sâu thứ phát do trong quá trình trùng hợp, composite thường bị co ngót dẫn đến tạo ra hở vi kẽ, nếu không phát hiện sớm có thể gây sâu răng. Đồng thời phải cô lập hoàn toàn nước bọt trong môi trường miệng, vì nước bọt hay dung dịch khác làm cho khả năng dán dính vào răng bị mất đi, cũng như giảm khả năng trùng hợp để đông cứng của composite.

 Trong trường hợp không thể cô lập được, hoặc ở trẻ em do quá nhiều nước bọt và khó thao tác thì composite hạn chế chỉ định. Composite cũng dễ bị đổi màu, nên sau một thời gian sử dụng, cần phải tái khám để điều chỉnh, thậm chí là thay mối hàn mới.

Về chỉ định, composite sử dụng gần như trong mọi trường hợp đã được đề cập ở trên, đặc biệt là các trường hợp yêu cầu độ thẩm mỹ cao, chi phí không quá lớn.

2. Vật liệu hàn răng Glass ionomer cement (GIC)

Glass ionomer cement hay thường được gọi với tên viết tắt ngắn gọn là GIC, là một loại vật liệu hàn răng ra đời từ năm 1972 bởi Wilson & Kent. GIC là sản phẩm lai giữa Silicate cement và Polycarboxylate cement, cải tiến rất nhiều về các đặc tính lý hóa, vì thế GIC được sử dụng rất rộng rãi ngày nay. 

+ Về ưu điểm

GIC rất dễ thao tác, ưa nước do đó các bác sĩ thường sử dụng để hàn những vị trí răng khó cách ly nước bọt, hay ở trẻ em do lượng nước bọt nhiều. Khác với cơ chế dính vào mô răng bằng vi lưu cơ học của composite, GIC liên kết răng thông qua sự trao đổi ion, điều này giúp giảm hiện tượng co rút, giảm vi kẽ cũng như nhạy cảm sau khi hàn. 

Một ưu điểm rất đặc biệt của GIC là khả năng phóng thích Fluor trong thời gian dài sau khi hàn, hấp thụ Fluor từ các nguồn Fluor tại chỗ, thế nên có thể nói miếng hàn GIC như một bể chứa Fluor giúp ngăn ngừa sâu răng, làm cứng chắc cấu trúc răng. 

+ Về nhược điểm 

GIC dễ bị rạn nứt, dễ bị mòn, khả năng chịu lực kém và GIC cũng không có nhiều màu sắc để lựa chọn. Thời gian làm việc của GIC rất nhanh nên việc tạo hình thể răng không được như mong muốn. Do đó, GIC chỉ định trong các trường hợp hàn răng do sâu răng vẫn còn các thành quách lưu giữ, hay trong những trường hợp mòn cổ răng bị buốt nhiều.

3. Hàn răng bằng sứ nguyên khối

Là loại vật liệu mới được sử dụng gần đây để hàn răng. Đây là loại sứ thủy tinh nhiều tinh thể, đồng nhất phù hợp với cả vùng răng trước và vùng răng chịu lực phía sau. Màu sắc của sứ cũng rất thẩm mỹ, gần như mô phỏng được màu sắc răng cần hàn. Độ khít sát với mô răng gần như tuyệt đối, loại bỏ tình trạng hở vi kẽ gây sâu răng thứ phát.

>>> Xem thêm: https://nhakhoathuyanh.com/phuc-hoi-rang-ham-sau-vo-bang-inlay-onlay-la-nhu-the-nao/

Hàn trám răng giá bao nhiêu?

Giá hàn trám răng hiện nay tại nha khoa Thùy Anh giao động từ 200.000 đ – 4.000.000đ, tùy vào chất liệu hàn răng cần sử dụng, vị trí răng cần hàn và mức độ uy tín của nha khoa bạn lựa chọn điều trị. Dưới đay là bảng giá hàn trám răng tại nha khoa Thùy Anh bạn có thể tham khảo: 

Với hàn trám răng bằng vật liệu thông thường: 

   Dịch vụGiá niêm yết
   Hàn răng hàm200.000đ
   Hàn răng cửa thẩm mỹ300.000đ – 500.000đ

Với hàn trám răng bằng inlay/onlay:

   Dịch vụBảo hànhGiá niêm yết (1 răng)Giá khuyến mãi (1 răng)
Dán răng Inlay/Onlay sứ cho xoang trám loại 1,2,3 10 năm7.000.000đ4.000.000đ

Hàn trám răng giải quyết được rất nhiều vấn đề răng miệng của bạn, và với sự phát triển của vật liệu trong nha khoa, thì việc khôi phục hình dáng thẩm mỹ, chức năng của một chiếc răng đang ngày càng dễ dàng, chính xác hơn bao giờ hết. Hy vọng thông qua bài viết này, các bạn sẽ hiểu được những trường hợp nào cần hàn răng và đến với chúng tôi để giải quyết những vấn đề răng miệng mà bạn đang mắc phải.

NHA KHOA THÙY ANH – HỆ THỐNG NHA KHOA UY TÍN HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

‍‍Chuyên sâu về: Niềng răng, trồng răng implant, trồng răng toàn hàm all on 4, nhổ răng khôn, điều trị cười hở lợi, bọc răng sứ, dán sứ veneer, điều trị khớp thái dương hàm…

Hotline: 0869.800.318 – 0965.800.318

Fanpage: fb.com/Thuyanhclinic.HN

Youtube: Youtube.com/nhakhoathuyanh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục
phone
phone no background