Niềng răng xong bị móm hơn? Nguyên nhân và cách khắc phục
Hầu hết mọi người niềng răng xong sẽ cải thiện được các vấn đề ban đầu về mặt thẩm mỹ lẫn chức năng bao gồm: khớp cắn sâu, hô, răng chìa, móm, … Tuy nhiên có không ít trường hợp không chỉ không cải thiện mà còn tệ hơn ban đầu, điển hình là niềng răng xong bị móm. Vậy niềng răng xong bị móm hơn nguyên nhân do đâu? Thông tin sẽ được bác sĩ Thảo (nha khoa Thùy Anh) cung cấp tới bạn trong bài viết dưới đây.
Nguyên nhân niềng răng xong bị móm hơn
Răng móm là tình trạng khi hàm dưới không còn ở trong hàm trên mà vượt ra ngoài, 2 hàm có thể khớp với nhau hoặc không khớp và thường cằm sẽ vượt ra ngoài. Biểu hiện khuôn mặt bị dạng lưỡi cày.
Không phải ai niềng răng xong cũng bị móm, chỉ 1 bộ phận nhỏ khách hàng gặp phải tình trạng này. Chúng ta cần biết được nguyên nhân vì sao thì mới có cách khắc phục đúng đắn, hiệu quả.
Nguyên nhân thứ 1: Do lựa chọn phương pháp niềng chưa đúng
Ở đây nhắc tới chủ yếu thuộc về khí cụ, rất nhiều phòng khám đã đưa ra mức giá niềng răng thấp chỉ vài triệu đã có được hàm răng ưng ý. Tuy nhiên các khách hàng cần cảnh giác vì những khí cụ kém chất lượng, chưa đạt chuẩn sẽ làm giảm lực kéo, ảnh hưởng tới những dịch chuyển răng, tạo ra nhiều side effect không mong muốn và cuối cùng kết quả dẫn tới niềng răng mà lại xấu đi. Đồng thời mắc cài cũng dễ sút, tuột, thậm chí gây viêm nhiễm, đau đớn.
Khi sử dụng những dòng mắc cài không đạt chuẩn thì dù nha sỹ có tay nghề cao tới đâu, việc đạt hiệu quả 100% là điều không thể.
Nguyên nhân thứ 2: Chuyên môn của bác sĩ
Khi niềng xong không cải thiện mà ngày càng tệ đi. Kết quả chỉnh nha phụ thuộc vào sự hợp tác cả 2 bên, tuy nhiên nếu như bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị không phù hợp thì hoàn toàn có thể khiến câu chuyện trở nên khó khăn hơn nhiều.
Một số trường hợp tính toán sai dịch chuyển răng, khi chưa cần nhổ răng nhưng lại nhổ nhầm/nhổ sai dẫn đến kết quả không thể lồng khớp, khó lòng đóng hết các khoảng nhổ răng và đồng thời kiểm soát toàn diện không tốt. Đối với trường hợp nhổ sai răng thì biện pháp cuối cùng dành cho khách hàng chính là cấy trả một chiếc implant.
Rất nhiều bạn nhỏ bị sâu răng 6 và bố mẹ lầm tưởng là răng sữa nên nhổ đi mất, hoặc thậm chí, khi nha sĩ không thể định hình đưa ra một phác đồ điều trị cụ thể. Việc nhổ răng sai sẽ khiến khớp cắn của khách hàng tệ đi rất nhiều.
Còn khi niềng răng ở tuổi vị thành niên, với trẻ nhỏ vẫn đang phát triển cần chú ý kiểm soát sự quá phát của xương hàm trên hoặc hàm dưới, tránh những trường hợp không mong muốn xảy ra. Chỉ khi nào trẻ qua 18 tuổi thì mới có thể gọi là ổn định.
Móm là một sai lệch rất nặng, phức tạp. Chính vì thế bác sĩ xử lý case cần phải có kinh nghiệm, chuyên môn sâu, đồng thời liên tục cập nhật những kiến thức, phương pháp mới giúp khắc phục vấn đề đang tồn đọng để đạt được hiệu quả tối ưu.
Nguyên nhân thứ 3: Việc hợp tác của các khách hàng
Niềng răng không chỉ khi đang đeo niềng cần hợp tác mà kể cả sau khi tháo, khách hàng cũng cần nhẹ nhàng “yêu thương” bộ nhá thay vì sử dụng quá mức. Cụ thể nên tránh những thực phẩm quá cứng bao gồm: đá viên, mía, xương,… Đồng thời phải tuân thủ thời gian đeo duy trì, tái khám đúng lịch hẹn.
Không ít khách hàng tuổi vị thành niên vì cảm thấy kết quả mỹ mãn rồi đã bỏ quên lười tới nha khoa dẫn tới bẵng một thời gian, xương hàm dưới phát triển quá mức rồi tái phát khớp cắn ngược. Lúc này khi xương đã cứng, kết thúc giai đoạn tuổi dậy thì bước vào khoảng thời gian ổn định thì phương pháp duy nhất để can thiệp được triệt để chính là phẫu thuật.
Vậy làm sao để giải quyết tình trạng niềng xong bị móm?
Việc bị móm sau niềng không chỉ ảnh hưởng tới thẩm mỹ, chức năng ăn nhai mà còn làm cho bạn thiếu tự tin, cảm thấy tiêu cực hơn bởi vì rõ ràng bản thân chịu đựng suốt quá trình niềng chỉ để mong tốt hơn nhưng rồi lại tệ đi. Chính vì thế nếu bạn cảm thấy có dấu hiệu móm, khách hàng cần liên hệ với nha khoa trao đổi để biết được kế hoạch điều trị cũng như giải thích về hiện tượng này.
Tùy vào mức độ móm răng của mỗi trường hợp thì sẽ có những giải pháp tương ứng:
- Thứ nhất, những bạn mới chớm móm lại: khớp cắn đối đầu, lệch lạc nhẹ, trượt hàm dưới ra trước, … thì nha sĩ sẽ yêu cầu khách hàng đeo hàm duy trì lẫn tái khám thường xuyên hơn để theo dõi tình trạng răng.
- Thứ hai, trong trường hợp móm liên quan tới xương từ trung bình tới nặng thì nha sĩ sẽ chỉ định bạn cần thực hiện phẫu thuật cắt đoạn xương hàm để đạt được kết quả mong muốn. Sau khi đẩy hàm dưới vào trong thì tất nhiên, bạn vẫn cần niềng răng để đảm bảo khớp hai hàm khít sát, lồng múi ổn định.
- Thứ ba, nhiều trường hợp niềng lần 1 không được như mong muốn hoặc bị tái phát nhiều thì bác sĩ sẽ đưa ra giải pháp niềng lần 2. Việc này nhằm điều chỉnh lại sai lệch đồng thời đưa đến kết quả tốt hơn, tuy nhiên niềng lần 2 cần có sự kiên trì, kiên định và lựa chọn nha khoa uy tín.
Đã niềng răng là phải đẹp lên, bằng cách này hay cách khác thế nên nếu như bạn đang còn thắc mắc hay chưa hài lòng về kết quả của mình thì đừng ngần ngại trao đổi thêm với nha sĩ nhé. Hy vọng rằng bài viết bên trên có thể giúp ích phần nào cho các bạn đã và đang gặp phải tình trạng móm này.
>>> Xem thêm: https://nhakhoathuyanh.com/nieng-rang-mom-bao-nhieu-tien-co-hieu-qua-khong-nha-khoa-thuy-anh/
NHA KHOA THÙY ANH – HỆ THỐNG NHA KHOA UY TÍN HÀNG ĐẦU VIỆT NAM
Chuyên sâu về: Niềng răng, trồng răng implant, trồng răng toàn hàm all on 4, nhổ răng khôn, điều trị cười hở lợi, bọc răng sứ, dán sứ veneer, điều trị khớp thái dương hàm…
Hotline: 0869.800.318 – 0965.800.318
Fanpage: fb.com/Thuyanhclinic.HN
Youtube: Youtube.com/nhakhoathuyanh