Niềng răng mặt trong và mặt ngoài: Ưu và nhược điểm bạn cần nắm rõ
Khi nhắc đến niềng răng, hầu hết các bạn nghĩ ngay tới hình ảnh “nẹp sắt”? Đây là loại truyền thống có bề dày lịch sử và hiện vẫn là lựa chọn phổ biến. Thực tế, có rất nhiều loại niềng răng khác nhau, với mỗi loại thì nụ cười khi niềng cũng có thể lộ ra hết những phụ kiện đính trên răng, hoặc là thẩm mỹ hơn, nhẹ nhàng hơn hay thậm chí trở nên vô hình như không niềng vậy.
Trong bài viết dưới đây, bác sĩ Thủy – trực thuộc khoa nắn chỉnh răng tại nha khoa Thùy Anh sẽ giới thiệu cho các bạn về 2 loại niềng răng cơ bản nhất là niềng răng mặt trong và niềng răng mặt ngoài, ưu nhược điểm của từng loại để có thêm những thông tin hữu ích trong việc đưa ra quyết định lựa chọn loại niềng cho phù hợp với mình.
Thông tin về niềng răng mặt ngoài
Là loại niềng với hệ thống mắc cài, dây cung được gắn trên mặt ngoài của răng, mặt lộ ra khi nói cười. Niềng răng mặt ngoài lại bao gồm nhiều phân loại nhỏ về các loại mắc cài như mắc cài kim loại buộc chun, mắc cài kim loại tự buộc, tự buộc thông minh, và dòng mắc cài sứ thẩm mỹ.
Mắc cài kim loại thường – Ông lớn của kỹ thuật chỉnh nha
+ Ưu điểm: Là loại mắc cài được phát triển lâu đời nên sẽ có nhiều cải tiến trong kỹ thuật, thiết kế cũng như đã được kiểm chứng về độ hiệu quả giúp việc chỉnh răng trở nên thuận lợi. Vật liệu kim loại có độ cứng, bền cao để khách hàng yên tâm gắn bó trong suốt nhiều năm mà không phải thay thế vì hư hại, bong gãy thường xuyên. Đây cũng là dòng mắc cài có thể được lựa chọn để chinh phục nhiều ca khó vì độ thuận tiện của nó mà các loại niềng răng khác không làm được. Và mắc cài kim loại thường là phân khúc mắc cài chỉnh nha có chi phí thấp phù hợp với túi tiền nhiều người. Với nhiều ưu điểm như vậy, hiển nhiên độ phủ sóng của mắc cài kim loại mặt ngoài vẫn rất đáng nể.
+ Nhược điểm: Là ông lớn trong kỹ thuật chỉnh nha, nhưng không phải ai cũng cảm thấy thoải mái với mắc cài kim loại mặt ngoài bởi 2 lý do chính. Đây là khí cụ cố định gây phiền toái khi ăn uống và vệ sinh răng miệng, cũng có thể gây chợt loét mô mềm khó chịu. Và với vẻ ngoài là màu xám kim loại, tương phản màu trắng của răng cũng như lộ ra ở mặt tiền khiến nhiều người cảm thấy thiếu tự tin khi giao tiếp trong quá trình niềng răng.
* Case lâm sàng
Một khách hàng với tình trạng chen chúc răng nặng, cung hàm trên hẹp nhiều, có tình trạng cắn ngược răng. Bác sĩ đã tư vấn bạn lựa chọn mắc cài kim loại mặt ngoài để phù hợp cho ca điều trị phức tạp này. Đây là hình ảnh trước và trong quá trình niềng răng một sự thay đổi đáng kinh ngạc mà không phải loại niềng răng nào cũng làm được.
Niềng răng mặt ngoài với mắc cài sứ thẩm mỹ
Là người anh em của dòng mắc cài mặt ngoài kim loại, mắc cài sứ thẩm mỹ vượt trội hơn do màu sứ gần tương đồng với màu răng. Loại mắc cài này có thể phù hợp với những bạn có công việc đòi hỏi vẻ ngoài ưa nhìn trong giao tiếp, hay đơn giản là bạn muốn để cảm thấy tự tin hơn khi niềng răng. Nhưng bạn cũng lưu ý rằng, chính vì mắc cài là vật liệu sứ, dễ vỡ nên tỉ lệ hư hại phải thay thế có thể phát sinh nhiều hơn so với mắc cài kim loại, cũng sẽ không phải lựa chọn ưu tiên cho các ca khó. Giá thành của dòng mắc cài sứ cũng thường nhỉnh hơn so với mắc cài kim loại.
Niềng răng mặt trong (niềng răng mặt lưỡi)
Lịch sử của niềng răng mặt trong ngắn, nhưng nó chắc chắn rất thú vị. Niềng răng cố định luôn được coi là hệ thống làm thẳng răng hiệu quả nhất, nhưng không có người nổi tiếng nào muốn có một “đường ray xe lửa kim loại” băng qua nụ cười thương hiệu của mình mỗi khi xuất hiện trước công chúng – Đây chính là loại niềng răng cố định mặt ngoài đã giới thiệu ở trên.
Ở Beverly Hills – ngôi nhà của các ngôi sao Hollywood, bác sĩ chỉnh nha Craven Kurz muốn thiết kế cách niềng răng vừa hiệu quả vừa vô hình để đáp ứng mong muốn thẩm mỹ này. Rất nhanh sau đó, vào năm 1976 bệnh nhân đầu tiên lựa chọn dạng niềng răng mặt trong đã bắt đầu hành trình của mình. Các vấn đề ban đầu gặp phải khi đeo mắc cài mặt trong thường là sự khó chịu trong phát âm, kích ứng lưỡi mô mềm, vệ sinh răng miệng khó khăn.
So với niềng răng truyền thống, niềng răng mặt lưỡi là khí cụ “bên trong”, theo nghĩa là tất cả phần cứng như mắc cài, dây cung,.. của chúng đều được gắn ở mặt trong của răng bệnh nhân (mặt không lộ ra). Tuy vị trí gắn trái ngược là thế, nhưng thật thú vị khi cả hai kỹ thuật đều có những điểm tương đồng về loại khí cụ được sử dụng và các nguyên tắc chỉnh nha liên quan.
Niềng răng mặt trong có ưu điểm gì?
+ Thứ 1: Vị trí gắn trên răng khiến chúng trở nên vô hình
Khi giao tiếp, sinh hoạt hằng ngày… thật khó có ai đó nhìn tới mặt trong răng của bạn, trừ khi là nha sĩ của bạn. Bởi vậy, với mắc cài mặt trong nếu bạn không nói, nha sĩ của bạn cũng không nói, thì không ai biết rằng bạn đang niềng răng.
Cũng là niềng răng thẩm mỹ, nhưng mắc cài sứ mặt ngoài hay máng trong suốt tháo lắp, thì chúng ta vẫn nhìn thấy những dấu hiệu trên răng như là mắc cài màu trắng, dây cung màu xám, hay máng nhựa trong, nút gắn trắng trên răng… Bởi vậy, trong phân loại hướng tới tính thẩm mỹ, niềng răng mặt trong xứng đáng hơn cả với danh xưng “niềng răng vô hình”.
+ Thứ 2: Kiểm soát chính xác chuyển động của răng
So với kỹ thuật khay tháo lắp, hệ thống mắc cài và dây cung (thông thường hoặc mắc cài mặt lưỡi) giúp nha sĩ kiểm soát nhiều hơn trong việc thực hiện một số kiểu di chuyển của răng. Như vậy, điều trị mặt lưỡi có thể được kỳ vọng sẽ mang lại kết quả dự đoán được, có phần vượt trội so với các kĩ thuật chỉnh nha khác.
Nhược điểm khi niềng răng mặt trong
+ Thứ 1: Khó làm quen
Với bất kỳ loại niềng răng nào, bạn cũng có cảm giác mới lạ giai đoạn đầu và cần làm quen với các khí cụ gắn lên răng của bạn. Nhưng đặc biệt với thiết kế đính mặt trong răng, các mắc cài mặt lưỡi gây khó khăn và mất nhiều thời gian làm quen hơn so với niềng răng thông thường (mắc cài mặt ngoài). Các khách hàng đến với chúng tôi thường than phiền nhiều về cử động lưỡi khó khăn, có thể gây kích ứng lưỡi, khó nói (điển hình là với âm “S” và “T”), ăn uống vướng giắt và cũng khó làm sạch răng hơn.
+ Thứ 2: Các buổi hẹn điều trị có thể mất nhiều thời gian hơn
Trong suốt quá trình niềng răng, bạn sẽ cần qua thăm khám định kỳ để được bác kiểm soát điều trị. Do vị trí mắc cài, khí cụ gắn ở mặt trong răng là vị trí khó tiếp cận nên mỗi buổi hẹn điều trị tại phòng khám của bạn có thể sẽ mất nhiều thời gian hơn so với niềng răng mặt ngoài.
Vậy trường hợp nào cũng có thể niềng răng mặt lưỡi phải không?
Không phải ai cũng có thể điều trị lệch lạc răng, sai khớp cắn bằng niềng răng mặt trong (mặt lưỡi). Ví dụ, với những người có khớp cắn sâu theo chiều dọc (răng cửa hàm trên trùm lên răng cửa dưới quá mức) sẽ không phù hợp với phương pháp này. Trường hợp này bạn nên niềng răng với mắc cài mặt ngoài hoặc máng trong suốt sẽ thuận lợi hơn cho quá trình điều trị.
Như hình minh họa dưới đây, răng cửa dưới cắn chạm mắc cài mặt trong răng cửa trên, điều này sẽ khiến mắc cài chịu tác động lực lớn gây hư hỏng, bong mắc cài hay cản trở di chuyển răng.
Niềng răng mặt lưỡi là loại niềng răng yêu cầu nhiều kỹ thuật khó, tư duy điều trị phức tạp nhưng không được khách hàng lựa chọn phổ biến như mắc cài truyền thống nên không phải tất cả các nha sĩ và cơ sở điều trị nha khoa đều cung cấp dịch vụ này. Nếu hướng tới lựa chọn niềng răng vô hình này, bạn cần sáng suốt trong lựa chọn bác sĩ chuyên chỉnh nha có kinh nghiệm và kỹ thuật tốt về niềng răng mặt lưỡi cũng như cơ sở điều trị có thể cung cấp đầy đủ khí cụ cho loại niềng răng này để yên tâm gắn bó bạn nhé.
Case lâm sàng 2:
Chị khách hàng là bệnh nhân lớn tuổi và ngại khi đối diện với cái nhìn của mọi người về việc niềng răng ở độ tuổi này. Sau khi được thăm khám và tư vấn, chị khách hàng lựa chọn niềng răng mặt lưỡi cùng bác sĩ. Bạn cùng xem nhé:
Bác sĩ gắn mắc cài 2 hàm ở mặt trong tất cả các răng, riêng với răng hàm lớn số 6, số 7 ở phía sau bác sĩ có gắn thêm những chiếc mắc cài mặt ngoài để hỗ trợ điều trị. Sự kết hợp tuyệt vời này giúp đáp ứng điều trị tốt hơn mà vẫn đảm bảo không ai phát hiện chị đang niềng răng giúp chị cảm thấy rất tự tin với quyết định của mình.
Qua thông tin bác sĩ Thủy cung cấp mong rằng đã giúp bạn đọc hiểu hơn về 2 loại niềng răng cơ bản và chọn cho mình loại phù hợp. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì hãy để lại thông tin để được bác sĩ của chúng tôi tư vấn cụ thể hơn.
>>> Xem thêm: https://nhakhoathuyanh.com/bi-quyet-lua-chon-mac-cai-nieng-rang/
NHA KHOA THÙY ANH – HỆ THỐNG NHA KHOA UY TÍN HÀNG ĐẦU VIỆT NAM
Chuyên sâu về: Niềng răng, trồng răng implant, trồng răng toàn hàm all on 4, nhổ răng khôn, điều trị cười hở lợi, bọc răng sứ, dán sứ veneer, điều trị khớp thái dương hàm…
Hotline: 0869.800.318 – 0965.800.318
Fanpage: fb.com/Thuyanhclinic.HN
Youtube: Youtube.com/nhakhoathuyanh