Trẻ em nên niềng răng khi nào? Nha khoa Thùy Anh

Theo thống kê của hiệp hội nha khoa Hoa Kỳ thì cứ 3 bạn nhỏ thì sẽ có 1 bạn cần phải can thiệp chỉnh nha. Tuy nhiên nên bắt đầu cho trẻ chỉnh nha vào thời điểm nào, hoặc là liệu có nên đợi trẻ thay hết răng rồi chỉnh nha là câu hỏi mà chúng tôi thường xuyên nhận được.

Cô gái 21 tuổi đến với chúng tôi từ khoảng cách hơn 300km. Bạn gặp phải tình trạng móm (khớp cắn ngược) gây mất thẩm mỹ gương mặt và việc ăn nhai cũng gặp khó khăn. Nếu như bạn niềng răng ở giai đoạn cách đây 10 năm thì việc điều trị sẽ dễ dàng hơn rất nhiều. Còn hiện tại, để thẩm mỹ nụ cười được hoàn hảo sẽ cần trải qua một cuộc phẫu thuật cắt đoạn xương hàm dưới, cùng với đó là quá trình 1.5 – 2 năm chỉnh nha bằng mắc cài như thông thường.

Nét tương đồng của cả hai ca trên là cả 2 bạn đều có khớp cắn ngược do sự kém phát triển xương hàm trên. Và đây là kết quả sau thời gian điều trị chỉ trong vài tháng ở Nha khoa Thùy Anh, cô bé đã có một trải nghiệm nhẹ nhàng khi chỉ cần sử dụng khí cụ Facemask vào buổi tối kết hợp với hàm nong nhanh và kết quả thì thật đáng kinh ngạc.

Khách hàng Thái Phan Bảo Nhi

Vậy thì điểm khác biệt lớn nhất ở hai trường hợp này là gì? Đó chính là vấn đề tuổi tác.

Cô bé mới chỉ 10 tuổi và đang trong giai đoạn tăng trưởng, do đó những điều trị có liên quan chỉnh hình xương (orthopedic) như là nong hàm, chỉnh tương quan xương hàm trên và xương hàm dưới đều đặc biệt có hiệu quả bởi cấu trúc xương của trẻ mềm, dễ uốn nắn.

>>> Tìm hiểu thêm câu chuyện niềng răng của Bảo Nhi TẠI ĐÂY!

Vậy nên niềng răng cho trẻ khi nào? 

Lời khuyên của hiệp hội nha khoa Hoa Kỳ (ADA) là từ 6 – 7 tuổi trẻ nên được đi khám răng, tuy nhiên không chỉ là khám răng tổng quát như thông thường, mà trẻ cần được gặp bác sĩ chuyên sâu về chỉnh nha – đây là những bác sĩ có đủ kiến thức về quá trình mọc răng cũng như sự tăng trưởng xương hàm. 

Và giai đoạn từ 6 – 12 tuổi được coi là thời gian vàng để có thể bắt đầu can thiệp chỉnh nha, bởi đây là giai đoạn trẻ bắt đầu thay răng cũng như sự phát triển xương hàm vô cùng mạnh mẽ. Nếu như bỏ lỡ giai đoạn này, khi trẻ đã qua độ tuổi tăng trưởng điều trị có thể mất nhiều thời gian hơn, phức tạp hơn, thậm chí có những trường hợp sẽ phải can thiệp phẫu thuật giống như case chúng ta đã xem ở đầu bài viết.

Tuy nhiên trên thực tế, tiền chỉnh nha có thể can thiệp sớm hơn thế. Theo những nghiên cứu khoa học cũng như điều trị lâm sàng của triết lý Bioprogressive thì ở những trẻ có những bất thường trong tăng trưởng xương hàm thì nên điều trị càng sớm càng tốt, kể cả bộ răng đang chỉ là răng sữa, thậm chí ngay từ khi 3 tuổi.

Trong những trường hợp khác, trẻ có những thói quen xấu như tật bú bình, mút ngón tay, thở  miệng, đẩy lưỡi cùng cần được can thiệp sớm nhất có thể vì nếu những thói quen này không kịp thời được phát hiện và điều trị sẽ có nguy cơ lớn làm lệch hướng tăng trưởng bình thường của xương hàm và gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng trên bộ răng.

Như vậy, tùy từng trường hợp mà bác sĩ sẽ chỉ định thời gian điều trị phù hợp cho từng trẻ. Các bậc cha mẹ hãy đưa trẻ đi khám định kỳ từ 3 – 6 tháng/lần ngay từ khi trẻ đang ở bộ răng sữa để được nghe những tư vấn cũng như can thiệp kịp thời.

3 – 6 – 12 tuổi là một con số tương đối cụ thể, tuy nhiên nó cũng là một dải thời gian rất rộng, theo chúng tôi điều quan trọng nhất đó là các bậc phụ huynh cần phải quan sát để phát hiện sớm những dấu hiệu lệch lạc về răng và xương hàm để đưa con đến gặp bác sĩ chỉnh nha càng sớm càng tốt.

Trường hợp nào trẻ nên niềng răng?

+ Trẻ có răng bị hô 

Bố mẹ nhìn nét mặt nghiêng của trẻ có dạng lồi, nghĩa là phần môi nhô ra trước so với đường nối mũi – cằm, thường đi kèm với tình trạng cằm lùi ra sau. Bên cạnh đó bố mẹ có thể nhìn thấy các răng cửa hàm trên của con chìa ra phía trước và ngày càng chìa nhiều hơn.

Bên cạnh tình trạng ở trên miệng của trẻ, bố mẹ cũng cần quan sát xem trẻ có những thói quen xấu như thở miệng, mút ngón tay, đẩy lưỡi hoặc trẻ bú bình muộn hay không bởi đây cũng là những nguyên nhân phổ biến gây hô ở trẻ em.

+ Trẻ bị cắn ngược

Bình thường, răng cửa hàm trên luôn phủ ngoài răng cửa hàm dưới, tuy nhiên trong trường hợp cắn ngược, hàm dưới đưa ra trước và các răng cửa dưới nằm ngoài các răng cửa trên. Khi cười gần như trẻ chỉ lộ răng cửa hàm dưới. Nét mặt nhìn nghiêng thường sẽ thấy 2 môi lùi ra sau, cằm đưa ra trước.

Cắn ngược là tình trạng mà trẻ cần được can thiệp sớm nhất và cấp thiết nhất, nếu không điều trị kịp thời có thể làm trầm trọng thêm và sẽ phải can thiệp phẫu thuật xương hàm trong tương lai.

+ Trẻ bị khấp khểnh

Khấp khểnh là tình trạng các răng không thể mọc trên một cũng răng tròn đều đặn do thiếu chỗ mọc răng. Một hàm răng sữa bình thường sẽ luôn có những khe thưa bởi kích thước răng vĩnh viễn lớn hơn răng sữa rất nhiều, nếu như bé có một hàm răng sữa khấp khểnh hoặc các răng sữa đều nhưng không có khoảng hở nào thì trong tương lai những răng vĩnh viễn mọc lên không đủ hỗ gây tình trạng khấp khểnh và bé cần can thiệp chỉnh nha, bố mẹ nên đưa trẻ đến gặp nha sĩ sớm.

+ Răng thưa

Như đã đề cập ở trên, nếu trẻ có một hàm răng sữa thưa thì đó là một điều hoàn toàn bình thường, bởi sau này răng vĩnh viễn mọc lên sẽ lấp đầy những khoảng thưa đó

Tuy nhiên trong trường hợp răng vĩnh viễn mọc lên mà vẫn có những khe hở rõ rệt thì bố mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ chỉnh nha để can thiệp.

Tình trạng răng thưa cũng rất thường gặp ở trẻ có thói quen đẩy lưỡi, bố mẹ có thể kiểm tra xem con có tật đẩy lưỡi hay không bằng cách quan sát khi con nuốt, con thường cố gắng mím môi, lưỡi đẩy vào các vùng răng cửa hàm trên và hàm dưới.

+ Cắn hở

Thông thường các răng hàm trên và hàm dưới phải chạm khớp với nhau. Tuy nhiên nếu trẻ đã thay răng một khoảng thời gian mà bố mẹ nhìn thấy các răng hàm trên và hàm dưới không thể chạm vào nhau mà chủ yếu thường gặp là vùng răng cửa thì có nghĩa bé có tình trạng cắn hở và cần phải can thiệp. Nguyên nhân gây ra cắn hở ở trẻ em chủ yếu là do các thói quen xấu (đẩy lưỡi, mút ngón tay).

+ Cắn sâu

Bình thường răng cửa trên phủ ngoài răng cửa dưới khoảng 2mm, trong trường hợp trẻ có căn sâu bố mẹ có thể nhìn thấy răng cửa trên che phủ gần như toàn bộ răng cửa dưới, làm lộ rất ít hoặc không lộ răng cửa hàm dưới.

Trên đây là những tóm tắt rất ngắn gọn về những tình trạng sai lệch khớp cắn và xương hàm ở trẻ thường gặp và dễ nhận biết để các bậc phụ huynh sớm phát hiện ở con em mình, từ đó sớm cho trẻ được tiếp cận những điều trị phù hợp và hiệu quả nhất. 

Tuổi thơ của con thì chỉ có một, và giai đoạn vàng để có thể can thiệp chỉnh hình xương hàm cho con thì chỉ có từ 3 – 6 – 12 tuổi, nếu bỏ lỡ giai đoạn này trẻ sẽ mất cơ hội có một nụ cười đẹp tự tin, và sau này nếu có cố gắng để điều trị thì cũng sẽ mất rất nhiều thời gian, tiền bạc và cả những trải nghiệm vất vả hơn rất nhiều. Hãy can thiệp chỉnh nha sớm đúng thời điểm để cho con một tương lai tự tin với nụ cười tỏa sáng.

>>> Xem thêm: https://nhakhoathuyanh.com/gia-nieng-rang-cho-tre-10-tuoi-la-bao-nhieu-nha-khoa-thuy-anh/

Quyền

NHA KHOA THÙY ANH – HỆ THỐNG NHA KHOA UY TÍN HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

‍‍Chuyên sâu về: Niềng răng, trồng răng implant, trồng răng toàn hàm all on 4, nhổ răng khôn, điều trị cười hở lợi, bọc răng sứ, dán sứ veneer, điều trị khớp thái dương hàm…

Hotline: 0869.800.318 – 0965.800.318

Fanpage: fb.com/Thuyanhclinic.HN

Youtube: Youtube.com/nhakhoathuyanh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục
phone
phone no background