Tụt lợi chân răng: Cách chăm sóc và phòng tránh hiệu quả

Tụt lợi chân răng gây nhiều vấn đề cho sức khỏe răng miệng như khó khăn khi ăn nhai, nụ cười thiếu tính thẩm mỹ và nguy cơ cao nhất là mất răng. Trong bài viết dưới đây, bác sĩ Chung trực thuộc khoa phẫu thuật và phục hình răng miệng sẽ chỉ ra nguyên nhân gây tụt lợi chân răng và cách phòng tránh hiệu quả. 

Cách dự phòng tụt lợi chân răng

Tụt lợi chân răng có thể dự phòng từ sớm nếu bạn tuân thủ nghiêm ngặt 4 điều sau: 

– Thứ 1: Bảo vệ nghiêm túc hàm răng của mình vì tính chất không hoàn nguyên mọc lại của nó. Bạn cần chăm chỉ việc vệ sinh răng miệng, lấy thức ăn dính vào khe kẽ thông qua tăm vô khuẩn hoặc chỉ tơ nha khoa. Bạn cũng nên đi nha sĩ định kỳ nhằm chăm sóc răng chuyên nghiệp cũng như phát hiện sớm bệnh lý. 

– Thứ 2: Loại bỏ thói quen xấu như mút ngón tay, cắn bút, nghiến răng đặc biệt là đẩy lưỡi. Nếu như mút ngón tay, cắn bút, nghiến răng… bạn dễ phát hiện để sửa thì thói quen đẩy lưỡi lại khó biết, khó sửa. Bạn cần rất quyết tâm và tốt nhất có nha sĩ đồng hành như 1 PT chuyên nghiệp tập lưỡi vậy. Đẩy lưỡi nặng khiến răng cửa hàm trên, hàm dưới ngày càng thưa ra và tụt lợi. 

– Thứ 3: Bạn phải để ý chế độ ăn tránh sang chấn tối đa khoang miệng, một vài động tác gây hại ví dụ như dùng răng lóc mía, cắn trực tiếp vào vật cứng thậm chí cắn táo ngập răng gây sang chấn lợi, ăn xương cứng hoặc dùng răng mở nắp chai bia, nhai đá lạnh… Những động tác quá mức này nếu tác động lên vùng lợi có thể gây rách lợi, tụt lợi và lặp đi lặp lại sẽ khiến bạn mất răng sớm. 

– Thứ 4: Tiến hành nắn chỉnh răng nếu hàm răng lệch lạc, hô móm, sai khớp cắn. Nhiều người hiểu nhầm rằng còn trẻ thì niềng được chứ ngoài 40 không nẹp răng được nữa. Đây là quan niệm rất sai lầm, niềng răng không phân biệt độ tuổi, niềng răng không chỉ giúp răng đều đẹp mà còn khiến răng khỏe hơn và hạn chế nguy cơ tụt lợi về sau.

>>> Xem thêm: https://nhakhoathuyanh.com/nieng-rang-khap-khenh-mat-bao-lau-rut-ngan-6-thang-dieu-tri-voi-cong-nghe-ai/

Hình ảnh bệnh nhân tụt lợi răng cửa hàm dưới do lệch lạc khớp cắn dẫn đến sang chấn khi tuổi còn rất trẻ - bệnh nhân sinh năm 2006.
Hình ảnh hàm răng tụt lợi dẫn đến hở các kẽ chân răng rất rộng, răng lung lay, thẩm mỹ bị ảnh hưởng nặng nề.

Phần tiếp theo của bài viết, bác sĩ Chung sẽ đề cập đến bệnh lý viêm quanh răng, nguyên nhân hàng đầu gây tụt lợi đặc biệt là với người cao tuổi. Chúng ta sẽ xem một số nghiên cứu dịch tễ để thấy được mức độ phổ biến trầm trọng của vấn đề trước. 

Theo xếp loại của tổ chức y tế thế giới WHO năm 1986. Bệnh răng miệng là loại bệnh tật tai họa thứ 3 của loài người sau tim mạch và ung thư. Trong đó, bệnh quanh răng là nguyên nhân gây mất răng hàng đầu trên người cao tuổi.

Nghiên cứu của Paul Eke – chuyên gia dịch tễ học của CDC về bệnh quanh răng tại Mỹ cỡ mẫu 3742 người vào năm 2009 – 2010, cho thấy: Người từ 30 tuổi trở lên 47,2% có viêm quanh răng, đối với người từ 65 tuổi trở lên tỉ lệ này lên tới 70,1%.

Tại Việt Nam, nhiều công trình nghiên cứu về bệnh quanh răng trên mọi lứa tuổi, vùng miền, kết luận cũng được đưa ra: Viêm quanh răng là nguyên nhân hàng đầu gây mất răng ở người trên 45 tuổi.

Bảng phân bố bệnh quanh răng theo vùng sinh thái( theo đề tài nghiên cứu cấp bộ của Trương Mạnh Dũng và cộng sự năm 2018 nghiên cứu trên 6 vùng sinh thái và tp Hà Nội và TP HCM)

Viêm quanh răng là gì?

Bạn tưởng tượng, răng cắm vào xương hàm và ổn định trong xương hàm nhờ phần găm vào xương đó. Nó như một cái cây, nếu cắm sâu trong lòng đất thì sẽ khỏe mạnh chống chọi giông bão. Tuy nhiên vì lý do gì đó mà phần đất cắm rễ mất đi, khi đó cái cây sẽ trở nên yếu ớt và lung lay. Như vậy ta có thể hiểu, viêm quanh răng là một bệnh nhiễm khuẩn tại các tổ chức quanh răng gồm: lợi, dây chằng quanh răng, cement chân răng và xương ổ răng gây viêm, biểu hiện bởi tình trạng tiêu xương ổ răng, hình thành các túi lợi sâu, làm lung lay và thậm chí là mất răng.

Bỗng dưng một ngày bạn thấy chiếc răng không có sâu nhưng lại cứ lung lay hoặc chảy mủ, thì rất có thể bạn đang viêm quanh răng tiến triển. 

Các mức độ của viêm quanh răng

Phân loại và đặc điểm viêm quanh răng

Có nhiều cách phân loại nhưng chủ yếu viêm quanh răng được chia thành 2 nhóm:

+ Viêm lợi đơn thuần: Tổn thương chỉ xảy ra ở lợi, biểu hiện lợi viêm, đau, sưng đỏ, chảy máu khi chải răng hoặc chảy máu tự nhiên, hôi miệng.

+ Viêm quanh răng với dấu hiệu tiêu xương hàm: Lợi viêm mạn tính, tái đi tái lại nhiều lần, hôi miệng, răng lung lay ở các mức độ khác nhau. Thăm khám: Có túi lợi bệnh lý, mất bám dính quanh răng, hình ảnh tiêu xương ổ răng trên phim X – Quang.

Nói chung viêm lợi là biểu hiện đầu tiên của viêm quanh răng, viêm lợi thì chưa ảnh hưởng đến xương còn Viêm Quanh Răng mức độ nặng nề hơn vì vậy can thiệp điều trị cũng khó khăn hơn. 

Nguyên nhân gây viêm quanh răng

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này là do mảng bám vi khuẩn hình thành và tích tụ tại vị trí vùng quanh răng quá nhiều dẫn đến mất cân bằng đáp ứng miễn dịch của cơ thể và hệ vi khuẩn. Ngoài ra có thể do những sang chấn mãn tính như sang chấn khớp cắn, sang chấn cơ học khi ăn đồ cứng kéo dài.

Các yếu tố thuận lợi khác gây nên tình trạng này như: 

+ Răng chen chúc, khấp khểnh, làm răng giả bị sai cách, hình thể- cấu trúc giải phẫu bất thường tại chân răng: gây tích tụ mảng bám, khó vệ sinh răng miệng.

+ Người có các bệnh lý toàn thân gây suy giảm khả năng miễn dịch của cơ thể và vùng quanh răng: tiểu đường, HIV, bệnh lý tim mạch, béo phì…

+ Các yếu tố tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn gây bệnh phát triển mạnh: hút thuốc lá, chế độ dinh dưỡng không lành mạnh, stress…

Hình ảnh bệnh nhân viêm quanh răng khiến lợi hàm trên tụt nặng, răng lung lay cả hàm và mất xen kẽ rất nguy hiểm.

Cách chăm sóc, phòng ngừa viêm quanh răng

Viêm quanh răng thường tiến triển âm thầm qua nhiều năm, trong những giai đoạn đầu, bản thân bệnh nhân rất khó phát hiện, thường bắt đầu từ các phản ứng viêm ở lợi, mức độ từ nhẹ đến nặng. Khi tình trạng viêm diễn ra nặng hơn, tái đi tái lại nhiều lần gây tiêu xương, tụt lợi việc điều trị sẽ rất khó và không thể khôi phục hoàn toàn tình trạng sức khỏe răng miệng như ban đầu. 

Các giai đoạn tiến triển của viêm quanh răng

Bởi vậy, chăm sóc tốt sức khỏe răng miệng để không bị viêm quanh răng là việc làm đem lại kết quả tối ưu nhất.

+ Vệ sinh răng miệng đúng cách: Vệ sinh răng miệng thường xuyên, đúng cách là phương pháp hiệu quả nhất để ngăn ngừa viêm nha chu và rất nhiều bệnh lý răng miệng khác.

Thực tế cho thấy việc chải răng sau ăn là vô cùng quan trọng, giúp loại bỏ các mảng bám thức ăn trên răng, phá vỡ nơi trú ẩn và sinh sôi của chúng. Phương pháp chải răng đúng cách:

Các bước chải răng đúng cách

– Lựa chọn bàn chải phù hợp: Kích thước đầu bàn chải phù hợp với kích cỡ khoang miệng người sử dụng, không quá to hay quá nhỏ để đảm bảo di chuyển đến làm sạch các vị trí trong khoang miệng. Trường hợp răng chen chúc nhiều sẽ ưu tiên lựa chọn bàn chải với đầu nhỏ. Ưu tiên loại lông bàn chải mềm để không gây tổn thương niêm mạc lợi. Bàn chải nên thay định kỳ sau 3 tháng sử dụng.

– Thời điểm chải răng: Chải 2 – 3 lần/ngày, sau khi ăn ít nhất 30 phút để có thời gian nước bọt tiết ra, làm trung hòa lượng axit trong khoang miệng, tránh tình trạng men răng bị tổn thương.

– Thời gian chải răng: Tốc độ chải răng của mỗi người nhanh chậm khác nhau, nhưng nên đủ từ 2 – 3 phút mỗi lần, để đảm bảo quá trình chải răng đã làm sạch tất cả các răng trên cung hàm.

– Động tác chải răng: Chải dọc theo thân răng bằng động tác di chuyển bàn chải lên xuống hoặc xoay tròn giúp làm sạch tối ưu, tránh gây mòn men răng.

Chú ý: Làm sạch kẽ răng bằng chỉ nha khoa trước khi chải răng để loại bỏ hết phần thức ăn thừa dính trong phần kẽ răng.

Sử dụng chỉ tơ nha khoa làm sạch kẽ răng trước khi chải răng

Ngoài ra, bạn nên sử dụng thêm nước súc miệng để hiệu quả làm sạch được tối ưu.

+ Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý với các loại rau củ quả, trái cây chứa nhiều chất xơ và vitamin, giúp cơ thể và mô nha chu khỏe mạnh, hỗ trợ đẩy lùi tình trạng viêm nha chu. Kiểm soát ổn định các bệnh lý toàn thân, không hút thuốc lá, kể cả thuốc lá điện tử, hạn chế stress để tạo môi trường thuận lợi trong việc bảo vệ sự lành mạnh của mô nha chu.

+ Đặc biệt khám răng định kỳ mỗi 6 tháng/lần

Kiểm tra và lấy cao răng 2 lần/năm là việc hết sức quan trọng để bảo vệ sức khỏe răng miệng. Việc lấy cao răng giúp loại bỏ một lượng cực kỳ lớn vi khuẩn gây bệnh nha chu trú ngụ trong những mảng bám răng mà các phương pháp vệ sinh răng miệng thông thường tại nhà không thể làm sạch được.

Ngoài ra, khi đi khám, bác sĩ sẽ kịp thời phát hiện các yếu tố nguy cơ khác gây ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng như: Bờ miếng trám dư, phục hình sai quy cách, các sang chấn khớp cắn…. để điều trị hiệu quả, kịp thời.

Mặc dù bệnh quanh răng thường gặp và gây hậu quả mất răng ở những bệnh nhân độ tuổi từ trung niên trở lên. Tuy nhiên, đó lại là kết quả của cả quá trình dài chăm sóc sức khỏe răng miệng chưa đúng cách và biểu hiện nặng ra sau nhiều năm tiến triển âm thầm. Bởi vậy, ngay từ khi còn trẻ, mỗi chúng ta cần ý thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ, chăm sóc răng miệng, để hạn chế tình trạng thân răng nhìn ngày càng dài ra, lung lay và mất răng sau này. 

Hi vọng qua thông tin bác sĩ Chung cung cấp, bạn đã nắm rõ được nguyên nhân gây viêm quanh răng và những việc cần làm để bảo vệ sức khỏe răng lợi. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào hãy để lại thông tin hoặc liên hệ với bác sĩ của chúng tôi theo địa chỉ dưới đây để được tư vấn cụ thể hơn. 

Quyền

NHA KHOA THÙY ANH – HỆ THỐNG NHA KHOA UY TÍN HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

‍‍Chuyên sâu về: Niềng răng, trồng răng implant, trồng răng toàn hàm all on 4, nhổ răng khôn, điều trị cười hở lợi, bọc răng sứ, dán sứ veneer, điều trị khớp thái dương hàm…

Hotline: 0869.800.318 – 0965.800.318

Fanpage: fb.com/Thuyanhclinic.HN

Youtube: Youtube.com/nhakhoathuyanh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục