Sắp tháo niềng mà răng vẫn cụp – biến chứng chỉnh nha bạn phải biết

Chỉnh nha là một trong những phương pháp điều trị tối ưu nhất trong nha khoa, nhằm sửa chữa những sai lệch khớp cắn như hô, móm, chen chúc giúp bạn có cung cười đều và tỏa sáng. Có rất nhiều vấn đề xoay quay một case niềng răng, trong bài viết dưới đây bác sĩ Hương đến từ khoa nắn chỉnh trực thuộc Nha khoa Thùy Anh sẽ cùng bạn giải đáp chủ đề sắp tháo niềng mà răng vẫn cụp – biến chứng ít người biết tới.

Sắp tháo niềng mà răng vẫn cụp phải làm sao?

Bạn gái đang niềng răng, khi độ hô giảm, răng cũng đều đặn bạn có đăng hỏi trên 1 diễn đàn có phải răng bị hơi cụp không? Đã tháo niềng được hay là chưa? Như các bạn, các bạn sẽ trả lời bạn ấy thế nào?
Bạn nữ đã tháo mắc cài, tuy nhiên kết quả dễ quan sát thấy răng cửa hàm trên bị quặp vào trong khiến môi trên nhìn bị trề, và nhiều vấn đề khớp cắn chưa tốt.

Để có thể tự trả lời các vấn đề răng quặp, trước tiên chúng ta điểm qua về khớp cắn chuẩn – mục tiêu bác sĩ chỉnh nha cần đạt được trước mỗi case lâm sàng.

Khớp cắn chuẩn là các răng sắp xếp đều đặn trên cung hàm, răng trên ăn khớp răng dưới theo kiểu vảy cá. Hàm trên bao trùm ra ngoài hàm dưới và cách hàm dưới một khoảng 1 đến 2mm. Cùng với đó, tương quan xương giữa hàm trên – hàm dưới là bình thường, nghĩa là khi nhìn nghiêng không bị nhô ra trước hoặc lùi ra sau.

Nhóm răng cửa ngoài thực hiện chức năng ăn nhai còn đóng vai trò thẩm mỹ, vị trí răng cửa góp phần tạo nên đường cười. Vị trí các răng cửa trong một khớp cắn chuẩn được quyết định bởi các thông số sau:

– Độ cắn phủ Overbite: Là khoảng cách theo chiều đứng giữa đỉnh của răng cửa giữa hàm trên và đỉnh răng cửa giữa hàm dưới, khoảng cách này trong giới hạn bình thường là 2-4 mm.( giải thích trên hình ảnh )

– Độ cắn chìa Over jet: Là khoảng cách theo chiều ngang của răng cửa giữa hàm trên và dưới. Khoảng cách này trong giới hạn bình thường  cũng là 2- 4mm.

– Độ nghiêng gần xa thân răng: Khớp cắn chuẩn phần lợi của trục răng nằm về phía xa so với phần mặt nhai của trục răng. Trong nha khoa ở phía xa có nghĩa là xa hơn so với đường giữa cơ thể, hay hiểu đơn giản là về phía sau hơn.

– Độ nghiêng ngoài trong thân răng (Độ torque của răng): Trong nha khoa phía ngoài là phía môi má, còn phía trong là phía lưỡi. Ở khớp cắn chuẩn chỉ có răng cửa hàm trên có phần rìa cắn nằm ngoài hơn so với phần lợi, còn ở tất cả các răng khác thì phần rìa cắn hoặc mặt nhai sẽ nằm phía trong  so với phần lợi.  Do vậy nếu rìa cắn của răng cửa trên nằm ở phía trong hơn so với phần lợi được gọi là răng cụp.

Răng cụp là một tình trạng sai lệch khớp cắn cần được chỉnh sửa bằng chỉnh nha. Tuy nhiên đôi khi nó lại là một biến chứng của chỉnh nha.

Hàm răng bị cụp vào do chỉnh nha
Hàm răng cụp của bệnh nhân cần can thiệp chỉnh nha để đều đẹp như bình thường

Răng cụp có những ảnh hưởng gì?

Các răng đúng trục với thông số khớp cắn tiêu chuẩn, không bị cụp thì chân răng sẽ nằm hoàn toàn trong xương hình thành nên một khớp cắn chuẩn thực hiện tốt chức năng thẩm mỹ cũng như ăn nhai, và chân răng nằm gọn trong xương thì khiến tuổi thọ chiếc răng cũng lâu dài hơn. 

Đặc điểm của răng cụp: 

– Trục răng quặp vào trong làm tiếp xúc khớp cắn giữa răng cửa trên và răng cửa dưới không đúng dẫn tới mòn, vỡ rìa cắn răng cửa dưới, mòn mặt trong răng cửa trên.

– Chân răng bị lồi ra ngoài, tiếp xúc với phần xương vỏ cứng. Trường hợp răng cụp trong chỉnh nha thường tiêu chóp chân răng làm chân răng ngắn lại ảnh hưởng tuổi thọ của răng, hoặc chết tủy thậm chí là lung lay răng.

– Răng cụp làm ảnh hưởng tới vai trò hướng dẫn khớp cắn của răng cửa, hạn chế vận động lồi cầu dẫn tới sang chấn khớp cắn khiến răng bị lung lay, gây viêm khớp thái dương hàm – bệnh lý điều trị rất phức tạp.

– Hàm răng bị cụp khả năng tự làm sạch sẽ khó hơn, thức ăn dễ lắng đọng do đó thường dễ bị cao răng, viêm lợi.

– Về mặt thẩm mỹ, răng cụp khi cười sẽ lộ phần nướu nhô cao do đó thường gắn liền với tình trạng cười hở lợi. Và dù không cười hở lợi thì một nụ cười tiêu chuẩn với đường cười mở sẽ khiến nụ cười tròn đầy, tươi tắn hơn.

Nguyên nhân làm cụp răng trong chỉnh nha? Cách phòng tránh

+ Thứ 1 – Đóng khoảng tình huống nhổ răng giảm hô

Nha sĩ kéo răng với lực mạnh không kiểm soát, kéo răng khi sử dụng dây cung mềm làm đường trượt.

+ Thứ 2 – Di chuyển răng tịnh tiến

Là một di chuyển mà bác sĩ chỉnh nha luôn muốn đạt được, cả răng và chân răng di chuyển đồng thời trong xương. Tuy nhiên, việc kéo răng với lực mạnh không kiểm soát làm thân răng di chuyển trong khi chân răng không di chuyển dẫn tới việc nghiêng thân răng làm răng cụp vào trong.

+ Thứ 3 – Nha sĩ sử dụng lực kéo khi chưa đạt tới dây cung đủ cứng. 

Dây cung có vai trò như đường ray trượt giúp răng di chuyển tịnh tiến vào khoảng nhổ răng. Nếu sử dụng lực kéo mạnh thắng lực uốn dây cung làm dây cung bị uốn vào trong, khi đó răng không trượt theo dây cung đi vào trong mà uốn theo gây cụp răng. Giới chuyên môn hay gọi đó là hiệu ứng cuộn (Roller coaster effects).

+ Thứ 4 – Sử dụng chun chuỗi đóng khoảng không kiểm soát

Một số trường hợp gặp bác sĩ sử dụng chun chuỗi kéo đóng khoảng từ răng hàm bên này tới răng hàm bên kia. Chun chuỗi thường cung cấp lực mạnh trong một vài ngày đầu sau đó giảm dần. Chính đặc điểm này nếu không kiểm soát và chỉ định đúng sẽ dẫn tới cụp răng.

+ Thứ 5 – Chỉ định nhổ răng sai trong chỉnh nha:

Trường hợp chỉ định nhổ răng sai dẫn tới thừa khoảng trong khi nhóm răng cửa đã ở vị trí khớp cắn và thẩm mỹ tốt. Để đóng kín khoảng nhổ răng chỉ có thể kéo nhóm răng sau ra trước, hoặc tiếp tục kéo nhóm răng cửa lùi sau. Việc kéo nhóm răng sau ra trước sẽ khó khăn hơn rất nhiều đôi khi là không thể, trong khi đó vô tình tiếp tục kéo nhóm răng cửa vào trong gây cụp răng. 

Do vậy tại nha khoa Thùy Anh, đối với mỗi một case chỉnh nha, việc đưa ra kế hoạch nhổ răng chúng tôi luôn cân nhắc kỹ. Ngoài việc khám lâm sàng, phân tích phim, mẫu hàm của bệnh nhân thì chúng tôi còn theo dõi đáp ứng di chuyển răng của bệnh nhân, điều chỉnh các thói quen xấu ảnh hưởng tới việc đóng khoảng như tật đẩy lưỡi.

Trên đây là thông tin liên quan tới tình trạng răng cụp trong chỉnh nha. Hi vọng qua bài viết này các bạn sẽ có thêm những kiến thức về nha khoa để có thể nhận biết được tình trạng của mình. Bạn có thể tự nhận thấy tình trạng răng của bạn đang có dấu hiệu bất thường hay không, từ đó bạn trao đổi với bác sĩ để bác sĩ điều chỉnh sớm cho bạn trước khi kết thúc liệu trình. 

Mọi thông tin, mong muốn tư vấn về tình trạng hiện tại bạn đọc vui lòng để lại thông tin và liên hệ với chuyên gia chỉnh nha tại Thùy Anh theo địa chỉ dưới đây.

NHA KHOA THÙY ANH – HỆ THỐNG NHA KHOA UY TÍN HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

‍‍Chuyên sâu về: Niềng răng, trồng răng implant, trồng răng toàn hàm all on 4, nhổ răng khôn, điều trị cười hở lợi, bọc răng sứ, dán sứ veneer, điều trị khớp thái dương hàm…

Hotline: 0869.800.318 – 0965.800.318

Fanpage: fb.com/Thuyanhclinic.HN

Youtube: Youtube.com/nhakhoathuyanh

2 thoughts on “Sắp tháo niềng mà răng vẫn cụp – biến chứng chỉnh nha bạn phải biết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục