Quy trình hàn răng sâu chuẩn khoa học bạn cần biết

Hàn răng là cách phổ biến nhất để điều trị, khôi phục lại tổn thương trường hợp sâu răng, vỡ mẻ răng chưa nghiêm trọng và chưa ảnh hưởng tới tủy. Đại đa số chúng ta đều đã từng hàn răng. Nhưng quy trình hàn răng là như thế nào thì không phải ai cũng hiểu. Bởi vậy trong bài viết dưới đây, bác sĩ Tuấn trực thuộc nha khoa Thùy Anh sẽ  giải thích kỹ lưỡng cho các bạn những bước hàn răng cơ bản từ đó hình dung được những gì sẽ diễn ra trên ghế nha. 

Quy trình hàn răng diễn ra như thế nào?

5 bước hàn răng sâu chuẩn khoa học

Bước 1: Thăm khám và tư vấn

Bác sĩ sẽ khám tổng quát kỹ lưỡng răng miệng, kiểm tra toàn diện các bề mặt để xác định vị trí, tình trạng lỗ sâu.

Chụp phim XQ tại chỗ, xem đã tiến triển đến tủy hay chưa, có cần phải điều trị tủy không ? Từ đó có phương án điều trị chính xác nhất. Vì không phải tất cả các răng sâu – vỡ đều có thể hàn được, trường hợp thân răng bị cụt đến lợi bạn phải nhổ nó đi. Nếu răng bị mất chất nhiều bạn có thể phải cắm chốt và làm bọc sứ… 

Bước 2: Gây tê

Tại sao chỉ hàn răng thôi cũng cần gây tê? Thực tế, với những lỗ sâu bé, còn nông thì quá trình hàn sẽ không gây khó chịu. Tuy nhiên với lỗ sâu lớn, tiến triển đến phần ngà sâu, sát tủy thì bạn sẽ thấy ê buốt, bởi vậy bác sĩ sẽ tiến hành gây tê tại chỗ để vô cảm chiếc răng đang điều trị, điều này giúp bạn có trải nghiệm nhẹ nhàng hơn.

Bước 3: Làm sạch lỗ sâu, tạo hình xoang trám

Bác sĩ sau khi chắc chắn rằng sẽ không làm đau bạn trong cả quá trình hàn thì tiếp tục sử dụng những thiết bị chuyên dụng như mũi khoan với tay khoan nhanh hoặc nạo ngà lấy hết phần mô răng bị sâu, hoặc mô răng không còn nâng đỡ nhằm ngăn chặn sự phát triển của sâu răng, không để tồn lại mầm bệnh tái phát sau khi điều trị.

Sau bước lấy hết tổ chức sâu, bác sĩ bước vào tạo hình xoang trám. Xoang trám phải đảm bảo đúng quy cách, để sau khi trám, có thể chịu đựng được các lực nhai nghiền, không bị xê dịch hay bong ra ngoài. 

Xoang trám vì vậy cần một số yêu cầu như: tiết kiệm mô răng tối đa, thành thẳng, đáy phẳng để khi ăn nhai tạo thành một lực duy nhất thẳng góc với đáy xoang, ép chặt miếng trám vào đáy xoang giúp giữ vững chắc miếng trám khi ăn nhai.

Bước 4: Đưa chất hàn vào

Tùy thuộc vào kỹ thuật trám và loại chất hàn mà quy trình ở bước này sẽ khác nhau.

Vật liệu hàn thường xuyên được sử dụng đó là cement GIC và nhựa Composite. Tùy thuộc vào tình trạng mỗi lỗ sâu mà bác sĩ sẽ lựa chọn loại vật liệu cho phù hợp.

Chúng ta hãy cùng đi sâu tìm hiểu xem trong bước thứ này thì cụ thể là sẽ làm những gì qua video dưới đây của bác sĩ Tuấn nhé.

Bước 5: Chỉnh và đánh bóng miếng trám

Sau khi hàn hoàn tất lỗ sâu, bác sĩ kiểm tra khớp cắn xem có điểm cộm nào không bằng cách cho bệnh nhân cắn trên giấy cắn – những vị trí chạm sớm, cắn vướng sẽ được hiển thị, sau đó sử dụng mũi khoan để chỉnh và đánh bóng miếng trám giúp bệnh nhân ăn nhai thoải mái đồng thời tạo bề mặt trơn láng giúp miếng trám thẩm mỹ hơn tránh đọng thức ăn mảng bám.

Trường hợp răng bị tổn thương nặng, mất chất nhiều thì liệu hàn răng có đảm bảo không?

Với những trường hợp răng tổn thương nặng, trám răng thông thường sẽ không thể khắc phục hoàn toàn tình trạng mô đã mất, mặt khác độ vững ổn, lưu giữ của miếng trám cũng không ổn định, miếng trám dễ bị bong ra ngoài. 

Vì vậy phương pháp phục hồi răng gián tiếp với Inlay, Onlay, Overlay là giải pháp tốt nhất để phục hồi lại cấu trúc mô răng bị hư hại. Nó như những mảnh ghép để thay thế cho mô răng đã mất, nó có thể được làm bằng composite hoặc bằng sứ.

Trám răng gián tiếp khác với trực tiếp như thế nào?

Răng sâu có thể khắc phục bằng bọc răng sứ

+ Với trám răng thông thường: Sau khi tạo hình xoang trám thì vật liệu hàn sẽ được đặt trực tiếp lên răng và tái tạo lại cấu trúc của mô răng luôn lúc đó.

+ Còn với trám răng gián tiếp inlay – onlay: Sau khi tạo hình, nha sĩ lấy dấu răng, mẫu hàm gửi cho các kỹ thuật viên để điêu khắc một cách chính xác – tức là ta sẽ tái tạo lại cấu trúc răng ở bên ngoài dựa trên mẫu hàm sao ra giống với mô răng thật của bạn. Sau đó miếng trám sẽ gắn lên răng vào buổi hẹn tiếp theo.

Ưu điểm của phương pháp này là tính thẩm mỹ cao, kín khít tối đa, không bị đổi màu, co ngót như miếng trám thông thường, nhờ vậy phòng tránh được nguy cơ hở kẽ và sâu tái phát sau này, hơn nữa nó lại có tính cứng chắc và sự ổn định cao giúp bảo vệ mô răng yếu.

Thời gian thực hiện trám răng gián tiếp thường là 2 buổi hẹn, buổi đầu sẽ là làm sạch và tạo hình xoang trám, buổi thứ hai sẽ tiến hành gắn phục hình. Và nhược điểm là chi phí nó cao hơn khá nhiều so với trám răng thông thường.

Những tổn thương của răng, nếu nhỏ thì việc phục hồi lại bằng hàn răng là rất đơn giản và chi phí rất rẻ. Tuy nhiên, đa số mọi người vẫn chủ quan khi tình trạng còn nhẹ và để sâu răng lớn dần tiến đến tủy, răng gãy vỡ thì nguy cơ gãy vỡ tiếp hoặc dễ dắt thức ăn gây sâu răng. Khi tổn thương đã lớn rồi thì việc khắc phục sẽ nan giải và chi phí tốn kém hơn.

Vì vậy, nha sĩ khuyên bạn nên tạo thói quen 6 tháng đi kiểm tra răng định kỳ một lần, để nếu có phát hiện răng bị tổn thương thì khắc phục kịp thời. Ngoài ra, việc hàn răng tuy không phải thao tác khó nhưng vẫn cần sự tỉ mỉ, chính xác của người bác sĩ. Do đó, bạn nên tìm đến cơ sở nha khoa uy tín có đầy đủ các trang thiết bị, vật liệu. Hi vọng với những chia sẻ trên của bác sĩ Tuấn sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về quy trình hàn răng từ đó đưa ra cho mình những lựa chọn phù hợp.

NHA KHOA THÙY ANH – HỆ THỐNG NHA KHOA UY TÍN HÀNG ĐẦU VIỆT NAM

‍‍Chuyên sâu về: Niềng răng, trồng răng implant, trồng răng toàn hàm all on 4, nhổ răng khôn, điều trị cười hở lợi, bọc răng sứ, dán sứ veneer, điều trị khớp thái dương hàm…

Hotline: 0869.800.318 – 0965.800.318

Fanpage: fb.com/Thuyanhclinic.HN

Youtube: Youtube.com/nhakhoathuyanh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết cùng chuyên mục