Bác sĩ giải đáp 1001 câu hỏi thắc mắc về niềng răng (phần 2)

Ở phần 1, bác sĩ Đăng đến từ nha khoa Thùy Anh đã giải đáp vấn đề niềng răng là gì? Quy trình thực hiện ra sao, chi phí là bao nhiêu? Trong bài viết này chúng ta cùng tìm hiểu những câu hỏi tiếp theo xung quanh vấn đề niềng răng nhé. 

Giải đáp các câu hỏi về niềng răng (phần 2)

Niềng răng có gây hỏng răng không?

Niềng răng không hề làm yếu răng và hỏng răng mà còn khiến răng khỏe mạnh hơn. Vì sao vậy? Như các bạn biết khi bị lệch lạc răng các bạn sẽ rất khó khăn trong việc vệ sinh răng miệng, dẫn đến nguy cơ viêm lợi, viêm quanh răng và mất răng sớm. Sau niềng răng bạn sẽ có hàm răng đều đặn thuận lợi cho vệ sinh nên răng hiển nhiên sẽ khỏe ra.

Mặt khác, có nhiều lệch lạc khớp cắn gây rối loạn khớp thái dương hàm, cần được sửa chữa bằng điều trị niềng răng. Niềng răng không chỉ để đẹp mà còn để khỏe.

Lệch lạc răng hoặc sự truyền lực nhai không theo hướng thuận lợi cũng làm giảm hiệu quả ăn nhai, và niềng răng sẽ đưa đến cho bạn một khớp cắn được tối ưu hóa.

Các bạn hoàn toàn yên tâm, chỉ những người không có chuyên môn mới nghĩ rằng niềng răng gây hỏng răng. Thực tế khoa học về niềng răng đã có lịch sử hàng trăm năm, với những nghiên cứu rất sâu sắc và chất lượng. Niềng răng là điều trị văn minh và an toàn khi bạn tìm được 1 nha sĩ giỏi.

Nếu phải nhổ răng khi niềng, có gây ảnh hưởng gì không?

Các trường hợp bắt buộc phải nhổ răng khi điều trị niềng răng gồm:

+ Răng lệch lạc, chen chúc nhiều

+ Điều trị ngụy trang sửa hô, vẩu

+ Răng lung lay, tiêu xương nhiều không thể giữ lại

+ Các răng mất chất nhiều, nội nha hỏng, răng ngầm không thuận lợi

Bạn không nên quá lo lắng về việc mình phải nhổ răng theo chỉ định của nha sĩ, bởi vì sau khi nhổ răng, nha sĩ sẽ tiến hành đóng khoảng nhổ khít lại, bạn sẽ không phải trồng răng giả vào khoảng nhổ này.

Giữa những cái có lợi mình phải chọn cái có lợi nhiều hơn, và giữa những cái có hại mình sẽ phải chọn cái có hại ít hơn. Thật khó để nói nhổ răng chỉnh nha không gây hại, tuy nhiên nếu đem so với cái hại gây ra do lệch lạc răng, do mất thẩm mỹ nụ cười khiến bạn mất tự tin, duyên dáng trong cuộc sống thì có thể khẳng định: “Bạn hoàn toàn có thể yên tâm làm theo chỉ định nhổ răng của nha sĩ”.

Trong một số tình huống có thể chọn nhổ răng và không nhổ răng đều được. Bác sĩ sẽ thông báo cho các bạn kết quả cuối cùng nếu mình điều trị không nhổ răng. Nếu bạn chấp nhận kết quả không nhổ răng thì vẫn có thể được.

Theo kinh nghiệm của chúng tôi, không nhổ răng thì thời gian điều trị các bạn phải chấp nhận dài hơn, ngoài ra răng có thể vẫn hơi đưa ra ngoài sau điều trị. Với tiêu chí đẹp của phương Tây thì việc răng đưa ra ngoài tí xíu là đẹp là quyến rũ, nhưng có thể với người Việt Nam thì chúng ta lại không chấp nhận. Vì vậy, việc mô tả kết quả dự đoán trước để đưa đến thỏa thuận giữa nha sĩ và bệnh nhân là rất quan trọng.

>>>> Tìm hiểu phương pháp niềng răng khắc phục tình trạng 9630 TẠI ĐÂY

Niềng răng có bị giảm cân hay không?

Có một tỷ lệ rất cao các bạn niềng răng bị giảm cân, tuy nhiên nguyên nhân không phải do quá trình di chuyển răng gây hại mà chủ yếu đến từ việc đeo khí cụ khiến các bạn khó khăn trong việc ăn uống. Ngoài ra để tránh nguy cơ bong, rơi mắc cài các bạn cũng phải kiêng những đồ ăn quá cứng, quá dẻo.

Tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp niềng răng tăng cân, các bạn feedback lại rằng các bạn vẫn ăn khỏe, ngủ khỏe. Rõ ràng, nếu bạn ý thức tự giác về ăn uống và bổ sung dinh dưỡng, thì sẽ không có ảnh hưởng đến cân nặng, mặc dù thực sự quá trình niềng răng sẽ gây khó khăn cho việc ăn uống.

Niềng răng có phải bị hóp má không?

Do trong quá trình niềng răng, bạn sẽ phải kiêng ăn đồ cứng một cách tương đối, nhiều bạn nữ biếng ăn thì niềng răng lại càng biếng ăn hơn, cho nên hoạt động nhai giảm xuống, dẫn đến cơ nhai không được tập thể dục thường xuyên nên bị hóp. 

Với các bạn nam thì không bị hiện tượng này do các bạn nam thường hoạt động ăn uống sẽ tốt hơn. Hiện tượng hóp má chỉ tức thời, sau khi bỏ niềng răng các bạn ăn uống thoải mái, thì sẽ có một gương mặt đẹp bình thường.

Chỉ niềng răng 1 hàm thì có được không? 

Trong tất cả các trường hợp hầu như các bạn phải niềng 2 hàm thì mới đạt được kết quả tối ưu. Việc niềng răng không chỉ là sắp các răng hàm trên sao cho đẹp mà còn chứa đựng rất nhiều các tiêu chuẩn liên hàm, ăn khớp, tính ổn định…

Trong một số trường hợp rất đặc biệt, khi chỉ cần điều chỉnh rất ít các răng hàm trên và việc điều chỉnh này không ảnh hưởng đến việc ăn khớp các răng hàm dưới hoặc cần hỗ trợ mài chỉnh rất ít thì vẫn thực hiện được.

Ví dụ: Hàm trên lệch lạc ít và chỉ cần cắt kẽ là có thể xoay được các răng hoặc tương quan ăn khớp 2 hàm vẫn ổn định.

Tuy nhiên nếu cần thay đổi hẳn vị trí các răng hàm trên, sự thay đổi này làm thay đổi tương quan khớp cắn khi đóng hàm, thì sẽ gây rất nhiều vấn đề như thay đổi kích thước dọc, vấn đề tái phát, mòn răng, chấn thương khớp cắn…

Niềng răng một hàm cũng có thể sử dụng trong một số trường hợp lệch lạc nhẹ ở trẻ đang tăng trưởng với những kiểu gắn 4X2, 6X2…Nhưng đây chỉ là can thiệp sớm trước khi có thể sẽ phải bước vào chỉnh nha 2 hàm toàn diện sau đó. 

Cách vệ sinh răng miệng trong quá trình niềng răng thế nào?

Việc chăm sóc vệ sinh răng miệng trong thời kỳ niềng răng là vô cùng quan trọng, vì quá trình niềng răng phải đeo rất nhiều khí cụ nên ngoài các biện pháp vệ sinh răng miệng thường quy hằng ngày, các bạn cần chú ý:

+ Chải răng nhẹ nhàng, đúng cách theo động tác chải dọc hoặc xoay tròn. Nếu bạn thấy khó khăn có thể múa bàn chải máy. Bàn chải máy hoạt động theo cơ chế rung. Sẽ rất sạch và dễ chịu cho bạn.

+ Sử dụng chỉ tơ nha khoa và bàn chải kẽ răng lấy sạch thức ăn

+ Sử dụng nước súc miệng, tăm nước

+ Được nha sĩ vệ sinh định kỳ hàng tháng bằng cách dụng cụ chuyên dụng

Khi các khí cụ cọ vào môi má lưỡi,  phải báo cho nha sĩ để xử lý.

+ Không ăn những thực phẩm dai, cứng, dẻo tránh bong khí cụ.

Thời gian niềng răng trong bao lâu?

Thời gian điều trị niềng răng tính bằng đơn vị năm, bác sĩ chỉnh nha không chỉ làm công việc điều trị chuyên môn mà còn là 1 người bạn nữa. Bạn và bác sĩ của mình nên trao đổi nhiều với nhau, những thắc mắc của bạn nên trao đổi thẳng thắn với bác sĩ. Ngoài ra cần cảm thông cùng nhau vượt qua quá trình điều trị dài và có nhiều ý nghĩa. Sự tin tưởng và thiện chí là cực kỳ quan trọng.

Bạn có thể tham khảo chi tiết giải đáp về những thắc mắc liên quan tới vấn đề niềng răng của bác sĩ Đăng tại video sau: 

NHA KHOA THÙY ANH – HỆ THỐNG NHA KHOA UY TÍN HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

‍‍Chuyên sâu về: Niềng răng, trồng răng implant, trồng răng toàn hàm all on 4, nhổ răng khôn, điều trị cười hở lợi, bọc răng sứ, dán sứ veneer, điều trị khớp thái dương hàm…

Hotline: 0869.800.318 – 0965.800.318

Fanpage: fb.com/Thuyanhclinic.HN

Youtube: Youtube.com/nhakhoathuyanh

4 thoughts on “Bác sĩ giải đáp 1001 câu hỏi thắc mắc về niềng răng (phần 2)

    • Nha Khoa Thuỳ Anh says:

      Chào bạn, thông thường mình có thể nhổ 2 chiếc ở cùng 1 bên trước để bên còn lại mình có thể ăn nhai. Sau khoảng 1-2 tuần khi vị trí nhổ răng ổn định rồi thì mình có thể nhổ tiếp bên còn lại bạn nhé
      Để được tư vấn cụ thể hơn, bạn có thể Inbox vào fanpage: fb.com/thuyanhclinic hoặc gọi tới số hotline 0869800318 – 0965800318 nhé ạ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục