Phục hồi răng hàm sâu vỡ bằng inlay, onlay là như thế nào?

Sâu răng, vỡ răng hay mòn răng là những tổn thương cấu trúc của răng mà bất kì ai cũng có thể gặp phải trong quá trình thực hiện chức năng của bộ răng vĩnh viễn. Các tổn thương này không chỉ ảnh hưởng tới hoạt động ăn nhai hằng ngày mà còn có thể tiến triển nặng lên gây ra các bệnh lý như: ê buốt răng, đau tủy răng hay thậm chí là mất răng. Với sự phát triển của nha khoa hiện đại thì việc phục hồi răng sâu, răng vỡ bằng giải pháp inlay, onlay đang là phương án tốt nhất hiện nay với triết lý bảo tồn tối đa phần răng còn lại mà vẫn khôi phục được toàn vẹn hình thể của chiếc răng ban đầu. 

Hỏi: Inlay, onlay là gì?

Inlay, onlay là giải pháp phục hình răng gián tiếp, những chiếc răng hàm bị sâu, bị mẻ do chấn thương hay bị mòn sẽ được xử lý và tái tạo lại hình thể ban đầu bằng cách tạo ra một phần răng mới có hình thể tương ứng với phần bị mất chất của răng và gắn vào răng bằng chất gắn chuyên dụng trong nha khoa. Phần răng mới này được gọi là miếng dán inlay, onlay. 

Inlay được dùng trong các trường hợp răng bị tổn thương ở phía trên bề mặt nhai hay các phần trũng, phần rãnh của răng. Còn onlay được áp dụng khi răng bị tổn thương rộng hơn từ 2 bề mặt răng trở lên. Bản chất và quy trình thực hiện của 2 loại này tương tự nhau, chỉ khác nhau về mức độ lan rộng của tổn thương nên nội dung dưới đây tác giả sẽ sử dụng từ inlay để đại diện cho loại phục hồi này. 

Inlay có thể được làm từ sứ, vàng hoặc hợp kim. Trong đó inlay bằng sứ được áp dụng phổ biến hơn cả vì có khả năng chịu lực nhai tốt, bền bỉ theo thời gian và đặc biệt màu sắc tương tự như răng thật. 

Đối với những trường hợp răng bị sâu nhỏ ở trên bề mặt nhai như sâu men, sâu hố rãnh hay sâu 1 phần lớp ngà thì bạn có thể thực hiện hàn răng (trám răng) trực tiếp bằng các vật liệu như composite, GIC là đủ mà không cần làm inlay. Tuy nhiên, nếu lỗ sâu lớn phá hủy nhiều cấu trúc của răng thì việc hàn thông thường sẽ khó đảm bảo kết quả tốt và hay gặp phải các vấn đề như:

– Hở kẽ giữa chất hàn và mô răng gây sâu răng tái phát

– Miếng hàn quá lớn nên dễ bị vỡ khi cắn mạnh, phải hàn đi hàn lại

– Miếng hàn bị đổi màu sau một thời gian

– Đặc biệt, không tái tạo lại được hình dạng giải phẫu của chiếc răng cũng như không tạo tiếp xúc với răng kế cận thật tốt dẫn tới nhồi nhét thức ăn vào vùng kẽ và khiến tình trạng sâu răng tái phát.

Khác với hàn răng, miếng dán sứ inlay sẽ được chế tác ở ngoài miệng, có thể cầm trên tay để thao tác một cách tỉ mỉ, chính xác, tạo ra sự khít sát tuyệt đối và tái tạo hình dạng giải phẫu ban đầu của chiếc răng một cách dễ dàng. Ngoài ra, vật liệu làm inlay bằng sứ có độ cứng cao sẽ khắc phục được hiện tượng sứt mẻ sau này. Bạn có thể hoàn toàn yên tâm sử dụng mà không phải lo ngại những vấn đề xảy ra như với hàn răng thông thường.

Inlay, onlay có gì khác so với bọc, chụp răng?

Trước đây, với những trường hợp răng bị sâu vỡ lớn thì mọi người thường nghĩ đến phương án bọc răng. Tuy nhiên, khi bọc răng thì chiếc răng sẽ bị mài nhỏ đi khá nhiều và mài cả vào những phần mô răng lành mạnh. Với phương án inlay thì bác sĩ chỉ cần dùng mũi khoan loại bỏ đi những phần mô răng bị sâu và giữ lại gần như nguyên vẹn phần mô răng thật còn lại. Như vậy, vừa bảo tồn tối đa mô răng, vừa tránh được những nguy cơ như ê buốt do việc mài răng gây ra.

Quy trình thực hiện inlay, onlay như thế nào?

Để thực hiện dán sứ inlay, bạn sẽ cần trải qua 2 buổi hẹn với nha sĩ. Ở buổi hẹn đầu tiên, bác sĩ sẽ khám và đánh giá vị trí tổn thương, chụp phim Xq để xác định tình trạng của tủy răng. Nếu chiếc răng đã bị vào tủy thì nha sĩ sẽ loại bỏ hết tủy viêm và hàn lại trước khi thực hiện làm inlay hoặc bọc răng. Trường hợp nếu chiếc răng chưa bị ăn vào tủy, nha sĩ sẽ làm sạch hết phần mô răng bị sâu, bị mục nát, vỡ mẻ hay quá mỏng. Sau đó lấy khuôn và chụp ảnh so màu răng. 

Kết thúc buổi hẹn đầu tiên, vị trí lỗ sâu cũng sẽ được lấp đầy bằng chất hàn tạm để bạn có thể ăn uống bình thường mà không bị mắc thức ăn vào trong khoảng thời gian chờ đợi. Sau khoảng 2 – 3 ngày được chế tác ở labo, ở buổi hẹn thứ 2, nha sĩ sẽ tiến hành thử và gắn cố định miếng inlay lên trên răng, làm sạch chất gắn dư và đánh bóng là hoàn tất quy trình. Thời gian cho mỗi lần hẹn sẽ khoảng 30 phút.

Vậy miếng dán inlay sau khi gắn thì có thể bị bong ra hay không? Thực chất thì miếng inlay sẽ được gắn vào răng theo cơ chế dán dính khác hoàn toàn với cơ chế lưu giữ của bọc răng. Chất gắn được sử dụng cũng sẽ là chất gắn chuyên dụng dành riêng cho việc dán, có lực dán dính rất lớn đảm bảo miếng inlay sau khi gắn không thể bong ra được. Tại nha khoa Thùy Anh thì mỗi miếng sứ inlay sẽ được bảo hành 1 đổi 1 trong khoảng 10 năm liên quan tới các vấn đề sứt, mẻ, bong, sút nên bạn có thể hoàn toàn yên tâm sử dụng. Và đương nhiên, nếu bạn chăm sóc tốt theo hướng dẫn thì inlay cũng có thể tồn tại suốt đời theo răng thật.

Chi phí để thực hiện inlay, onlay?

Chi phí để thực hiện phục hồi inlay sẽ phụ thuộc vào loại vật liệu bạn lựa chọn, với các vật liệu như inlay kim loại, inlay composite sẽ có chi phí rẻ hơn so với inlay sứ. Chi phí cho 1 phục hồi inlay sứ tại phòng khám chúng tôi sẽ dao động từ 4 – 6 triệu/răng.

Răng thật luôn luôn là tốt nhất nên bạn hãy cố gắng chăm sóc răng miệng hằng ngày thật tốt, chải răng 2 lần mỗi ngày, dùng chỉ tơ nha khoa nếu có mắc thức ăn ở kẽ răng và đi khám răng miệng định kỳ 6 tháng một lần để phát hiện những tổn thương trên răng ở giai đoạn sớm. Phương án inlay, onlay cũng như các phương án phục hồi răng khác đều sẽ có những chỉ định riêng của nó. Hi vọng thông tin bài viết sẽ hữu ích với bạn đọc, mọi thông tin cần tư vấn vui lòng để lại thông tin hoặc liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ dưới đây.

>>> Xem thêm: https://nhakhoathuyanh.com/lam-rang-su-tham-my-phuong-phap-phuc-hinh-rang-tot-nhat-hien-nay/

NHA KHOA THÙY ANH – HỆ THỐNG NHA KHOA UY TÍN HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

‍‍Chuyên sâu về: Niềng răng, trồng răng implant, trồng răng toàn hàm all on 4, nhổ răng khôn, điều trị cười hở lợi, bọc răng sứ, dán sứ veneer, điều trị khớp thái dương hàm…

Hotline: 0869.800.318 – 0965.800.318

Fanpage: fb.com/Thuyanhclinic.HN

Youtube: Youtube.com/nhakhoathuyanh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục