Răng sâu vào tủy: Triệu chứng nhận biết và cách điều trị hiệu quả

Sâu răng là căn bệnh răng miệng phổ biến và tỉ lệ mắc bệnh này trong cộng đồng đang tăng dần do nhu cầu sử dụng đồ ngọt ngày càng nhiều hơn. Trường hợp bạn bị sâu răng kèm theo tình trạng ê buốt, đau nhiều thì cần thận trọng vì có thể răng sâu ăn vào tủy. Bài viết dưới đây sẽ thông tin tới bạn nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị tình trạng răng sâu vào tủy. 

Thông tin về tình trạng sâu răng

Theo Tổ chức y tế thế giới (2017) sâu răng là một vấn đề sức khỏe cộng đồng lớn và là bệnh không lây nhiễm phổ biến nhất trên toàn thế giới. Tuy có thể phòng ngừa được nhưng tỷ lệ sâu răng toàn cầu vẫn ở mức cao trong 25 năm qua. 

Ở Việt Nam có hơn 90% người có bệnh về răng miệng, trong đó 80% trẻ em bị sâu răng sữa và 85% người lớn bị sâu răng vĩnh viễn (Bộ Y Tế, 2022). Sâu răng gây ê buốt hoặc đau nhức khó chịu, làm giảm chất lượng cuộc sống, nặng hơn là viêm nhiễm, áp xe, nhiễm trùng toàn thân. Từ những thông tin nêu trên cho thấy sâu răng là căn bệnh đa số mọi người đều mắc phải, ít nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe, kinh tế và chất lượng sống. Do vậy, tìm hiểu về sâu răng, cách điều trị và dự phòng là thực sự cần thiết.

Nguyên nhân sâu răng hay được nhắc đến đó là tiêu thụ đồ ăn thức uống nhiều đường như bánh kẹo ngọt, nước có đường, vệ sinh răng miệng không tốt. Dưới góc nhìn y khoa, khi sử dụng các sản phẩm có đường, đường từ thức ăn như nguồn nguyên liệu cho các vi khuẩn trong khoang miệng sinh sôi, phát triển. 

Vi khuẩn S.mutans được cho là tác nhân chủ yếu gây sâu răng, chúng sẽ chuyển hóa đường thành acid, vì lẽ đó nên thường sau khi ăn đồ ngọt miệng bạn sẽ có vị chua. Khi nồng độ acid tăng lên thì hiện tượng hủy khoáng xảy ra. Thời gian, tần suất tiếp xúc với đường càng lâu và càng nhiều, mức độ phá hủy men răng càng lớn . Ở giai đoạn men răng tức lớp ngoài cùng của răng bị phá hủy người bệnh sẽ không thấy có triệu chứng, nếu có sẽ là những đốm trắng hay vệt nhỏ màu vàng, nâu hoặc đen trên bề mặt răng biểu thị cho sự mất khoáng 

Khi không được thăm khám và phát hiện kịp thời, sâu răng tiếp tục tiến triển tới những lớp sâu hơn là ngà răng, ngà thì mềm hơn men nên sâu răng rất nhanh tạo thành những lỗ sâu thực sự màu nâu đen. Tùy vào mức độ tổn thương  mà bạn sẽ cảm thấy ê buốt ít hoặc nhiều, sự khó chịu đôi khi chỉ là thoáng qua nên bạn thường không để tâm và lãng quên chúng cho tới khi răng bắt đầu ê buốt kéo dài hoặc đau nhức. Cái dở của tổn thương sâu răng là tính chất âm thầm không đau của nó. Nếu giả sử nó gây đau thấy rõ cho bệnh nhân thì có lẽ mọi lỗ sâu đều được can thiệp sớm và như thế chẳng mấy ai bị viêm tủy do sâu răng. Sâu răng gây đau thường là khi đã tấn công vào tủy răng. 

Khi xuất hiện những cơn đau dai dẳng, hay xảy ra về đêm, đau giật lên đỉnh đầu khiến mất ngủ và dù uống thuốc giảm đau nhưng không thuyên giảm thì rất có thể răng đã bị sâu vào tủy.Tủy răng là phần tổ chức giàu mạch máu, thần kinh có nhiệm vụ nuôi dưỡng và cảm giác cho chiếc răng. Khi sâu răng tới tủy, mô tủy viêm và phân hủy tạo áp lực lớn xuống chóp chân răng khiến người bệnh đau dữ dội, và chỉ gặp nha sỹ lấy bỏ tổ chức tủy viêm thì cơn đau mới chấm dứt và bạn có thể khỏi hoàn toàn. 

Triệu chứng sâu răng gây viêm tủy

Dưới đây là những cách nhận biết triệu chứng răng sâu vào tủy: 

1. Dựa vào cảm giác của bản thân

Khi bạn đi khám răng, nha sĩ thường hỏi: Răng có buốt hay đau không? Đau buốt như thế nào? Có đau về đêm hay là không?… Đấy chính là cách nha sĩ khai thác thông tin về cảm giác của bạn để có thể chẩn đoán sơ qua tình trạng bệnh mà bạn đang mắc phải. Cảm nhận cơ năng của bệnh nhân là một tiêu chí mà có thể đánh giá chính xác tới 90% trường hợp sâu răng đã vào tủy hay chưa.

Những cảm giác khó chịu thường hay gặp khi bị sâu răng viêm tủy: 

Thứ 1: Ê buốt răng nhưng chưa hẳn là đau

Ê buốt sẽ thường xảy ra khi có các kích thích như: ăn uống đồ nóng, lạnh; thức ăn giắt vào lỗ sâu; hoặc khi bạn rít gió,… Khi dừng các kích thích trên, cơn ê buốt sẽ qua đi nhanh chóng hoặc chỉ kéo dài < 1 phút. Những trường hợp này sâu thường sẽ mới chỉ đến vùng ngà răng mà chưa vào tủy. 

Hướng xử lý: Bác sĩ sẽ thường thực hiện là hàn răng để ngăn chặn vùng sâu phát triển. Một số ít trường hợp sâu quá sát tủy thì sau khi hàn cũng cần theo dõi, nếu tình trạng ê buốt không hết cần phải lấy tủy ngay.

Thứ 2: Cảm giác đau

Đau có thể xảy ra mỗi lần ăn uống, tuy nhiên nhiều trường hợp đau vẫn kéo dài dai dẳng từ vài phút cho tới vài giờ đồng hồ dù không hề ăn nhai gì cả. Cơn đau có thể kéo dài liên tục hoặc ngắt quãng, lan lên đầu, thái dương, giật theo nhịp mạch đập. Đau tăng lên nặng hơn ở tư thế nằm hoặc vào ban đêm khiến bạn không thể nghỉ ngơi. Việc đau kéo dài ảnh hưởng nhiều tới đời sống sức khỏe cũng như là tinh thần. 

Hướng xử lý: Bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau và sẽ đỡ, tuy nhiên một vài trường hợp uống thuốc cũng không có tác dụng hoặc sau khi hết thuốc cơn đau sẽ trở lại và dữ dội hơn. Lúc này thì gần như chắc chắn chiếc răng của bạn đã bị sâu vào tủy và cần phải được điều trị tủy để giải quyết hoàn toàn cơn đau này.

rang-sau-vao-tuy

Thứ 3: Đau nhưng bạn vẫn cố chịu được hoặc uống thuốc giảm đau liên tục và cơn đau qua đi

Tình trạng đau này không dữ dội như trường hợp thứ 2. Nhưng một thời gian sau bạn thấy lợi ở vùng răng tương ứng sưng lên, xuất hiện ổ mủ, thoát dịch và có mùi rất khó chịu. Lúc này bạn có thể thấy đau âm ỉ hoặc hoàn toàn không đau. 

Trường hợp này là sau khi sâu răng ăn vào tủy gây ra đợt viêm tủy cấp gây đau, tủy sẽ bắt đầu chết dần dần và bị phân hủy bởi vi khuẩn. Mô hoại tử đi xuống qua chóp chân răng và gây viêm ở vùng xương quanh chóp. Lâu ngày sẽ hình thành các ổ viêm, ổ mủ và thoát ra phía ngoài lợi. 

Hướng xử lý: Bạn có thể thực hiện điều trị tủy để giữ lại răng tuy nhiên tỷ lệ thành công giảm rất nhiều do tình trạng viêm nặng nề sau một thời gian dài. Bởi vậy bạn hãy đi kiểm tra và điều trị ngay khi có các cơn đau đầu tiên xuất hiện. Khi ấy tỷ lệ điều trị thành công để giữ lại răng sẽ cao hơn.

Thứ 4: Gõ nhẹ vào chiếc răng sâu

Bạn có thể dùng 1 cây đũa gõ vào răng đang bị sâu và các răng kế bên để so sánh mức độ đau. Nếu gõ vào răng thấy đau nhiều thì chắc chắn đã bị sâu răng đến tủy

Cách khác là bạn cắn 2 hàm lại với nhau và có cảm giác chiếc răng nó trồi lên cao hơn các răng khác thì lúc này không những sâu răng vào tủy gây viêm mà còn chuyển sang viêm quanh chóp cấp thậm chí là áp xe quanh chóp cấp. Cần được chữa trị sớm nếu không muốn các biến chứng nguy hiểm như là viêm mô tế bào, viêm quanh răng, áp xe quanh răng,…

2. Quan sát chiếc răng sâu

Kích thước lỗ sâu càng lớn thì nguy cơ sâu răng đã lan đến ngà răng và đến tủy răng là càng cao. 

Màu sắc của chiếc răng sâu cũng phản ánh được mức độ sâu, nếu nó đã chuyển sang màu khác với các răng bên cạnh như: màu vàng hơn, màu nâu hoặc xanh đen,.. thì thông thường sâu răng ăn vào tủy và gây chết tủy từ lâu sau đó bị đổi màu do mô răng sâu hoặc nhiễm màu từ đồ ăn, thức uống,…

Sâu răng ăn vào tủy có nguy hiểm không?

Sâu răng đến tủy là giai đoạn nguy hiểm vì răng đã sâu nặng và gây viêm nhiễm lan tới tủy. Khi gặp phải biến chứng của sâu răng này bạn sẽ phải đối điện với cơn đau nhức kho chịu, đôi lúc là những cơn đau không thuyên giảm, kéo dài nhiều ngày. Bên cạnh đó là những hậu quả nghiêm trọng do sâu răng vào tủy có thể kể tới như: 

– Phần sâu răng tạo hốc cùng với những chiếc răng bị vỡ, mẻ hình hình thành nên chỗ lưu trữ thức ăn khiến miệng bị hôi. Phần răng sứt mẻ thường có lợi ở kẽ răng bò vào lấp kín hốc sâu khiến phần lợi bị sưng, chảy máu khi ăn nhai gây viêm nhiễm và dẫn tới hôi miệng. 

– Mô răng bị phá hủy khiến việc ăn nhai bị ảnh hưởng, răng nhạy cảm với đồ ăn nóng, lạnh gây ra cơn ê buốt răng thậm chí là đau lên tận đầu. Việc ăn uống giảm sút gây ảnh hương tới sức khỏe. 

– Tủy răng bị viêm nhiễm gây các biến chứng nguy hiểm như viêm cuống răng, viêm chóp răng, áp xe ổ chân răng nhiễm trùng lan sang các răng bên cạnh và tổ chức quanh răng. Nặng nhất sẽ gây mất răng vĩnh viễn. 

Với những biến chứng nguy hiểm trên của bệnh sâu tủy răng, khi phát hiện ra những triệu chứng bất thường bạn cần tới các nha khoa uy tín để tiến hành điều trị sớm nhất có thể.

Cách điều trị răng sâu vào tủy

Khi phát hiện ra các triệu chứng của tình trạng sâu răng ăn vào tủy bạn cần tới gặp bác sĩ nha khoa, tùy vào tình trạng mà bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị cụ thể: 

1. Điều trị tủy trị sâu tủy răng 

Đây là cách phổ biến, bác sĩ sẽ gây tê rồi tiến hành mở buồng tủy và lấy sạch phần tủy bị viêm nhiễm ở buồng và các ống tủy. Rồi sau đó làm bơm rửa làm sạch các ống tủy và tiến hành tạo hình trám bít các ống tủy để ngăn tình trạng viêm nhiễm phát triển trở lại. 

Sâu răng vào tủy sau khi điều trị sẽ không còn đau nhức nữa. Nhưng do đã loại bỏ tủy nên răng không còn được nuôi dưỡng, trở nên giòn, dễ vỡ. Bởi vậy các bác sĩ khuyên ban sau khi điều trị răng sâu vào tủy thì nên thực hiện bọc sứ để khôi phục hình thể răng, đảm bảo ăn nhai chắc chắn và giúp duy trì tuổi thọ của răng. 

>>> Xem thêm: https://nhakhoathuyanh.com/chua-tuy-rang-trai-qua-nhung-buoc-nhu-the-nao/

2. Cắt chóp răng 

Biện pháp này áp dụng cho trường hợp sâu răng vào tủy gây viêm nhiễm vùng chóp răng. Bác sĩ sẽ tiến hành gây tê, mở lợi, loại bỏ xương để lộ phần chóp bị nhiễm trùng và ổ viêm ở chân răng. Sau đó là hàn kín và lấp đầy lỗ hổng chân răng rồi khâu kín niêm mạc đã mở ra lúc đầu. 

3. Nhổ răng sâu tủy răng 

Trường hợp răng sâu ăn vào tủy quá nặng và không thể điều trị bảo tồn răng thì chỉ định nhổ răng sẽ được bác sĩ đưa ra để tránh tình trạng viêm nhiễm tủy răng gây ảnh hưởng tới các răng khác. Sau khi nhổ răng để đảm bảo khả năng ăn nhai tốt, tính thẩm mỹ cho gương mặt và tránh hậu quả do mất răng gây nên thì trồng răng implant là giải pháp bạn nên thực hiện. 

Trên đây là một số phương pháp đơn giản giúp các bạn nhận biết tình trạng răng của mình đã bị sâu răng vào tủy chưa cũng như những cách điều trị để tránh khỏi cơn đau do răng sâu vào tủy gây nên. Nếu đang gặp tình trạng tương tự hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn giải pháp tốt nhất bạn nhé. 

NHA KHOA THÙY ANH – HỆ THỐNG NHA KHOA UY TÍN HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

‍‍Chuyên sâu về: Niềng răng, trồng răng implant, trồng răng toàn hàm all on 4, nhổ răng khôn, điều trị cười hở lợi, bọc răng sứ, dán sứ veneer, điều trị khớp thái dương hàm…

Hotline: 0869.800.318 – 0965.800.318

Fanpage: fb.com/Thuyanhclinic.HN

Youtube: Youtube.com/nhakhoathuyanh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục
phone
phone no background