Vai trò quan trọng của chụp phim CT Conebeam trong chỉnh nha

Rất nhiều bệnh nhân chỉnh nha thắc mắc khi được yêu cầu chụp CT Conebeam hay còn gọi Chụp cắt lớp vi tính hàm mặt dựng hình 3D. Đại đa số niềng răng chỉ cần sử dụng 2 phim phổ thông là phim X – quang răng toàn cảnh Panorama và phim mặt nghiêng Cephalometric. Liệu rằng chụp CT Conebeam có thừa thãi hay có ý nghĩa đặc biệt nào mà bạn chưa biết? Trong bài viết dưới đây, bác sĩ Đăng – nha khoa Thùy Anh dã thông tin tới bạn về vai trò của máy chụp phum CT conebeam trong chỉnh nha, mời các bạn cùng tham khảo. 

Máy chụp phim CT ConeBeam là gì? 

Từ CTCB là viết tắt của cụm tiếng Anh Cone Beam Computed Tomography, mang ý chỉ một kỹ thuật chụp cắt lớp với chùm tia hình nón, sử dụng công nghệ máy tính tiên tiến dựng hình ảnh 3D xương – mô mềm, mô cứng. Trong quá trình chụp, máy sẽ quay 360 độ để có thể quét tất cả các góc, đảm bảo tính chính xác của phim. 

Kỹ thuật này mang đến rất nhiều ưu điểm so với phim X – quang thông thường, đầu tiên phải kể đến độ phân giải hình ảnh cao, có thể phóng to và thu nhỏ tùy ý. Ngoài ra trên phần mềm, nha sỹ có thể xem mọi góc độ kể cả những góc rất khó không thể xem được với kỹ thuật trước đây. 

CTCB ngày càng ứng dụng mạnh mẽ vào điều trị nha khoa, nhất là các trường hợp như phẫu thuật cười hở lợi, cấy ghép Implant, cấy minivis, bộc lộ răng ngầm, …

Hiện nay hầu hết các mảng nha khoa đều ứng dụng CTCB để nâng cao chất lượng điều trị cho khách hàng. Niềng răng cũng không ngoại lệ, khi nha sỹ cần đến phim chụp CTCB của bạn tức là họ cần một thông tin yêu cầu sự chính xác cao mà dữ liệu thu thập truyền thống chưa đủ để cung cấp đươc

+ Thứ nhất sử dụng phim CT conebeam xem các tổn thương Răng – Hàm – Mặt 

Một số trường hợp biểu hiện lâm sàng chưa rõ ràng hoặc không có như: nứt gãy răng do sang chấn, u nang xương hàm, gãy nứt xương, … Rất khó để có thể kiểm soát và đưa ra chẩn đoán ngay từ lần đầu thăm khám. Không ít khách hàng đến nha khoa với tâm thế muốn làm luôn, làm ngay nhưng tình trạng sức khỏe răng miêng chưa tốt. Cao răng – viêm lợi, mảng bám chính là kẻ thù hủy diệt xương ổ răng. Tiêu quá nhiều xương, tụt lợi lộ chân răng, ăn nhai kém sẽ khiến việc niềng răng trở nên vất vả, thậm chí nhiều trường hợp phải loại bỏ một vài răng quá yếu. 

Tất cả những vấn đề u nang, bất thường trong xương này cần phải được phát hiện sớm trước khi gắn niềng. Và CT conebeam giúp bạn khảo sát từng mm xương vì vật sẽ không bỏ sót bất cứ bệnh lý nào. 

Bạn nhỏ đến với phòng khám vì răng vĩnh viễn mãi chưa mọc, chụp phim CTCB lên nha sỹ phát hiện có răng ngầm kèm nang đã gây cản trở quá trình mọc răng vĩnh viễn của bạn ấy. Vì thế chỉ định trong trường hợp này là nhổ bỏ răng thừa ngầm có nang.

Như vậy bạn thấy, hình ảnh 3D rõ nét, trực quan sẽ giúp ích cho cả đôi bên hiểu nhau hơn, dễ trao đổi và kiểm soát tất cả nguy cơ trước khi bước vào hành trình niềng răng kéo dài vài năm liên tục. 

+ Thứ hai theo dõi răng ngầm – kéo răng ngầm 

Răng ngầm luôn thách thức. Có một sự thật là răng giả dù tốt tới đâu cũng không thể tốt bằng răng thật. Vì vậy mong muốn kéo răng ngầm của khách hàng rất chính đáng và ngày càng nhiều. Để chẩn đoán chính xác hướng mọc, độ nghiêng gần – xa, trong – ngoài của răng giúp phẫu thuật bộc lộ răng ngầm diễn ra thuận lợi nhất, CT cone beam là 1 tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán. 

Trường hợp bạn khách hàng có răng khôn hàm trên mọc ngầm và vị trí không thuận lợi nên nha sỹ đã quyết định mở xoang để nhổ răng, sau đó vá màng xoang bằng màng Collagen & PRF. Sau 3 tuần lành thương hoàn toàn, bạn ấy không đau và không có bất cứ triệu chứng xoang – mũi nào kể từ sau khi nhổ răng.

Đồng thời CTCB là cánh tay phải hỗ trợ đắc lực khi răng khôn không còn “khôn”. Với vị trí nhạy cảm nằm sát ống thần kinh, liên quan trực tiếp đến dây thần kinh V3 nếu không khảo sát kỹ trước nhổ có thể xảy ra một số biến chứng như: tê bì cằm, môi, lưỡi kéo dài, đứt dây thần kinh, …

+ Thứ ba theo dõi tình trạng cắm vis

Bạn khách hàng được chỉ định cắm vis IZC để kéo di xa hàm trên, sau khi can thiệp nha sỹ đã chụp phim CTCB kiểm tra hướng vis để xác nhận song song với trục răng, tạo điều kiện thuận lợi nhất trong quá trình kéo.

Trong những thập kỷ gần đây, minivis hay còn gọi mini implant xuất hiện ngày càng nhiều trong niềng răng, mang lại hiệu quả neo chặn tuyệt đối. Việc kéo đóng khoảng hay di xa răng đã có giải pháp tối ưu tuy nhiên can thiệp cũng cần đòi hỏi chính xác. 

CTCB cho phép nha sỹ khảo sát lượng xương ở các vị trí, đánh giá điểm đặt vis phù hợp và hướng tác động lực thuận lợi nhất trong quá trình di chuyển răng. Đồng thời biết được tính ổn định của vis hỗ trợ trong việc lên kế hoạch lâu dài cho khách hành. 

+ Thứ tư kiểm soát trục chân răng

Một case lâm sàng bị bật chân răng ra ngoài xương ổ trong quá trình chỉnh nha và được bác sỹ đưa về đúng vị trí. Nếu như chỉ có những phim chụp 2D thông thường, rất khó để có thể theo dõi tình trạng này.

Theo khảo sát trên các trang mạng xã hội, group niềng răng thì top tìm kiếm luôn có một vấn đề liên quan tới tiêu chân răng, lòi chân răng, nghiêng răng không kiểm soát, … trong điều trị chỉnh nha. Tuy rằng hiện tại ngành nha khoa đã phát triển hơn so với trước kia, song chỉ cần không kiểm soát chặt chẽ chân răng thì hậu quả hoàn toàn có thể xảy ra. Và kiểm soát vị trí chân răng nhất định phải dùng CT Conebeam, đây là phương tiện duy nhất giúp bạn an tâm hoàn toàn về vị trí chân răng trong xương đúng vị trí. 

+ Thứ năm phát hiện sớm bệnh lý khớp thái dương hàm

Đánh giá khớp thái dương hàm trên phim chụp CTCB để xác định được những tổn thương thực thể

Bệnh lý về khớp luôn tới muộn, chúng âm thầm kéo dài tổn thương trong vòng vài tháng cho đến vài năm. Thậm chí có nhiều khách hàng thời gian ấy là mười năm…. Vậy nên vô hình chung việc sáng lọc khớp Thái Dương Hàm bị xem nhẹ, song khi điều trị khớp cắn, sắp đều răng – công việc chính của niềng răng chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến lồi cầu. 

Phim CTCB trực quan chụp khớp thái dương hàm (TMJ) mỗi bên có thể đánh giá chính xác được thay đổi xương phần này, lồi cầu, xương thái dương lẫn tương quan trong hõm khớp. Việc theo dõi thay đổi này sẽ giúp kiểm soát nguy cơ dẫn đến bệnh lý cho khách hàng trong quá trình điều trị. Ngoài ra với những ai đã từng có tiền sử tiêu lồi cầu, trật khớp thái dương hàm, đau khớp,… thì có thể cần kết hợp cùng phim chụp cộng hưởng từ để đảm bảo có được chẩn đoán rõ rang nhất. 

Như vậy, CT Conebeam không chỉ là khuyến cáo có lợi cho việc điều trị của bạn mà còn là nhất thiết phải chụp một khi bạn quyết định chỉnh nha. Không có phim conebeam chỉnh nha như bị mù, chỉ nhìn thấy cái hình tướng di chuyển răng bề nổi mà bản chất sâu xa bên trong xương thì không thể nắm bắt. 

Hy vọng thông tin bác sĩ Đăng cung cấp ở bài viết trên có thể giải đáp phần nào thắc mắc của các bạn về phim conebeam CT, giúp củng cố niềm tin hơn vào chặng đường niềng răng sắp tới. Cảm ơn bạn đã quan tâm theo dõi chuyên mục của chúng tôi. 

NHA KHOA THÙY ANH – HỆ THỐNG NHA KHOA UY TÍN HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

‍‍Chuyên sâu về: Niềng răng, trồng răng implant, trồng răng toàn hàm all on 4, nhổ răng khôn, điều trị cười hở lợi, bọc răng sứ, dán sứ veneer, điều trị khớp thái dương hàm…

Hotline: 0869.800.318 – 0965.800.318

Fanpage: fb.com/Thuyanhclinic.HN

Youtube: Youtube.com/nhakhoathuyanh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục
phone
phone no background